Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Nhật Bản luôn tăng bình quân 2 con số trong thời gian gần đây, tôm vẫn là mặt hàng tăng trưởng tốt nhất, chiếm 25% thị phần xuất khẩu vào Nhật Bản, đặc biệt với tôm sơ chế lột vỏ để đuôi và tôm để vỏ nguyên liệu đông lạnh.
Tương tự, các sản phẩm cá ngừ đóng hộp, mực và bạch tuộc ướp lạnh hoặc đông lạnh cũng có tiềm năng xuất khẩu tốt.
Đối với các mặt hàng rau quả, Nhật Bản đang là thị trường tiêu thụ lớn thứ 3 của Việt Nam sau Trung Quốc và Mỹ. Nhu cầu của họ với các loại trái cây nhiệt đới như chuối, thanh long, xoài, vải, măng cụt ngày càng lớn. Tuy nhiên, trừ thanh long còn dư địa tăng trưởng tốt do đáp ứng tốt về thị hiếu và chất lượng, các loại trái cây tươi khác đều kém cạnh tranh so với các nước về giá do cước phí vận chuyển hàng không và chi phí bảo quản lạnh của Việt Nam cao hơn.
Trong 5 tháng đầu năm 2018, từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, cơ cấu xuất khẩu rau quả của Việt Nam cũng không có nhiều thay đổi, Nhật vẫn là một trong 3 thị trường lớn nhất cùng kim nhập xuất khẩu gần 1,7 tỷ USD, tăng 19,7% so với cùng kỳ năm 2017.
Thực phẩm khô Việt Nam đang là xu hướng tiêu dùng tại Nhật Bản
Theo nhận định của ông Tetsuichiro Tomihari – Giám đốc mảng Triển lãm thuộc Hiệp hội Siêu thị quốc gia Nhật Bản (NSAJ), ngoài những mặt hàng truyền thống như trái cây, rau củ, thủy sản đông lạnh… thì các loại sản phẩm khô như phở, bún, miến, mì ăn liền và các loại gia vị như tiêu, ớt, nước mắm đang rất được có xuất xứ từ Việt Nam đang rất được người Nhật ưa chuộng.
Lý do khiến các sản phẩm khô ăn liền của Việt Nam được ưu ái là bởi nó phù hợp với xu thế tiêu dùng của người dùng Nhật ở thời điểm hiện tại.
Từ một nghiên cứu gần đây của NSAJ cho thấy, hiện tại, Nhật Bản đang hình thành 2 xu hướng tiêu dùng chính: đề cao chất lượng hoặc đề cao số lượng.
Nguyên nhân cho sự phân cực này là do sự chênh lệch thu nhập ngày càng cao bởi sự gia tăng tỷ lệ người có việc làm không thường xuyên, hiện đã ở mức 37,5% cộng với dân số Nhật Bản đang lão hóa với tốc độ nhanh chóng, nhiều người già (chiếm 26,6%), ít trẻ con (chiếm 12,6%).
Nhóm đề cao chất lượng là những người có thu nhập cao và những người già có tài sản tích lũy muốn bảo vệ sức khỏe nên chỉ ăn thực phẩm chất lượng cao nhất như đồ organic, thực phẩm không chất phụ gia và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Nhóm đề cao số lượng là những người trẻ có thu nhập thấp, ưu tiên đầu tiên của họ là giá rẻ, số lượng nhiều rồi mới đến sức khỏe.
Những sản phẩm khô như miến, phở, bún của Việt Nam hoàn hảo cho nhóm người thứ hai, bởi ngoài giá rẻ nó còn rất tốt cho sức khỏe cũng như việc giữ dáng bởi trong khi hầu hết mì dạng sợi ở Nhật đều làm từ bột mì thì Việt Nam thường được sản xuất từ bột gạo. Thêm một lưu ý nữa, người trẻ Nhật thường thích mua những đồ ăn liền như phở hoặc mì gói với số lượng nhiều một lần, tức là thích mua combo nhiều gói hơn là đơn lẻ.
Ông Tetsuichiro Tomihari – Giám đốc mảng Triển lãm thuộc Hiệp hội Siêu thị quốc gia Nhật Bản (bên phải)
Chất lượng thực phẩm tươi cần tiếp tục cải thiện
Hiện tại, hàng Việt chỉ mới khai thác được xu hướng đề cao số lượng và vẫn còn để ngỏ xu hướng đề cao số lượng do những sản phẩm tươi của Việt Nam vẫn chưa đạt chuẩn chất lượng cao của người Nhật.
Ví dụ: theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, giá trị xuất khẩu cá ngừ sang Nhật Bản đạt 7,7 triệu USD, tăng 36% so với cùng kỳ 2017, nhưng sản phẩm xuất khẩu chủ lực chủ yếu vẫn là thăn/phi lê đông lạnh chứ không phải cá tươi và chỉ chiếm 3% thị phần, trong khi Thái Lan chiếm 58%, Indonesia là 19%.
Dù đang gặp nhiều khó khăn trong việc nhập đồ tươi vào Nhật Bản, nhưng Việt Nam đừng bỏ cuộc mà hãy dần cải thiện khả năng của mình, vì phân khúc thị trường thực phẩm cao cấp sẽ ngày càng béo bở do xu hướng lão hóa của xã hội Nhật ngày càng nghiêm trọng, ông Tomihari đề nghị.
Chị Trần Thị Kim Oanh, một người làm dâu ở Tokyo 3 năm cũng kể với TheLEADER rằng: hiện tại, người Nhật khá là chuộng các loại thuỷ hải sản đông lạnh Việt Nam như tôm, bạch tuộc, cá ngừ; còn về gia cầm, họ ăn gà và vịt của Thái Lan hoặc Trung Quốc; về trái cây, Thái Lan, Philippine, Brazil và Trung Quốc đang là 4 nhà nhập khẩu trái cây vào Nhật lớn nhất với các loại như chuối, cam, xoài, nhãn…, trong khi vị thế của Việt Nam khá khiêm tốn, chỉ nhập mỗi thanh long cùng xoài nhưng số lượng cũng không đáng kể.
Từ quan sát của mình, chị Kim Oanh thấy người Nhật vẫn chưa tin tưởng lắm vào chất lượng và vệ sinh an toàn của các loại sản phẩm tươi sống có xuất xứ Việt Nam.
“Bên cạnh đó, có 3 loại đồ khô của Việt Nam được người Nhật đặc biệt yêu thích là phở, mì tôm Hảo Hảo và bánh tráng cuốn. Mặc dù ở Nhật có cũng có nhiều loại mì khác nhau, nhưng họ vẫn thích phong vị chua cay dai giòn của mì tôm Việt. Trong các hội chợ triển lãm thực phẩm có Việt Nam tham dự, mì tôm và phở luôn là hai mặt hàng bán chạy nhất. Người Nhật cũng thích dùng bánh tráng cuốn để cuốn các loại hải sản và rau để làm gỏi cuốn”, chị Kim Oanh cho biết.
Nên có một trung gian Nhật
Cũng theo nghiên cứu kể trên của NSAJ, mỗi tháng một người Nhật bỏ ra trung bình hơn 7 triệu đồng để chi trả cho các loại thực phẩm, đây là một con số cho thấy thị trường thực phẩm của Nhật Bản rất hấp dẫn. Địa điểm mà người Nhật mua sắm khá đa dạng, song, cơ bản là người Nhật vẫn thích vào siêu thị để mua thực phẩm, tiếp theo là các cửa hàng tiện lợi, rồi đến drugstore (như Guardian).
“Để thuận lợi xuất khẩu thực phẩm vào Nhật, các doanh nghiệp Việt Nam nên liên kết doanh nghiệp trung gian Nhật, bên thứ ba này sẽ giúp bạn nghiên cứu thị trường cũng như kiểm soát chất lượng – an toàn thực phẩm để có thể đạt chuẩn Nhật”, ông Tetsuichiro Tomihari kết luận.
Cách đâu chưa lâu, ông Lê An Hải, Phó vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương) cũng từng nói trong một Hội thảo xúc tiến thương mại vào tháng 8/2018: doanh nghiệp Việt không thể đi một mình vì nếu không có đối tác Nhật Bản, vì chúng ta sẽ không bao giờ tiếp cận được quốc gia này do việc xây dựng một thương hiệu Việt uy tín tại đây thật sự rất khó. Hiện tại, không ít doanh nghiệp Việt đang tiếp cận thị trường Nhật qua Aeon.
Một vấn đề các doanh nghiệp Việt cần quan tâm nữa là địa lý, Nhật Bản có 4 hòn đảo lớn chiếm 97% diện tích và mỗi vùng miền lại có một văn hóa và cấu trúc kinh tế khác nhau, thị trường Tokyo khác Osaka.
Theo đó, trừ thực phẩm tươi, việc xuất khẩu thực phẩm khô vào thị trường Nhật Bản rõ ràng là không khó như tưởng tượng của các doanh nghiệp Việt!
(vasep.com.vn) Tháng 10/2024, XK tôm Việt Nam đạt 394 triệu USD, tăng 24%. Lũy kế 10 tháng đầu năm nay, XK tôm mang về 3,2 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái. XK sang tất cả các các thị trường tiêu thụ chính đều ghi nhận tăng trưởng 2 con số trong tháng 10 năm nay.
Trong 30 năm, cá tra Việt Nam đã có mặt ở 150 thị trường cùng nhiều loại cá thịt trắng khác nhờ vào nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra Việt Nam.
(vasep.com.vn) Xuất khẩu thủy sản nuôi trồng của Brazil đã đạt đến mức cao mới trong quý 3 năm 2024, với khối lượng xuất khẩu tăng 158% và giá trị tăng 174% so với cùng kỳ năm trước, đạt 4.031 tấn với giá trị 18,5 triệu USD.
(vasep.com.vn) Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Campuchia (MAFF) xác nhận rằng Cục Thủy sản (FA) và lực lượng đặc nhiệm đang tăng cường các biện pháp giải quyết tình trạng đánh bắt bất hợp pháp trên toàn quốc trong mùa cấm đánh bắt để bảo tồn nguồn lợi cá.
(vasep.com.vn) Một báo cáo mới từ Pew Charitable Trusts cho rằng cần có phương pháp tiếp cận đa loài trong quản lý nguồn cá để giải quyết tình trạng suy giảm nguồn cá ở Bắc Đại Tây Dương.
(vasep.com.vn) Nhập khẩu cá rô phi của Hoa Kỳ tiếp tục giảm trong tháng 9, với mức giảm đáng kể về khối lượng và giá, chủ yếu là đối với phi lê tươi.
(vasep.com.vn) Thông báo của Phái đoàn EU tại Senegal nêu rõ mối lo này xuất phát từ thiếu sót trong hệ thống giám sát đối với cả tàu cá trong nước và quốc tế hoạt động từ cảng Dakar.
(vasep.com.vn) Tổ chức Pew Charitable Trusts gần đây đã xuất bản một bài báo nêu bật phạm vi quốc tế của Trung tâm giám sát, kiểm soát và giám sát Khu bảo tồn biển Cocos của Costa Rica (MCCA). Trung tâm này, nơi bảo vệ Di sản thế giới của UNESCO, đi đầu trong cuộc chiến chống đánh bắt bất hợp pháp tại một trong những khu bảo tồn biển quan trọng nhất thế giới.
(vasep.com.vn) Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, XK cá ngừ của Việt Nam trong tháng 10 đạt gần 93 triệu USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2023. Tính luỹ kế 10 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch XK đạt hơn 821 triệu USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2023.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn