Tôm rớt giá…
Đang sửa lại máy sục khí cho 3 sào tôm thẻ vừa mới thả giống hơn 2 tuần, ông Hồ Kỳ Hùng (xã Vĩnh Hảo – huyện Tuy Phong) là một trong số ít nông dân thả nuôi trong thời điểm này. Ông Hùng cho biết, như mọi năm, đây là thời điểm các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng ở Vĩnh Hảo, Vĩnh Tân nuôi khá rầm rộ vì vào vụ chính. Tuy nhiên, từ năm ngoái đến nay chỉ còn vài hộ nuôi cầm chừng vì giá tôm xuống thấp. Sau tết, giá thức ăn và thuốc thủy sản, giá con giống có chiều hướng tăng dẫn đến chi phí nuôi tôm rất cao, thu hoạch không có lời nên nhiều người đành treo ao. Cùng chung tâm trạng với ông Hùng, ông Nguyễn Văn Trí gần đó vừa thu hoạch 3 sào tôm cũng đành phơi ao, chưa dám thả nuôi vụ mới. Ông Trí chia sẻ: “Cách đây 1 tháng tôi thu hoạch hơn 4 tấn tôm, nhưng giá chỉ 90.000 đồng/kg. Trừ chi phí, giá giống thì chẳng lời đồng nào, nên tôi lưỡng lự chưa muốn thả nuôi vụ mới dù thời tiết hiện nay khá thuận lợi”. Nguyên nhân giá tôm giảm sâu được nhiều người nuôi cho biết là do dịch Covid-19, việc xuất khẩu tôm phần nào bị ảnh hưởng. Thị trường tiêu thụ trong nước cũng hạn chế nên giá tôm giảm mạnh khiến người nuôi không mặn mà.
Theo Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn, hiện nay, tình hình thời tiết diễn biến thuận lợi cho nuôi tôm nước lợ, nắng không quá gay gắt, các công trình điều tiết mặn ngọt phát huy hiệu quả, độ mặn tương đối thích hợp cho thả tôm giống, hoạt động nuôi tôm nước lợ đang triển khai tốt. Cơ quan này dự báo, trước tác động từ đợt bùng phát mới của đại dịch Covid-19, một số quốc gia sản xuất tôm lớn như Ấn Độ, Indonesia… đang bị ảnh hưởng nặng nề. Chuỗi cung ứng, sản xuất tôm bị đứt gãy, vận chuyển đình trệ, có thể dẫn đến giảm sản lượng, gây thiếu hụt nguồn cung. Trong khi đó, một số thị trường tiêu thụ tôm lớn như Mỹ, Trung Quốc, EU… đã cơ bản kiểm soát được dịch bệnh, nhu cầu có thể tăng cao, thuận lợi cho sản xuất và xuất khẩu tôm của nước ta.
Tranh thủ cơ hội
Nhằm chủ động nắm bắt các cơ hội để phát triển sản xuất, đáp ứng đủ nhu cầu tôm nguyên liệu cho chế biến, tiêu dùng trong nước và xuất khẩu trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển quan tâm, chỉ đạo các đơn vị chức năng tại địa phương tiếp tục triển khai công văn của Tổng cục Thủy sản về việc thực hiện khung lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2021. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát điều kiện cơ sở sản xuất và chất lượng tôm giống để đảm bảo sản xuất, cung ứng con giống chất lượng cao phục vụ sản xuất. Ngoài ra, theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, phân bổ nguồn lực thực hiện tốt nhiệm vụ quan trắc, cảnh báo môi trường tại các vùng nuôi tôm nước lợ tập trung để kịp thời khuyến cáo người dân. Hướng dẫn các biện pháp phòng chống dịch bệnh hiệu quả, không để bùng phát bệnh dịch; thực hiện tốt các giải pháp kỹ thuật để nuôi tôm hiệu quả, giảm thiểu tối đa thiệt hại cho người nuôi. Tăng cường thông tin, tuyên truyền, chuyển giao khoa học kỹ thuật để nhân rộng các mô hình nuôi 2, 3 giai đoạn, sử dụng chế phẩm sinh học, nuôi tuần hoàn khép kín, nuôi tôm an toàn sinh học, nuôi tôm - lúa, nuôi tôm hữu cơ, nuôi tôm công nghệ cao... để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất.
Bên cạnh đó, phát triển các mô hình nuôi tôm nước lợ tại các vùng có điều kiện sinh thái phù hợp gắn với kiểm soát chặt chẽ điều kiện cơ sở nuôi theo quy định. Triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho người nuôi và doanh nghiệp; kịp thời thông tin tới doanh nghiệp và người nuôi dự báo diễn biến nhu cầu của thị trường tiêu thụ, để có kế hoạch thả giống cho phù hợp. Tiếp tục có các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp và người nuôi tổ chức liên kết sản xuất theo chuỗi, tối ưu hóa chuỗi sản xuất để giảm giá thành sản phẩm; quan tâm phát triển các sản phẩm phù hợp để thúc đẩy tiêu thụ thị trường trong nước. Đặc biệt, tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi trục lợi, ép giá, gian lận thương mại, thông tin sai sự thật trong sản xuất tôm giống, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, thị trường tiêu thụ tôm… làm mất ổn định sản xuất. Trong khi đó, Chủ tịch UBND tỉnh cũng đã giao Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn phối hợp với các cơ quan liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố vùng biển chủ động tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc những nội dung trên của Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn.
Hy vọng, thời tiết diễn biến thuận lợi như hiện nay, nếu thị trường xuất khẩu tôm không bị đứt gãy, nhu cầu tăng cao thời gian tới, sẽ khuyến khích các hộ nuôi tranh thủ cơ hội phát triển sản xuất, “được mùa lẫn được giá” trong mùa vụ nuôi tôm thẻ những tháng sắp tới.
(vasep.com.vn) Tháng 10/2024, XK tôm Việt Nam đạt 394 triệu USD, tăng 24%. Lũy kế 10 tháng đầu năm nay, XK tôm mang về 3,2 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái. XK sang tất cả các các thị trường tiêu thụ chính đều ghi nhận tăng trưởng 2 con số trong tháng 10 năm nay.
Trong 30 năm, cá tra Việt Nam đã có mặt ở 150 thị trường cùng nhiều loại cá thịt trắng khác nhờ vào nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra Việt Nam.
(vasep.com.vn) Xuất khẩu thủy sản nuôi trồng của Brazil đã đạt đến mức cao mới trong quý 3 năm 2024, với khối lượng xuất khẩu tăng 158% và giá trị tăng 174% so với cùng kỳ năm trước, đạt 4.031 tấn với giá trị 18,5 triệu USD.
(vasep.com.vn) Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Campuchia (MAFF) xác nhận rằng Cục Thủy sản (FA) và lực lượng đặc nhiệm đang tăng cường các biện pháp giải quyết tình trạng đánh bắt bất hợp pháp trên toàn quốc trong mùa cấm đánh bắt để bảo tồn nguồn lợi cá.
(vasep.com.vn) Một báo cáo mới từ Pew Charitable Trusts cho rằng cần có phương pháp tiếp cận đa loài trong quản lý nguồn cá để giải quyết tình trạng suy giảm nguồn cá ở Bắc Đại Tây Dương.
(vasep.com.vn) Nhập khẩu cá rô phi của Hoa Kỳ tiếp tục giảm trong tháng 9, với mức giảm đáng kể về khối lượng và giá, chủ yếu là đối với phi lê tươi.
(vasep.com.vn) Thông báo của Phái đoàn EU tại Senegal nêu rõ mối lo này xuất phát từ thiếu sót trong hệ thống giám sát đối với cả tàu cá trong nước và quốc tế hoạt động từ cảng Dakar.
(vasep.com.vn) Tổ chức Pew Charitable Trusts gần đây đã xuất bản một bài báo nêu bật phạm vi quốc tế của Trung tâm giám sát, kiểm soát và giám sát Khu bảo tồn biển Cocos của Costa Rica (MCCA). Trung tâm này, nơi bảo vệ Di sản thế giới của UNESCO, đi đầu trong cuộc chiến chống đánh bắt bất hợp pháp tại một trong những khu bảo tồn biển quan trọng nhất thế giới.
(vasep.com.vn) Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, XK cá ngừ của Việt Nam trong tháng 10 đạt gần 93 triệu USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2023. Tính luỹ kế 10 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch XK đạt hơn 821 triệu USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2023.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn