Gazzani chỉ ra, điều kiện thị trường Trung Quốc hiện đang là một yếu tố đáng lo ngại đối với ngành dầu cá, bột cá Peru vì nhu ở thị trường NK này đang giảm.
Peru, nhà cung cấp bột cá và dầu cá lớn nhất thế giới, hiện XK khoảng 80% tổng sản lượng sang Trung Quốc phục vụ nuôi gia súc và các loài thủy sản ở quốc gia này như cá chép và cá rô phi. Dịch tả lợn châu Phi (ASF) đang ảnh hưởng tiêu cực đến nhu cầu tiêu thụ bột cá. Ngoài ra, chiến tranh thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận của các công ty của Peru.
Trong bối cảnh đó, Peru đã xem xét thực thi một loạt các biện pháp nhằm đảm bảo khả năng cạnh tranh của nghề cá Peru trong những năm tới, theo đó Peru sẽ giảm gánh nặng pháp lý đối với ngành dầu cá, bột cá. Trong vòng 10 năm qua, mức thuế ở Peru đã tăng gấp 4 lần. Do đó, sản phẩm bột cá, dầu cá của Peru kém cạnh tranh hơn Chile và các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Một biện pháp quan trọng khác là khôi phục việc khai thác sinh khối cá cơm ở miền nam Peru với việc mở một số khu vực đánh bắt ven bờ.
Triển vọng chính cho bột cá Peru
Chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc và Mỹ đã tạo ra những sự bị quan và không ổn định trên thị trường toàn cầu, điều này cũng đang ảnh hưởng đến lĩnh vực thủy sản. “Những ảnh hưởng của cuộc thương chiến thật đáng lo ngại, tạo ra một kịch bản phức tạp có thể ảnh hưởng đến Peru nếu ngành thủy sản Peru không giải quyết những vấn đề hiện có bằng các biện pháp cần thiết tại quốc gia mình. Gazzani cho biết.
Theo Hải quan Trung Quốc, trong 10 tháng đầu năm 2019, Trung Quốc đã NK 674.000 tấn bột cá từ Peru với giá trị NK đạt 1,01 tỷ USD, giảm 10% về khối lượng và 14% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018. Lũy kế trong 10 tháng đầu năm 2019, Trung Quốc đã NK1,25 triệu tấn bột cá, giảm 6% so với cùng kỳ năm 2018.
Undercurrents cho biết, hạn ngạch cao hơn dự kiến với vụ khai thác cá cơm hiện tại ở Peru có thể làm giảm giá bột cá, vốn cũng đã giảm đáng kể.
Giá bột cá Peru có thể giảm hơn nữa, do lượng tồn kho ở Trung Quốc tương đối cao. Giá bột cá có thể tăng nếu ngành khai thác ở Peru không đạt được tổng sản lượng khai thác cho phép.
Giá bột cá giảm đồng nghĩa với việc các công ty khai thác của Peru sẽ thu nhập ít hơn và điều này sẽ ảnh hưởng đến kết quả tài chính của họ. Với kịch bản này, triển vọng của ngành thủy sản trong năm 2020 là không mấy khả quan, vì dự báo dịch tả lợn châu Phi vẫn diễn biến phức tạp, trong khi đồng CNY vẫn yếu hơn so với đồng USD, Aljovin dự báo.
(vasep.com.vn) Doanh số bán hải sản tăng tại các cửa hàng bán lẻ ở Hoa Kỳ vào tháng 10/2024, một phần nhờ vào mức tăng nhẹ của lạm phát giá.
(vasep.com.vn) Trong tháng 9 vừa qua, Trung Quốc đã quyết định áp dụng chế độ thuế quan bằng 0 đối với toàn bộ hàng xuất khẩu của Bangladesh sang thị trường Trung Quốc, trong đó có mặt hàng tôm sú. Người nuôi tôm Bangladesh hy vọng mức thuế suất bằng 0 sẽ giúp quốc gia này thâm nhập được một trong những thị trường tiêu thụ hải sản và tôm hàng đầu thế giới. Chế độ thuế quan mới được Chính phủ Trung Quốc áp dụng cho Bangladesh sẽ có hiệu lực kể từ ngày 01/12/2024.
(vasep.com.vn) Cuộc họp thường niên lần thứ 43 của Ủy ban Nghề cá Đông Bắc Đại Tây Dương (NEAFC) đã kết thúc trong sự bất đồng quan điểm về cách tiếp cận quản lý nghề cá và ứng phó với IUU.
(vasep.com.vn) Xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Nhật Bản tăng trưởng liên tiếp trong 2 tháng qua ở mức cao. Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, riêng trong tháng 10/2024, XK cá ngừ sang thị trường này đã tăng 31% so với cùng kỳ, đạt gần 3,5 triệu USD. Con số này góp phần bù đắp lại lượng sụt giảm XK sang Nhật Bản trong nửa đầu năm, nâng tổng giá trị XK trong 10 tháng đầu năm 2024 lên gần 28 triệu USD, tăng 5% so với cùng kỳ.
Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam duy trì đà tăng trưởng hai chữ số trong thời gian qua, triển vọng thời gian tới tiếp tục tích cực.
(vasep.com.vn) Kibun Foods, nhà sản xuất các sản phẩm từ surimi lớn nhất thế giới tính theo doanh thu, công bố rằng họ sẽ sáp nhập hai công ty con vào hoạt động cốt lõi của mình như một phần của chiến lược rộng lớn hơn nhằm hợp lý hóa hoạt động kinh doanh trong nước.
(vasep.com.vn) Giá cá tuyết cod Đại Tây Dương và cá tuyết chấm đen (haddock) đông lạnh bỏ đầu và ruột (H&G) liên tục ở mức cao đang khiến người mua và các nhà chế biến Trung Quốc lo lắng.
(vasep.com.vn) Mặc dù ngành cá tra Việt Nam chiếm thị phần lớn nhất thế giới về kim ngạch XK và đứng trước các cơ hội thâm nhập thị trường mới, tuy nhiên vẫn tồn tại những thách thức làm giảm tốc độ bứt phá của toàn ngành.
Tận dụng phụ phẩm trong ngành tôm mở ra cơ hội giúp doanh nghiệp thu về hàng tỷ USD.
Bà Tô Thị Tường Lan, Phó tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) dự báo kim ngạch xuất khẩu cá tra năm 2024 có thể đạt mục tiêu 2 tỉ USD, song ngành này vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức trong năm tới.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn