Nhà NK cá minh thái ở EU và nhà cung cấp ở Mỹ bất đồng về giá phi lê PBO

Thị trường thế giới 08:28 04/09/2024
(vasep.com.vn) Các nhà cung cấp phi lê cá minh thái rút xương (PBO) của Hoa Kỳ muốn tăng giá lên trên 3.600 USD/tấn trong mùa B, trong khi người mua châu Âu không đồng ý. Mặc dù sản lượng PBO của Hoa Kỳ tăng, nhưng họ vẫn cố gắng đẩy giá cao hơn so với mức trung bình 3.450 USD/tấn ở mùa A.

 

Về phía bên mua, một người châu Âu hoạt động trong ngành cho rằng mức giá 3.600 USD/tấn là không khả thi trong giai đoạn này.

Giá cả tại Hoa Kỳ cũng đang bị kìm hãm bởi khoảng cách với phi lê đông lạnh kép của Nga và Trung Quốc, chủ yếu dựa trên cá nguyên liệu thô đã bỏ đầu và ruột (H&G) của Nga, đang cho thấy dấu hiệu tăng từ mức đáy.

Các nguồn tin cho biết, giá chào của Nga cho PBO mùa B khoảng 2.700-2.800 USD/tấn, chưa bao gồm thuế 13,7% (khoảng 380 USD/tấn), nâng tổng giá lên gần 3.100 USD/tấn. Các kho hàng PBO Nga từ năm ngoái đã được bán với mức giá thấp hơn nhiều, thậm chí gần 2.000 USD/tấn, chưa bao gồm thuế.

Giá cá minh thái H&G của Nga hiện khoảng 1.050 USD/tấn, giá (CFR) Trung Quốc, tạo nên mức giá FOB cho phi lê đông lạnh kép là 2.100-2.220 USD/tấn.

Giá cước vận chuyển từ Trung Quốc đến Châu Âu đã tăng lên khoảng 9.000 USD/container, khiến giá CFR Châu Âu tăng thêm 400 USD/tấn, đến khoảng 3.000 USD/tấn sau khi thêm 13,7% thuế.

Nhìn chung, Hoa Kỳ đang cố gắng nâng giá, trong khi giá phi lê của Trung Quốc và Nga ở mức thấp hơn.

Dữ liệu của EUMOFA đến tuần 28 (8-14/7/2024) cho thấy giá nhập khẩu phi lê trung bình của Hoa Kỳ là 3.800 USD/tấn, trong khi Trung Quốc là 2.500 USD/tấn và Nga là 2.400 USD/tấn.

Sở dĩ có mức giá này là vì Hoa Kỳ bán các sản phẩm lột da kỹ và đông lạnh nhanh có giá trị cao hơn, khiến giá cao hơn so với thực tế. Ngoài ra, giá của Trung Quốc vượt qua Nga do chi phí vận chuyển tăng.

Do khủng hoảng vận chuyển Biển Đỏ và các mức thuế dự kiến của Hoa Kỳ, giá cước container 40 feet từ Trung Quốc đến châu Âu đã tăng lên khoảng 9.000 USD, gấp hơn ba lần.

Lượng nhập khẩu phi lê cá minh thái châu Âu trong tháng 5 cho thấy người mua đang tích trữ nguyên liệu thô từ Nga. Các nhà cung cấp Nga dự báo sản xuất PBO sẽ giảm đáng kể trong nửa cuối năm 2024, với chỉ một vài công ty sản xuất để xuất khẩu, còn hầu hết tập trung vào thị trường nội địa và các sản phẩm khác như surimi cho Công ty Thủy sản Nga và Gidrostroy.

Xuất khẩu phi lê cá minh thái của Hoa Kỳ trong Q2/2024 tăng 14% về khối lượng nhưng giảm 4% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Giá xuất khẩu trung bình giảm từ 4.092 USD/tấn và 3.571 USD/tấn xuống 3.390 USD/tấn và 3.054 USD/tấn. Giá trung bình tại thị trường chính là châu Âu cũng giảm từ 4.236 USD/tấn và 3.823 USD/tấn xuống 3.483 USD/tấn và 3.359 USD/tấn

Giá thị trường Hoa Kỳ tăng do lệnh cấm hoàn toàn cá Nga  

Trên thị trường Hoa Kỳ, các nhà sản xuất Alaska đẩy giá PBO lên 3.800-3.900 USD/tấn cho mùa B. Trong mùa A, giá thị trường Hoa Kỳ khoảng 3.600 USD/tấn, cao hơn khoảng 200 USD so với châu Âu. Giá PBO tăng do lệnh cấm hoàn toàn cá của Nga, ngay cả khi được chế biến ở các nước khác.

Trước khi lệnh cấm của Hoa Kỳ có hiệu lực từ 22/12/2023, Hoa Kỳ nhập khẩu 8.607 tấn phi lê cá minh thái, phần lớn từ Trung Quốc, giảm 29% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, giá trung bình Q2 tăng 19% lên 3.613 USD/tấn, có thể do cước vận chuyển tăng và tỷ trọng nguyên liệu thô H&G của Hoa Kỳ được sử dụng cao hơn.

Nga "thống trị" ở châu Á với surimi Trong khi sản xuất PBO của Hoa Kỳ tăng và Nga giảm, thì hoàn toàn ngược lại với surimi.

Sản lượng surimi của Hoa Kỳ giảm 16% xuống 121.397 tấn trong năm 2024 (tính đến 3/8), và giảm 21% trong mùa B khi tốc độ chuyển đổi tăng lên.

Ngược lại, Nga dự báo sản lượng surimi sẽ tăng 72% lên 81.000 tấn vào năm 2024 và đạt 166.000 tấn vào năm 2028.

Các nhà sản xuất Hoa Kỳ chuyển từ sản xuất surimi sang sản xuất PBO, để tập trung vào thị trường châu Âu.

Trong 6 tháng đầu năm 2024, Hoa Kỳ xuất khẩu 74.863 tấn surimi trị giá 174,78 triệu USD, giảm 1% về khối lượng nhưng tăng 23% về giá trị.

Giá xuất khẩu surimi của Hoa Kỳ đã giảm so với cùng kỳ năm trước, nhưng hồi phục ở một số thị trường châu Âu như Pháp và Lithuania.

nhap khau ca minh thai eu cung cap bat dong gia phi le pbo

TIN MỚI CẬP NHẬT

VASEP thăm hỏi, động viên các doanh nghiệp thuỷ sản bị ảnh hưởng bởi Cơn bão số 3

 |  17:19 10/09/2024

(vasep.com.vn) Siêu bão Yagi càn quét các tỉnh miền Bắc, đã gây thiệt hại nặng nề cho các DN thuỷ sản các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng... Ước tính sơ bộ tổn thất về tài sản của các nhà máy ít nhất 300-400 triệu đồng, có nhà máy thiệt hại 1-2 tỷ đồng, thậm chí có nhà máy tổn thất quá lớn tới gần 100 tỷ đồng.

Doanh nghiệp và bà con lo ngại tình hình dịch bệnh EHP trên tôm nuôi

 |  08:50 10/09/2024

(vasep.com.vn) Theo kết quả khảo sát mới đây của VASEP với các DN và cơ sở nuôi tôm, tôm nuôi đang phải đối mặt với tình hình dịch bệnh EHP khá nghiêm trọng.

McIntosh dự báo sản lượng tôm toàn cầu năm 2024 giảm

 |  08:46 10/09/2024

(vasep.com.vn) Còn bốn tháng nữa là hết năm, Robins McIntosh, Phó chủ tịch cấp cao của Tập đoàn Charoen Pokphand của Thái Lan, dự đoán sản lượng từ Trung Quốc, Ecuador và Ấn Độ đều sẽ giảm trong năm nay, khiến sản lượng toàn cầu giảm khoảng 260.000 tấn.

Cà Mau tập huấn nuôi tôm công nghệ cao cho hàng trăm người

 |  08:45 10/09/2024

Vừa qua, Chi cục Thủy sản tỉnh Cà Mau phối hợp với Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ tổ chức tập huấn nuôi tôm công nghệ cao cho 120 người ở các doanh nghiệp, hợp tác xã và gia đình đang nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh trong tỉnh.

Thị trường tôm hùm đông lạnh Bắc Mỹ bùng nổ

 |  08:33 10/09/2024

(vasep.com.vn) Thị trường tôm hùm đông lạnh Bắc Mỹ (Homarus americanus) đang nóng lên, khách hàng tranh giành mua cả đuôi và thịt tôm trước khi giá tăng cao hơn nữa.

Tôm Cà Mau sẽ rộng đường xuất khẩu sang các quốc gia trên thế giới

 |  08:29 09/09/2024

“Dự án tôm - lúa xã Biển Bạch Đông” trên địa bàn tỉnh Cà Mau được cấp giấy chứng nhận BAP (thực hành nuôi trồng thủy sản tốt nhất của Tổ chức Liên minh Thủy sản toàn cầu) thứ hai dành cho sản phẩm tôm ở vùng chuyên canh tôm - lúa ở huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau.

Sản lượng thức ăn toàn cầu lần đầu tiên giảm

 |  08:27 09/09/2024

(vasep.com.vn) Linda Chen của Hatch Blue, một công ty chuyên về nuôi trồng thủy sản và hải sản, cho biết sản lượng thức ăn thủy sản toàn cầu đã giảm 4,4% xuống còn 52,09 triệu tấn vào năm 2023, đây là lần đầu tiên sản lượng giảm trong thời gian gần đây.

Phát triển nuôi tôm nước lợ theo hướng bền vững, tập trung, sản xuất sạch

 |  08:25 09/09/2024

STO - Nghề nuôi tôm nước lợ tại tỉnh Sóc Trăng ngày càng phát triển, nhưng việc đầu tư hệ thống thủy lợi, giao thông, điện, công nghệ, kỹ thuật nuôi và việc đảm bảo an toàn thực phẩm, tôm nuôi có nguồn gốc truy xuất rõ ràng và các tiêu chuẩn thực hành nuôi tốt cùng các quy định bảo vệ môi trường vùng nuôi tôm còn nhiều hạn chế…. Để giải quyết các vấn đề nêu trên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sóc Trăng đã xây dựng “Đề án Phát triển nuôi tôm nước lợ tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2023 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030” và đề án đã được HĐND tỉnh Sóc Trăng thông qua. Để hiểu rõ hơn về các phần việc của đề án, phóng viên Báo Sóc Trăng đã có cuộc trao đổi với đồng chí Huỳnh Ngọc Nhã - Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sóc Trăng kiêm Giám đốc Đề án Phát triển nuôi tôm nước lợ tỉnh.

VHC - Các tín hiệu tích cực đã xuất hiện

 |  08:22 09/09/2024

Những tín hiệu khả quan ở các thị trường tiêu thụ đang mở ra kỳ vọng phục hồi kết quả kinh doanh cho VHC. Cùng với các kế hoạch mở rộng dự án đầu tư và nền tảng tài chính vững mạnh, VHC sẵn sàng tận dụng cơ hội để bứt phá, vươn lên tầm cao mới trong thời gian tới.

VASEP góp ý dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 09/2016/NĐ-CP về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm

 |  08:19 09/09/2024

(vasep.com.vn) Ngày 6/9/2024, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đã phát hành công văn số 92 /CV-VASEP gửi Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VP Chính phủ và các Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ về góp ý dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 09/2016/NĐ-CP về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC