Ngành tôm lao đao vì dịch Covid-19 - Bài 1: Loay hoay chống dịch, chờ giá

Nguyên liệu 22:50 28/04/2020
Dịch Covid-19 không những gây nguy hại đến sức khoẻ, tính mạng, đời sống của người dân mà còn tác động tiêu cực đến nền kinh tế, nhất là lĩnh vực sản xuất trực tiếp. Là tỉnh có khoảng 70% dân số sống bằng nghề nuôi và khai thác thuỷ sản, được xem là vựa tôm của cả nước, thế nhưng, giá tôm thời gian qua giảm mạnh, kéo dài chưa từng có trong tiền lệ, ngành tôm Cà Mau đang ở thế tiến thoái lưỡng nan.

Với hơn 150.000 hộ nuôi tôm, chiếm tỷ lệ khá lớn trong cơ cấu sản xuất của tỉnh, Cà Mau luôn nằm trong tốp đầu về sản lượng nuôi tôm của cả nước. Thế nhưng, hiện nay người nuôi đang lâm vào cảnh “bán tống, bán tháo” với hy vọng thu hồi chút vốn, dù biết lỗ cầm chắc.

Phó giám đốc Sở NN&PTNT Cà Mau Châu Công Bằng nhìn nhận: “Rõ ràng tình hình nuôi tôm đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch Covid-19. Thị trường khó khăn, kéo theo doanh nghiệp hạn chế thu mua, dẫn đến người nuôi cực kỳ khó. Nếu chúng ta không có động thái kịp thời xử lý thì hơn 150.000 hộ nuôi tôm, liên quan đến khoảng 300.000 người hoạt động ngành tôm của tỉnh, mà đây là ngành hàng chủ lực, chắc chắn thời gian tới sẽ vô cùng khó khăn”.

Giá tôm lao dốc, người dân hoang mang

Nhiều năm nay con tôm luôn là nguồn thu nhập chính của hầu hết người nuôi tôm vùng bán đảo Cà Mau. Vậy mà giờ đây, họ phải chống chọi với trận đại dịch và đang đứng trước nguy cơ trắng tay vì mất nguồn thu nhập, ảnh hưởng đời sống. Đến Đầm Dơi trong những ngày nắng oi bức tháng 4 (nơi có diện tích nuôi tôm lớn nhất tỉnh), thay vì đây là thời điểm thuận lợi nhất và là vụ nuôi tôm chính trong năm thì năm nay người nuôi tôm ai cũng “méo mặt” dù cho vụ tôm có đạt năng suất cao.

Ông Châu Trung Trực, ấp Tân Long, xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi không giấu được nỗi buồn lo trên khuôn mặt. Là một trong những hộ nuôi “cố cựu” nơi đây, ông Trực cho biết, chưa từng chứng kiến người nuôi tôm phải lao đao đến như vậy. Giá tôm giảm mạnh và không biết sẽ kéo dài đến khi nào, người nuôi tôm sẽ trắng tay và đầm tôm rồi sẽ “phơi đáy”.

Ông Trực chia sẻ, nhà có hơn 3 ha nuôi tôm, trong đó chuyển 1 ao khoảng 2.200 m2 để nuôi tôm siêu thâm canh. 6 vụ đầu, hầu như gia đình đều thu lãi, riêng vụ vừa rồi lãi đến hơn 1 tỷ đồng. Những tưởng vụ này cũng thu về kha khá, vì đây là mùa thuận nhất trong năm, vậy mà dịch bệnh khiến giá tôm sụt giảm liên tục, biến động mạnh. Bất lực, ông đành chấp nhận bán ra khi tôm chỉ mới đạt 100 con/kg, sản lượng dự kiến sẽ giảm khoảng 50% và khả năng thua lỗ từ 200-300 triệu đồng.

Ông Trực buồn bã kể, gần 20 năm nuôi tôm, chưa bao giờ giá tôm sụt như tháng nay. Hôm trước hội nghị xã viên hợp tác xã (HTX), mọi người bàn tán xôn xao vấn đề giá cả. Nông dân hiện nay hết sức bi quan. Một số người dừng lại không thả tiếp. Những người chưa thu hoạch cũng ùn ùn lên tôm, vì lo tôm tiếp tục rớt giá, thậm chí không ai mua.

Tại huyện Ngọc Hiển, tình trạng trên cũng diễn ra tương tự. Ông Ngô Thành Cư, ấp Voi Vàm, xã Tam Giang Tây, huyện Ngọc Hiển, lo lắng: “Nếu giá tôm như mọi năm thì thời điểm này thu hoạch đã có lời, giờ coi như chưa đủ vốn, nông dân tổn thất dữ lắm. Nuôi tôm giờ nhiều rủi ro, đa phần người nuôi sổ đỏ đều do ngân hàng “giữ hộ”. Dịch bệnh trên tôm vừa ổn định không được bao lâu, thì tới dịch bệnh trên người, cái khó cứ chồng chất mà nông dân bao giờ cũng chịu phần thiệt về mình”.

Tôm Loạn Giá… Vì Tin Giả

Theo Phó giám đốc Sở NN&PTNT Cà Mau Châu Công Bằng, tình hình trên là do hệ thống thương lái thu mua trực tiếp trong dân cho giá lung tung, thậm chí kéo giá xuống thấp, làm dân hoang mang. Họ đưa thông tin DN trong tỉnh ngưng thu mua, đóng cửa..., khiến thị trường trở nên rối ren. Trong đó, không loại trừ một số đối tượng lợi dụng tình hình dịch bệnh để trục lợi bất chính, càng gây khó khăn thêm. Mặt khác, do người dân thiếu thông tin, không nắm rõ thị trường, mà điều đó một phần do các ngành chức năng, địa phương ngay từ đầu chưa có phản ứng kịp thời để xử lý tình huống.

Người nuôi tôm xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi đang lên đầm tôm vì lo không có thương lái thu mua.

Tôm loạn giá theo chiều hướng đi xuống đã đẩy nông dân lâm vào thế “tiến thoái lưỡng nan”. Bán không xong, để lại cũng chẳng yên lòng, người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh đang phải đối mặt trong tình thế: Nuôi hoặc không nuôi, bán hay không bán.

Quyết định lên sớm cho 2 ao nuôi tôm của mình trong tâm thế bất an, ông Đặng Quốc Sử, ấp Tân Phong A, xã Tạ An Khương Đông, huyện Đầm Dơi, nhẩm tính: “Hiện tại tôm đạt từ 35-40 con/kg, ước tính lên 2 ao khoảng 10 tấn, giá hiện tại 120.000 đồng/kg đối với tôm thẻ 40 con/kg. Vụ này coi như mất 300 triệu đồng, không còn lợi nhuận gì nữa. Nếu để chờ giá thì mỗi ngày phải tốn chi phí thức ăn, thuốc, điện khoảng 15 triệu đồng, mà nếu “chờ giá” cũng rất hồi hộp vì không biết sắp tới còn thu mua nữa hay không”.

Đã vậy, thương lái thu mua cũng giảm đi, khiến người nuôi tôm không khỏi đau đầu. “Tính thì tính vậy thôi, chứ muốn kiếm thương lái thu mua không phải là chuyện đơn giản. Số lượng thương lái trên địa bàn giảm gần phân nửa. Tôm đã rớt giá mà họ còn chê lên chê xuống, kiểm kháng sinh, coi màu tôm…, đủ thứ để ép giá. Tính ra, người nuôi tôm vất vả mà không có đồng lời, chỉ có thương lái với công ty thức ăn là có lợi nhuận mà thôi”, ông Sử chua xót.

Thế nhưng, khi hỏi han dân tình về việc có quyết định nuôi tôm lại hay không, hầu như người nuôi đều muốn thả giống để “cầu may”. Ông Lâm Văn Kiếm, ấp Tân Long, xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, trần tình: “Mình là nông dân, con tôm là nguồn thu nhập chính. Nếu không nuôi tiếp làm sao phát triển kinh tế, làm sao sống nổi trong điều kiện khó khăn này. Nên gia đình vẫn tiếp tục thả, tới đâu hay tới đó, khi dịch bệnh hết còn có tôm để bán”./.

Theo Sở NN&PTNT Cà Mau, so với cùng kỳ năm trước, giá tôm năm nay giảm sâu. Mặc dù hiện tại giá có nhích lên nhẹ nhưng vẫn còn khá thấp. Có thời điểm giá tôm bình quân chung của tỉnh, tôm sú loại 20 con/kg có giá 165.000 đồng/kg; loại 30 con/kg có giá 134.000 đồng/kg; 40 con/kg giá 101.000 đồng/kg. Tôm thẻ giá dao động từ 75.000-85.000 đồng/kg. Riêng một số khu vực tăng cao hơn như huyện Đầm Dơi, giá các loại tôm tăng từ 5.000-15.000 đồng/kg. Tuy nhiên, theo Trưởng phòng NN&PTNT huyện Đầm Dơi Huỳnh Nhật Trường, tình hình xuất khẩu tôm chưa cải thiện nhiều nên vẫn còn tình trạng thương lái ép giá nông dân.

(Theo báo Cà Mau)

TIN MỚI CẬP NHẬT

Giá dầu cá giảm mạnh khi Peru đối mặt với lượng hàng tồn kho lớn

 |  11:04 31/01/2025

(vasep.com.vn) Giá dầu cá đã giảm đáng kể vào đầu năm 2025, khi các nhà sản xuất Peru bán dầu cá sang Trung Quốc với giá khoảng 2.600 USD/tấn, giảm mạnh so với mức cao nhất 3.190 USD/tấn vào tháng 12/2024.

Dự báo tích cực về giá cá hồi và tôm năm 2025

 |  10:56 31/01/2025

(vasep.com.vn) Theo báo cáo nuôi trồng thủy sản mới nhất của Rabobank, những người sản xuất tôm có thể kỳ vọng giá sẽ cải thiện trong nửa đầu năm.

Trữ lượng cá ngừ của Somalia bị đe dọa bởi hoạt động đánh bắt bất hợp pháp

 |  10:55 31/01/2025

(vasep.com.vn) Theo báo cáo mới của ENACT Africa, một sáng kiến do EU hậu thuẫn nhằm giải quyết tội phạm xuyên quốc gia, nghề cá của Somalia, bao gồm cả cá ngừ vây vàng, đang chịu áp lực nghiêm trọng từ hoạt động đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Việt Nam vượt Nhật Bản về xuất khẩu thủy sản vào Singapore

 |  10:52 31/01/2025

Kim ngạch xuất khẩu của thủy sản Việt Nam vào thị trường Singapore trong năm 2024 tăng 4,99%, giá trị xuất khẩu đạt gần 113,37 triệu SGD, chiếm thị phần 9,68%

Giảm khai thác, tăng nuôi trồng, nâng cao giá trị thủy sản

 |  10:50 31/01/2025

Đây là mục tiêu mà ngành thủy sản tiếp tục đặt ra trong năm 2025 - năm cuối tăng tốc thực hiện kế hoạch phát triển ngành thủy sản 5 năm giai đoạn 2021-2025.

Thủy sản thêm động lực

 |  10:48 31/01/2025

Xuất khẩu thủy sản năm 2024 vượt mốc 10 tỷ USD, kỳ vọng sẽ tiếp tục nối dài đà tăng trưởng trong năm 2025.

Xuất khẩu cá ngừ đóng hộp năm 2024 cán đích 299 triệu USD

 |  14:05 27/01/2025

(vasep.com.vn) Dù đối mặt với nhiều thách thức trong nửa cuối năm nhưng khép lại năm 2024, xuất khẩu cá ngừ đóng hộp của Việt Nam vẫn tăng 17% so với năm 2023, đạt 299 triệu USD. Để có thể tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng trong năm 2025, ngành sản xuất và xuất khẩu cá ngừ đóng hộp rất cần sự phối hợp đồng bộ của các bên liên quan.

Thị trường nội địa vươn lên dẫn đầu về doanh thu của Vĩnh Hoàn

 |  13:57 27/01/2025

Trong tháng cuối cùng của năm 2024, thị trường nội địa đã soán ngôi Mỹ để vươn lên vị trí số 1 về đóng góp doanh thu cho Vĩnh Hoàn.

Ngư dân Hà Tĩnh trúng đậm hơn 100 tấn cá cơm

 |  13:55 27/01/2025

Sau gần một ngày ra khơi, 8 tàu cá của ngư dân phường Kỳ Ninh, thị xã Kỳ Anh đánh bắt được 100 tấn cá cơm, bán thu hơn một tỷ đồng.

Hàn Quốc vượt mốc 3 tỷ USD xuất khẩu thủy sản hàng năm, hướng tới EU để tăng trưởng mạnh hơn

 |  08:47 24/01/2025

(vasep.com.vn) Hàn Quốc đã đạt mốc xuất khẩu hải sản vượt 3 tỷ USD vào năm 2024, đánh dấu năm thứ ba liên tiếp đạt mức tăng trưởng kỷ lục. Theo báo cáo từ Bộ Đại dương Hàn Quốc, xuất khẩu hải sản trong năm nay đạt 3,03 tỷ USD, tăng 1,2% so với năm 2023, mặc dù gặp phải những thách thức về kinh tế và môi trường toàn cầu.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC