Nam Phi ủng hộ phân hạn ngạch khai thác tại cuộc họp của Ủy ban Cá ngừ Ấn Độ Dương

Thị trường thế giới 09:58 10/07/2019
(vasep.com.vn) Nam Phi cùng với 15 quốc gia thành viên khác của Ủy ban Cá ngừ Ấn Độ Dương (IOTC), đã kêu gọi thực hiện đề xuất phân bổ quyền khai thác cá ngừ và các loài liên quan để thúc đẩy sự công bằng và minh bạch cho nghề khai thác cá ngừ ở khu vực này.

Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nam Phi (DAFF) đã đệ trình 3 đề xuất liên quan đến lĩnh vực thẩm quyền của IOTC để thảo luận trong cuộc họp thường niên lần thứ 23 của IOTC diễn ra tại thành phố Hyderabad, Ấn Độ vào ngày 17/6.

Những đề xuất này bao gồm việc cho thuê tàu và cấp phép khai thác cho tàu cá nước ngoài đánh bắt các loài thuộc sự quản lý của IOTC, cùng với việc truy cập thông tin thỏa thuận và xây dựng kế hoạch tạm thời để phục hồi nguồn lợi cá ngừ vây vàng Ấn Độ Dương đang bị suy giảm.

Các đề xuất nhận được sự ủng hộ của 16 quốc gia trong nhóm G16, nhằm mục đích nâng cao thu nhập, đảm bảo an ninh lương thực và bảo vệ quyền lợi cho ngư dân và người lao động ngành thủy sản, bên cạnh việc cho phép các cộng đồng ngư dân ven biển có quyền ưu tiên tiếp cận các ngư trường truyền thống và nguồn lợi thuộc khu vực tài phán quốc gia của họ.

Các cuộc thảo luận về đề xuất này quá chậm trễ, đặc biệt là mức độ đánh bắt quá mức trữ lượng cá ngừ vây vàng ở Ấn Độ Dương. Đây là biểu hiệu rõ ràng của chế độ quản lý kém hiệu quả hiện tại.

Không thể hạn chế hoặc cắt giảm sản lượng khai thác cá ngừ vây vàng bị đánh bắt quá mức bởi các đội tàu công nghiệp lớn bằng cách giới hạn cường lực khai thác hoặc các biện pháp “không rõ ràng”, yêu cầu các quốc gia hạn chế sản lượng khai thác của họ, mà phải được thực hiện thông qua việc phân bổ quyền khai thác, theo DAFF.

Ông Siphokhazi Ndudane, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nam Phi, đồng thời là trưởng phái đoàn Nam Phi tại IOTC, cũng đã kêu gọi xem xét việc khai thác trong các vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) để ưu tiên cho các quốc gia ven biển và giảm rủi ro khai thác của các quốc gia treo cờ .

Khai thác trong các vùng đặc quyền kinh tế đối với quốc gia treo cờ là một giải pháp không công bằng trong quá khứ, đe dọa đến quyền chủ quyền của các quốc gia ven biển đối với vùng biển của họ. Ông Ndudane cho biết. “Quan niệm rằng một quốc gia treo cờ nên được bảo đảm quyền tiếp cận nguồn lợi cá ngừ vào một quốc gia khác trong tương lai do họ đã “thuê” quyền tiếp cận vào quốc gia đó trong một thời gian ngắn, mâu thuẫn với các khung quản lý nghề cá quốc tế như Bộ quy tắc ứng xử của FAO đối với nghề cá có trách nhiệm”.

Ông Trian Yunanda, giám đốc quản lý nguồn lợi thủy sản của Bộ Hàng hải và Ngư nghiệp Indonesia, đồng thời là trưởng phái đoàn của Indonesia, cũng cho rằng hệ thống phân bổ nên được cải cách.

Phát triển một hệ thống phân bổ minh bạch và công bằng cho nghề cá ngừ Ấn Độ Dương, nơi ưu tiên quyền và nguyện vọng của các quốc gia ven biển hơn các quốc gia khai thác ở vùng nước xa, là ưu tiên cấp bách với bất kỳ một tổ chức cam kết hỗ trợ sự phát triển bền vững của các quốc gia ven biển và dừng cuộc đua đánh bắt quá mức trên vùng biển của họ. Giải pháp về vấn đề này đã bị trì hoãn quá lâu và một tiến trình rõ rệt hướng tới một kết quả công bằng phải được đưa ra tại cuộc họp tháng 6 của IOTC tại Hyderabad.

TIN MỚI CẬP NHẬT

Nghị định 37/2024 và Nghị định 38/2024 sắp có hiệu lực - nhiều nội dung doanh nghiệp cần quan tâm

 |  16:30 17/05/2024

(vasep.com.vn) Ngày 13/5/2024, Hiệp hội VASEP đã gửi công văn số công văn số 54/CV-VASEP tới Bộ trưởng Bộ NN & PTNT Lê Minh Hoan, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến và các đơn vị liên quan thuộc Bộ để báo cáo, kiến nghị một số bất cập tại Nghị định số 37/2024/NĐ-CP và Nghị định số 38/2024/NĐ-CP của Chính phủ – là 2 Nghị định quan trọng, được Hiệp hội và cộng đồng DN đặc biệt quan tâm.

Nga muốn thúc đẩy xuất khẩu thủy sản sang châu Á

 |  09:28 17/05/2024

(vasep.com.vn) Nga muốn mở rộng địa bàn xuất khẩu và tích cực bán hải sản sang các nước ở Đông Âu, Châu Phi, Đông Nam Á và Nam Mỹ.  Hiệp hội ngư dân Nga (VARPE) yêu cầu Rosselkhoznadzor đẩy nhanh công việc phát triển xuất khẩu thủy hải sản của Nga sang các thị trường Ấn Độ, Chile, Peru, Malaysia, Argentina, Việt Nam, Brazil, Indonesia, Ả Rập Saudi và Oman.

Hàn Quốc giảm nhập khẩu cá minh thái trong tháng 4/2024

 |  08:44 17/05/2024

(vasep.com.vn) Theo số liệu tính đến tháng 4/2024, tổng lượng nhập khẩu sản phẩm thủy sản của Hàn Quốc đạt 318.1955 tấn, giảm 13,9% so với cùng kỳ năm ngoái (370.237 tấn). Giá trị nhập khẩu tính đến tháng 4 năm 2024 là 1.318,04 triệu USD, bằng giá trị nhập khẩu cùng kỳ năm 2023. So với con số 1.731,08 triệu USD, giá trị nhập khẩu đã giảm 23,9%.

Đạm từ nấm giúp tôm nuôi tăng trưởng nhanh hơn

 |  08:40 17/05/2024

(vasep.com.vn) Một nghiên cứu được thực hiện bởi công ty khởi nghiệp công nghệ sinh học Enifer của Phần Lan, phối hợp với AquaBioTech Group, tiết lộ rằng tôm được nuôi bằng protein từ nấm có tốc độ tăng trưởng nhanh và sức khỏe được cải thiện.

Nhu cầu cá tra của Brazil tăng vọt

 |  08:37 17/05/2024

(vasep.com.vn) Nhập khẩu thủy sản nuôi trồng của Brazil tăng 27% về khối lượng và 13% về giá trị lên 46.441 tấn trị giá 288,5 triệu USD trong quý I/2024. Cá tra là loài NK nhiều thứ 2 của Brazil với khối lượng và giá trị tăng vọt trong QI/2024, theo đó tổng lượng nhập khẩu đạt 14.935 tấn, trị giá 41,2 triệu USD, tăng lần lượt 83% và 61% so với Q/2023.

Ecuador xâm nhập vào thị trường châu Á sau khi FTA với Trung Quốc có hiệu lực

 |  08:44 16/05/2024

(vasep.com.vn) Ngày 1/5, Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) giữa Ecuador và Trung Quốc đã có hiệu lực.

Brazil: Xuất khẩu phi lê cá rô phi tăng mạnh

 |  08:41 16/05/2024

(vasep.com.vn) Trong quý I/2024, xuất khẩu thủy sản của Brazil đạt 2.085 tấn, trị giá 8,73 triệu USD, tăng 20% về khối lượng và 48% về giá trị so với cùng kỳ. Trong đó, giá của mặt hàng fillet cá rô phi Brazil tăng đáng kể trong những tháng gần đây đã đẩy doanh thu xuất khẩu thủy sản nước này tăng mạnh trong quý I/2024.

Tại sao tôm Việt Nam lại thất thế cạnh tranh hơn tôm Ecuador

 |  08:30 16/05/2024

Trên thị trường thế giới, ngành công nghiệp tôm đang trải qua một cuộc cạnh tranh đầy khốc liệt, và trong số đó, tôm Việt Nam đang phải đối mặt với một thách thức mới từ đối thủ mạnh mẽ: tôm Ecuador. Trong những năm gần đây, tôm Ecuador đã nổi lên như một hiện tượng, thu hút sự chú ý của các nhà nhập khẩu và người tiêu dùng trên toàn cầu.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC