Nâng cao hiệu quả ngành thủy sản

Sản xuất 10:55 06/07/2017
Tại hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững ngành thủy sản”, do UBND tỉnh vừa tổ chức, ông Bùi Văn Lâm - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho biết, qua 6 tháng đầu năm 2017, tổng diện tích thả giống nuôi trồng thủy sản đạt hơn 40 ngàn héc-ta (tập trung tôm biển, nhuyễn thể, cá tra…), đạt gần 86% kế hoạch năm, tăng hơn 12% so với cùng kỳ năm 2016.

Tổng sản lượng thu hoạch hơn 131 ngàn tấn, đạt 51% kế hoạch, tăng gần 20% so với cùng kỳ. Gần 1.900 tàu cá khai thác thủy sản trên biển, thu được 91 ngàn tấn, tăng 31% so với cùng kỳ, đạt gần 45% kế hoạch năm. Tuy giá cả không ổn định nhưng tổng giá trị sản xuất ngành thủy sản đạt gần 17 ngàn tỷ đồng, chiếm hơn 46% giá trị sản xuất của khu vực nông nghiệp. 

Ông Bùi Văn Lâm nhìn nhận thực trạng đang tồn tại đe dọa ngành thủy sản như: môi trường nuôi ngày càng bị ô nhiễm; quy hoạch vùng nuôi, thủy lợi chưa sát với tình hình phát triển; một số mô hình kinh tế tập thể được xây dựng nhưng chưa phát huy hiệu quả; lĩnh vực khai thác thủy sản đứng trước nguy cơ cạn kiệt, ngư trường khai thác ngày càng hẹp, trong khi khâu bảo vệ sau khai thác còn rất thấp; ngư dân có tay nghề ngày càng mai một… Nguyên nhân do ý thức bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, thực hiện theo chủ trương quy hoạch vùng… của một bộ phận người dân chưa cao. Trong lĩnh vực khai thác, công nghệ bảo quản còn lạc hậu nhưng ngư dân ngán ngại đầu tư, không dám đổi mới…

“Sản phẩm thủy sản nói chung của Bến Tre hiện tuy có tăng về số lượng nhưng chất lượng rất thấp. Điều này chẳng những làm giảm giá trị thương mại mà còn khó tìm được đầu ra trong nước, xuất khẩu. Hơn 400 cơ sở, doanh nghiệp thu mua nhưng chủ yếu sơ chế rồi bán lại” - ông Bùi Văn Lâm đánh giá.

Theo TS Nguyễn Văn Sáng - Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II (Bộ NN&PTNT), phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế biến là giải pháp quan trọng. Để làm được điều này, ngoài vai trò quan trọng của Nhà nước trong đầu tư nghiên cứu, quy hoạch, tăng cường hiệu quả quan trắc môi trường, việc kêu gọi đầu tư từ các nguồn lực ngoài ngân sách, đặc biệt là từ các doanh nghiệp rất cần thiết. Việc tiên quyết hiện nay chính là công tác nghiên cứu để sản xuất con giống thủy sản có chất lượng tốt hơn và cung cấp cho người nuôi theo các chuỗi giá trị liên kết. Nguồn giống nên được tập trung sản xuất tại các tổ hợp tác, hợp tác xã. Doanh nghiệp và Nhà nước tăng cường công tác quản lý, kiểm dịch trước khi cung cấp ra thị trường.

Đại diện các doanh nghiệp hàng đầu trong ngành thủy sản như Việt Úc, CP, Huy Thuận… cho rằng, để phát triển ngành nuôi trồng thủy sản thì quy hoạch thủy lợi cũng đóng một vai trò rất lớn. Mặt khác, Nhà nước nên tập trung hỗ trợ nâng cao vai trò, vị thế, tiềm lực cho doanh nghiệp dẫu đầu.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Lập thừa nhận, thực trạng ở cả 3 lĩnh vực thủy sản, gồm: khai thác, nuôi trồng và chế biến đều yếu kém. “So với một số tỉnh, kỹ thuật nuôi tôm biển của Bến Tre còn tụt hậu, đặc biệt là việc phát triển vùng quy hoạch công nghệ cao. Ngoài ra, các vấn đề quy hoạch vùng nuôi, liên kết vùng trong khu vực… cũng cần phải khoa học hơn. Phương tiện đánh bắt chủ yếu là lưới kéo - một phương thức đánh bắt mang tính hủy diệt nguồn lợi tự nhiên. Sản phẩm thủy sản chỉ dừng lại sơ chế, việc bảo quản sản phẩm chưa được chú trọng” - ông Lập nhìn nhận.

Cũng theo ông Nguyễn Hữu Lập, Sở NN&PTNT đóng vai trò quan trọng trong thực hiện giải pháp nền tảng xây dựng các chuỗi giá trị liên kết, truy xuất nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Trong thực hiện, sở nên tăng cường hơn nữa công tác phối hợp với các sở, ngành, các nhà khoa học, doanh nghiệp, nông dân và chính quyền các địa phương có liên quan đến lĩnh vực thủy sản. Xuyên suốt trong quá trình vận động của ngành thủy sản là chủ trương phát triển theo định hướng cho một nền nông nghiệp có hàm lượng khoa học kỹ thuật cao, bền vững trước tình hình biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Việc quan trọng trước mắt là giải quyết vấn nạn ô nhiễm môi trường vùng nuôi, đầu tư phát triển con giống có chất lượng tốt hơn. Các địa phương phải thực hiện nghiêm chủ trương không để phát triển thêm phương tiện lưới cào và kêu gọi, hỗ trợ đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nói chung, trong đó ưu tiên các dự án có hàm lượng khoa học công nghệ cao và chế biến thủy sản.

Thay đổi đồng bộ từ phương thức đánh bắt đến bảo quản

Theo Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Văn Mãi, ngành thủy sản đang đứng trước cơ hội rất lớn, bởi Trung ương đang tập trung thực hiện nhiều chính sách cho lĩnh vực thủy sản, đặc biệt là con tôm biển phát triển tương xứng với tiềm năng. Cùng với đó là những kế hoạch cụ thể, những tiềm năng phát triển thủy sản vốn có của Bến Tre. UBND tỉnh, ngành nông nghiệp trong thời gian tới cần tập trung hoàn thiện một cách đồng bộ giữa sản xuất và thị trường tiêu thụ, tạo điều kiện thuận lợi nhất để nông dân và doanh nghiệp liên kết trong các chuỗi giá trị.

Về thị trường tiêu thụ, ngoài hướng tới thị trường ngoài nước, cũng cần tập trung các mặt hàng thủy sản đặc sản để mở rộng thị trường tiêu thụ nội địa. Doanh nghiệp dẫn đầu có vai trò quan trọng trong thực hiện thành công chuỗi giá trị sản phẩm thủy sản sạch, hữu cơ. Các doanh nghiệp này rất cần bộ công cụ chính sách hỗ trợ tích cực từ Nhà nước.

Vấn đề tái cơ cấu lĩnh vực khai thác thủy sản, việc quan trọng nhất hiện nay chính là khâu bảo quản sản phẩm sau khai thác. “Từ khi con cá bị bắt lên tàu, chúng liên tục bị “những trận đòn”, khiến các tế bào bị phá vỡ gần hết, quá trình phân hủy diễn ra nhanh hơn. Đó là chưa kể phương thức đánh bắt thủy sản của chúng ta còn quá nhiều bất cập cho sự phát triển bền vững. Cũng chính vì những sự tồn tại này, giá trị hải sản của chúng ta trên thị trường còn quá thấp. Tôi đề nghị chính quyền và ngành nông nghiệp cần làm sao để thay đổi đồng bộ từ phương thức đánh bắt đến bảo quản hải sản” - ông Phan Văn Mãi đề nghị.

(Theo báo Đồng Khởi)

Bạn đang đọc bài viết Nâng cao hiệu quả ngành thủy sản tại chuyên mục Sản xuất của Hiệp hội VASEP

TIN MỚI CẬP NHẬT

Vụ khai thác cá cơm Peru tăng có thể giúp hạ nhiệt giá bột cá

 |  08:34 19/07/2024

(vasep.com.vn) Theo số liệu mới nhất từ Tổ chức Dầu cá, bột cá thế giới (IFFO), mùa cá cơm đầu tiên của năm 2024 tại khu vực khai thác phía bắc-trung Peru đã kết thúc vào tháng 6, với sản lượng đạt hơn 98% hạn ngạch, mang lại hy vọng về sự hạ nhiệt của giá bột cá và dầu cá.

Canada cắt giảm 24% hạn ngạch cá trích Đại Tây Dương

 |  08:32 19/07/2024

(vasep.com.vn) 'Quyết định này được đưa ra với sự tham vấn của ngành, các bên liên quan, chủ sở hữu quyền và các tỉnh Nova Scotia và New Brunswick' -- Bộ trưởng Thủy sản Diane Lebouthillier

Giá tôm nguyên liệu ở Giang Tô, Trung Quốc giảm mạnh

 |  08:29 19/07/2024

(vasep.com.vn) Trong tuần 28 (từ ngày 8-14/7/2024), giá tôm tại đầm ở Ấn Độ tăng, nhưng lại giảm xuống mức thấp kỷ lục ở Giang Tô, Trung Quốc, thấp hơn cả giá nhập khẩu từ Ecuador. Trong khi đó, giá tôm ở Ecuador và Việt Nam ổn định, nhưng đang tăng ở Indonesia.

Xuất khẩu cá ngừ đóng hộp Thái Lan đầu năm 2024 tăng hơn 13%

 |  08:28 19/07/2024

(vasep.com.vn) Xuất khẩu cá ngừ đóng hộp của Thái Lan đã tăng trưởng đáng kể trong 5 tháng đầu năm 2024, với mức tăng 13,4% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt giá trị 979 triệu USD.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị Chủ tịch FIATA hỗ trợ gỡ khó cho giá cước vận tải biển, ùn tắc cảng

 |  10:24 18/07/2024

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa có Thư gửi Chủ tịch FIATA trao đổi về một số vấn đề đang gây ảnh hưởng đến hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam.

Rabobank: Nguồn cung cá hồi sẵn sàng tăng trưởng trong nửa cuối năm, nhưng vẫn còn nhiều thách thức

 |  09:05 18/07/2024

Theo dự đoán của ngân hàng Hà Lan Rabobank, Sau nửa đầu năm 2024 "thất vọng" về sản lượng, nguồn cung cá hồi dự kiến ​​sẽ tăng trưởng trở lại vào nửa cuối năm. Na Uy và Vương quốc Anh dự kiến ​​sẽ tiếp tục tăng trưởng sản lượng sau một thời gian nguồn cung yếu.

Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ chỉ trích MSC vì tiếp tục hiện diện ở Nga

 |  09:00 18/07/2024

(vasep.com.vn) Các Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ và những nhân vật chủ chốt trong ngành thủy sản Hoa Kỳ đang chỉ trích quyết định của Hội đồng Quản lý Biển (MSC) vì vẫn tiếp tục cho phép các ngành thủy sản của Nga – đặc biệt là cá minh thái Nga – duy trì chứng nhận của MSC mặc dù phải chịu các lệnh trừng phạt kinh tế.

Mỹ: Năm 2024 khối lượng nhập khẩu cá rô phi thấp nhất trong 10 năm

 |  08:57 18/07/2024

(vasep.com.vn) Tổng cộng có 39 tổ chức từ Tây Phi và Na Uy đã kêu gọi chính phủ Na Uy cấm sử dụng dầu cá có nguồn gốc từ Tây Phi tại các trang trại nuôi cá hồi của quốc gia này. Một phần đáng kể dầu cá được sử dụng trong ngành cá hồi của Na Uy có nguồn gốc từ Tây Phi, góp phần đảm bảo an ninh lương thực trong khu vực.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC