Ngành thuỷ sản trước nguy cơ mất 500 triệu USD mỗi năm vì thẻ vàng IUU

Tin tức IUU 09:23 09/08/2022 Bảo Ngọc
Theo đại diện VASEP, để tận dụng thị trường EU, trước hết phải tháo gỡ được khó khăn về thẻ vàng IUU, lấy lại được thẻ xanh để tăng cơ hội cho ngành thuỷ sản.

Hai năm qua, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) đã đem lại những kết quả tích cực cho kinh tế Việt Nam, nhất là trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.

Doanh nghiệp Việt Nam đã tận dụng cơ hội từ việc cắt giảm thuế quan của EU theo EVFTA, mở ra cơ hội lớn cho từng mặt hàng. Trong đó, ngành thuỷ sản vẫn là ngành tận dụng tốt nhất trong các mặt hàng xuất khẩu sang EU.

Tại toạ đàm “Tận dụng EVFTA để xây dựng thương hiệu ngành hàng” sáng 8/8, bà Lê Hằng – Giám đốc Truyền thông Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP) cho biết, dù là ngành tận dụng được tốt nhất từ EVFTA nhưng đang có 4 thách thức lớn đối với thuỷ sản khi xuất khẩu sang EU.

Bà Hằng cho biết, dù VASEP, Bộ Công Thương đã có nhiều chương trình phối hợp để đào tạo cho doanh nghiệp đảm bảo về chứng nhận xuất xứ, tuy nhiên cũng không tránh khỏi không tìm hiểu kỹ. Do từng thị trường có những kiểm soát riêng, dẫn tới những hiểu lầm về cấp CO, quy tắc xuất xứ. Đây chính là trở ngại đối với thuỷ sản khi xuất khẩu sang EU.

Thứ hai là thẻ vàng IUU. Theo bà Hằng, đây là yếu tố làm hạn chế rất nhiều khi xuất khẩu thuỷ sản sang EU, làm thiếu nguyên liệu xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường này.

Bà Lê Hằng – Giám đốc Truyền thông Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản chia sẻ tại toạ đàm (Ảnh: BCT).

Thứ ba, lạm phát của EU hiện nay khiến thương mại sang thị trường này đang bị khủng hoảng nghiêm trọng. “Thực tế này đang dẫn tới người tiêu dùng EU thắt chặt chi tiêu, tập trung vào mặt hàng giá vừa phải. Mặt khác, tỉ giá EUR so với USD thấp nhất sau 20 năm khiến người tiêu dùng hạn chế chi tiêu và điều này khiến cho nhà nhập khẩu sẽ thương lại với nhà nhập khẩu trong việc chậm đơn hàng”, bà Hằng nói.

Thứ tư, là áp lực cạnh tranh của thuỷ sản Việt Nam đối với các đối thủ khác, như cạnh tranh về mặt hàng tôm của Ấn Độ, Ecuador… do nguồn cung, chi phí vận tải. Ngoài ra, còn có các thách thức khác về dài hạn như về yêu cầu chứng nhận ngày càng cao hơn của thị trường, hay yêu cầu về môi trường, lao động cũng là vấn đề nghiêm trọng đối với thuỷ sản Việt Nam khi khai thác thị trường EU.

Đại diện VASEP nhấn mạnh, để tận dụng thị trường EU, trước hết phải tháo gỡ được khó khăn về thẻ vàng IUU, lấy lại được thể xanh để tăng cơ hội cho thuỷ sản.

“Nếu Việt Nam để bị chuyển sang thẻ đỏ thì sẽ có nguy cơ mất thị trường EU. Và như vậy, mỗi năm sẽ mất 500 triệu USD riêng cho ngành thuỷ sản sang EU. Đặc biệt, EU là thị trường định hướng sẽ chi phối các thị trường khác trong việc kiểm soát chặt về nguồn gốc xuất xứ”, bà Hằng cho hay.

Thuỷ sản là ngành được đánh giá tận dụng tốt nhất trong các mặt hàng xuất khẩu sang EU từ Hiệp định EVFTA.

Cũng theo bà Hằng, ngoài quy định khắt khe về xuất xứ, ngành thuỷ sản cũng như các ngành khác còn đối diện thách thức về cạnh tranh với các nước khác, từ việc sản xuất năng suất thấp, quy mô nhỏ lẻ, chưa có khu vực sản xuất tập trung dẫn tới chất lượng, số lượng đều có những hạn chế.

Vì thế, Nhà nước cần có sự hỗ trợ đầu tư về khoa học công nghệ cho con giống, thức ăn chăn nuôi… Đặc biệt là tăng cường các giải pháp để tận dụng được chế biến phụ phẩm trong ngành thuỷ sản, bởi phụ phẩm chiếm khoảng 40-50% sản lượng thuỷ sản.

Về Hiệp định EVFTA, VASEP mong có thêm sự hỗ trợ từ Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương để hướng dẫn doanh nghiệp tận dụng tối đa ưu đãi thuế quan, cũng như áp dụng tốt nhất các quy tắc xuất xứ để giảm bớt các vướng mắc khi xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường EU.

Bảo Ngọc (Theo Người đưa tin)

the vang iuu

TIN MỚI CẬP NHẬT

EC nỗ lực bảo vệ nguồn lợi thủy sản bền vững tại Biển Baltic

 |  08:32 30/08/2024

(vasep.com.vn) Ủy ban châu Âu (EC) hôm 26/8 đã công bố đề xuất về cơ hội đánh bắt cá cho năm 2025 tại biển Baltic, với mục tiêu bảo vệ và duy trì nguồn cá trong khu vực này. Đề xuất này được xây dựng dựa trên những đánh giá khoa học gần đây cho thấy một số loài cá đang đối mặt với nguy cơ cạn kiệt nghiêm trọng.

Nga: Sản lượng khai thác cá sardine Thái Bình Dương, cá hồi Viễn Đông tăng

 |  08:29 30/08/2024

(vasep.com.vn) Cơ quan Nghề cá Liên bang Nga (Rosrybolovstvo) cho biết hoạt động khai thác cá hồi ở khu vực Viễn Đông diễn ra nhanh hơn so với năm 2022, trong khi sản lượng đánh bắt cá sardine Thái Bình Dương tăng đáng kể.

Tiến trình hướng tới truy xuất nguồn gốc toàn cầu năm 2024

 |  08:27 30/08/2024

(vasep.com.vn) Đối thoại toàn cầu về truy xuất nguồn gốc thủy sản (GDST) được thành lập vào năm 2017 nhằm mục đích giúp truy xuất nguồn gốc thủy sản toàn cầu trở nên đáng tin cậy hơn và tiết kiệm hơn cho các công ty trong toàn bộ chuỗi cung ứng bằng cách tạo ra các tiêu chuẩn chung về truy xuất nguồn gốc thủy sản.

Khảo sát của Oceana: Người Mỹ ủng hộ thủy sản bền vững, minh bạch

 |  08:26 30/08/2024

(vasep.com.vn) Oceana, một tổ chức phi lợi nhuận bảo tồn đại dương có trụ sở tại Washington, D.C., Hoa Kỳ, vừa công bố kết quả của một cuộc khảo sát mới cho thấy người dân Mỹ ủng hộ các biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt hơn đối với hải sản họ tiêu thụ, bao gồm tăng cường tính minh bạch trong chuỗi cung ứng hải sản và giảm thiểu các hoạt động đánh bắt bất hợp pháp.

Sản lượng bột cá tăng trong nửa đầu năm 2024

 |  08:43 29/08/2024

(vasep.com.vn) Tại các nước được theo dõi bởi Tổ chức dầu cá, bột cá thế giới (IFFO), sản lượng bột cá trong 6 tháng đầu năm 2024 tại các quốc gia này đã tăng 40% trong khi sản lượng dầu cá tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Sự tăng trưởng này chủ yếu là do khối lượng đánh bắt cao hơn ở khu vực Bắc-Trung Peru, nơi hiện đang có lệnh cấm đánh bắt cá. Hiện tại, chỉ có khu vực đánh bắt ở phía nam Peru là còn hoạt động, với 15% hạn ngạch đã được khai thác.

Bất cập thuế giá trị gia tăng đối với hàng nông lâm thuỷ sản chưa qua chế biến

 |  08:40 29/08/2024

Trong chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp sơ chế hiện đang áp dụng 3 loại thuế suất thuế GTGT khác nhau tại mỗi khâu (sản xuất, sơ chế và thương mại bán ra). Khi áp dụng các quy định này đã vô hình trung làm tăng giá thành của sản phẩm.

Thách thức nào đang đợi xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm?

 |  08:38 29/08/2024

Ngành thủy sản vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức, bao gồm nguy cơ thiếu nguyên liệu chế biến do dịch bệnh, giá cước vận tải tăng cao do xung đột tại Biển Đỏ, và các xáo trộn thương mại quốc tế.

Doanh nghiệp thủy sản chuyển hướng kinh doanh, xuất khẩu

 |  08:33 29/08/2024

(HQ Online) - Trước những khó khăn và thách thức do suy giảm kinh tế toàn cầu, nhiều doanh nghiệp thủy sản đã kịp thời điều chỉnh chiến lược sản xuất kinh doanh và xuất khẩu.

Rabobank: Các công ty thủy sản có thể lạc quan về thị trường Trung Quốc

 |  08:30 29/08/2024

(vasep.com.vn) Theo một báo cáo mới nhất từ Rabobank, các công ty thủy sản đang nhắm đến thị trường Trung Quốc cần thích nghi với sự phức tạp và các xu hướng tiêu dùng mới.

Kiên Giang: Sản lượng tôm nuôi tăng 8% trong 7 tháng đầu năm

 |  08:29 29/08/2024

(vasep.com.vn) Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Kiên Giang, trong 7 tháng năm 2024, sản lượng thủy sản nuôi trồng của tỉnh hơn 195.700 tấn, đạt 53,62% kế hoạch năm và tăng 7,25% so với cùng kỳ.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC