Có tiền tỷ nhờ nuôi tôm trong bể xi măng
Ở địa phương, ít người gọi anh Nguyễn Văn Cường theo đúng như họ tên của anh. Họ quen gọi anh là Cường "tôm" hoặc Cường "nuôi tôm trong bể xi măng". Bản thân anh Cường cũng thấy cách gọi này cũng hay hay.
Trao đổi với PV Báo điện tử Danviet.vn, anh Cường "tôm" phấn khởi cho biết: Anh bắt đầu thử nghiệm nuôi tôm trong bể xi măng từ năm 2014 đến nay hơn 7 năm và vụ tôm năm nào cũng thắng.
Đáng nói, năm 2020 và những tháng đầu năm 2021 này, mặc dù đại dịch Covid-19 bùng phát, nhưng nhờ mô hình "bất bại" nuôi tôm trong bể xi măng mà anh Cường "tôm" vẫn thành công rực rỡ.
Cụ thể, năm 2020, với 80 bể xi măng nuôi tôm, anh xuất bán ra thị trường 25 tấn tôm. Giá tôm trung bình đạt 200.000 đồng/kg, trừ tất cả chi phí gia đình anh lãi hơn 1 tỷ đồng.
Đặc biệt, 6 tháng đầu năm 2021, cũng với 80 bể xi măng nuôi tôm ấy, anh Cường "tôm" xuất bán ra thị trường 20 tấn tôm, doanh thu đạt 2,5 tỷ đồng, trừ chi phí anh lãi 1 tỷ đồng.
Với tổng diện 1,2ha, anh Cường xây 80 bể xi măng để nuôi tôm với tổng diện tích 2.000 m2 (mỗi bể có diện tích 25m2). Diện tích còn lại anh Cường đầu từ hệ thống ao chứa, ao nuôi, xử lý nước…
Anh Cường nói, toàn bộ 80 bể xi măng được gia đình anh xây rất kiên cố. Mỗi bể đều có hệ thống sủi bọt tạo oxy, đường ống dẫn nước sạch vào bể và thải nước bẩn từ trong ra ngoài. Trên mái, anh giăng lưới che nắng để giảm nhiệt độ trong bể nuôi.
Anh Cường giải thích: Nuôi tôm có mái che sẽ đảm bảo ổn định nhiệt độ môi trường nước, người nuôi chủ động thời vụ, chủ động đưa sản phẩm ra thị trường.
Cụ thể: mùa hè giăng lưới che nắng để giảm nhiệt độ trong bể nuôi, còn mùa đông thì phủ nilon lên mái che giữ ấm cho bể tôm. Với cách nuôi tôm này, gia đình anh luôn có tôm bán với giá cao mỗi dịp trước và sau Tết.
Bí quyết nuôi tôm trong bể xi măng: "Giống sạch, nước sạch – Nuôi là trúng"
Anh Cường cho biết chìa khoá thành công của mô hình nuôi tôm trong bể xi măng là "Giống tốt, nước sạch – Nuôi là trúng".
Về tôm giống, anh Cường thường lựa chọn những công ty sản xuất giống uy tín, nổi tiếng để mua.
Còn để con tôm được sống trong môi trường nước luôn sạch sẽ, trước khi lấy nước từ ngoài biển vào để nuôi, anh Cường đã xử lý nước qua nhiều giai đoạn, bằng nhiều phương pháp khác nhau.
"Nước được lấy từ biển, sau đó đưa vào hệ thống ao chứa. Tại đây, nước được xử lý bằng clo, muối i ốt. Tiếp đến là chạy quạt nước liên tục để không còn mùi hóa chất ở trong nước. Cuối cùng mới bơm nước vào bể nuôi", anh Cường bộc bạch.
Trong quá trình nuôi, anh thường xuyên vệ sinh bể, thay nước khi có hiện tượng nước chuyển màu.
"Trước đây, bản thân tôi cũng là người bán thuốc, tư vấn thuốc cho người nuôi tôm. Những lần đầu mang lại hiệu quả rất cao, xử lý bệnh nhanh chóng. Nhưng theo thời gian, tôi nhận ra càng phụ thuộc vào thuốc càng khiến việc tôm nuôi trở nên khó khăn và vô tình lại tạo thành một vòng luẩn quẩn: Nước ô nhiễm, có mầm bệnh -> xử lý bằng thuốc -> khỏi bệnh -> nước lại ô nhiễm, lại nhiễm bệnh". Chính vì vậy, phải xử lý tận gốc, tức là từ môi trường nước nuôi. Nước nuôi phải sạch, thì tôm sẽ sống khỏe mà không cần tác động đến kháng sinh hay chất bổ trợ.
"Nếu môi trường trong bể tôm, từ lúc thả cho đến lúc tôm lớn, người nuôi giữ được hai yếu tố "đáy sạch" và "nước sạch" thì tôm gần như không bao giờ nhiễm bệnh", anh Cường chia sẻ. Và sự thật được chứng minh bằng những lứa nuôi tôm trong bể xi măng thành công liên tiếp của anh.
Ông Nguyễn Văn Hòa - Phó Chủ tịch UBND xã Hải Đông cho biết: Hiện xã có 60ha nuôi tôm thẻ chân trắng với gần 80 hộ nuôi. Nuôi tôm thẻ chân trắng giờ đã thành mũi nhọn kinh tế của địa phương.
Với mô hình nuôi tôm trong bể xi măng, anh Cường là một trong những tấm gương điển hình nông dân giỏi ở địa phương. Từ mô hình của anh Cường đã có thêm 7 hộ trong xã học theo anh và cũng thành công từ mô hình nuôi tôm trong bể xi măng.
Chia sẻ kinh nghiệm nuôi tôm trong bể xi măng, anh Cường cho biết: Sau nhiều lần thử nghiệm và đúc rút kinh nghiệm, anh đã tìm cho mình được quy trình nuôi ưng ý nhất. Anh Cường không nuôi trực tiếp tôm trong 1 bể từ lúc thả đến lúc xuất bán, mà nuôi thành 3 giai đoạn. Giai đoạn 1: Từ lúc thả tôm đến khi tôm được khoảng 30 ngày tuổi được nuôi trong bể xi măng có mái che kín. Tôm được thả nuôi với mật độ 1.000 con/m2, khi tôm đạt kích cỡ 900 – 1.000 con/kg thì sẽ đưa sang giai đoạn 2. Giai đoạn 2: Tôm được 30 ngày tuổi sẽ được san các bể với số lượng đầu con giảm đi và nuôi về kích thước 150-200 con/kg. Hai giai đoạn 1 và 2 được anh tiến hành nuôi hoàn toàn trong bể xi măng. Giai đoạn cuối cùng, anh thả vào các ao lót bạt có diện tích lớn hơn và nuôi về kích thước 30-50 con/kg. Cũng từ đó, anh Cường "tôm" liên tiếp thành công. Cái tên Cường "tôm" hay Cường "nuôi tôm trong bể xi măng của anh dần được nhắc đến với câu chuyện anh nông dân nuôi tôm 10 vụ trúng cả 10. |
Tình hình này, tôm nguyên liệu sẽ còn thiếu hụt đến hết quý 1 năm sau. Trong khoảng thời gian này, các DN chế biến đứng trước thách thức lớn, bởi phải mua tôm nguyên liệu giá cao nhưng giá tôm thành phẩm tiêu thụ phải cạnh tranh gay gắt với tôm giá rẻ hơn từ nhiều nước, dẫn đến giảm sụt hiệu quả sản xuất kinh doanh.
(vasep.com.vn) Các nhà chế biến tôm Ấn Độ đang đầu tư vào các cơ sở mới và nâng cấp công nghệ bất chấp áp lực từ sự cạnh tranh của Ecuador và nhu cầu yếu ở các thị trường truyền thống.
(vasep.com.vn) Sau khi thu thập phản hồi từ hơn 7.000 bên liên quan, Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) đã xây dựng một kế hoạch hành động tập trung vào việc chống lại hoạt động đánh bắt bất hợp pháp và tăng cường khả năng truy xuất nguồn gốc hải sản.
(vasep.com.vn) Ngày 25/11/2024, Cục Thuỷ sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đã có Công văn 2437/TS-KTTS về việc tổ chức thực hiện cấp giấy SC, giấy CC.
(vasep.com.vn) Ngày 12/11/2024, Chính phủ ban hành Nghị quyết 218/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024.
(vasep.com.vn) Mùa đánh bắt cá minh thái Alaska năm 2024 chính thức kết thúc vào ngày 1/11, với tổng sản lượng surimi của tiểu bang đạt 174.078 tấn, giảm 12,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
(vasep.com.vn) Một ngư trường đánh bắt cá ngừ Đại Tây Dương của Senegal, đã trở thành ngư trường đầu tiên trong khu vực đạt được chứng nhận của Hội đồng Quản lý Biển (MSC).
(vasep.com.vn) Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ tháng 10 năm nay đạt hơn 80 triệu USD, tăng 17%. Lũy kế 10 tháng, XK tôm sang thị trường này thu về 646 triệu USD, tăng 10% so với cùng kỳ.
(vasep.com.vn) Giá cá tuyết và cá haddock Atlantic H&G đông lạnh từ Nga và Na Uy trong tuần 45 của năm 2024 (từ ngày 4 đến 10 tháng 11) đã tăng từ 54% đến 140% so với tuần 52 của năm 2023 (từ ngày 25 đến 31 tháng 12). Đây là tuần sau khi Tổng thống Mỹ Joseph Biden ban hành lệnh hành pháp (EO) 14114 mở rộng lệnh cấm nhập khẩu hải sản từ Nga, bao gồm cả các sản phẩm chế biến tại các quốc gia thứ ba như Trung Quốc.
(vasep.com.vn) Một liên minh các hội đồng cố vấn nghề cá châu Âu đã thông qua đề xuất cấm khai thác biển sâu, với lý do thiếu bằng chứng cho thấy hoạt động này sẽ không gây hại cho sinh vật biển và hệ sinh thái.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn