Năm 2019 - dấu mốc quan trọng cho tương lai của ngành thủy sản thế giới

Sản xuất 07:39 28/12/2018
Cải cách về trợ cấp thủy sản toàn cầu là một nội dung quan trọng đối với WTO và các quan chức thương mại quốc tế phải nỗ lực để đạt được tiến bộ trong lĩnh vực này.

Tại Hội nghị thượng đỉnh nền kinh tế xanh được tổ chức hồi tháng 11 tại Nairobi, các nước cũng đã nhấn mạnh rằng các thành viên phải tập trung vào bảo vệ tương lai của biển và đường thủy nội địa trên thế giới, thay vì chỉ tăng sản lượng thủy sản. Điều này càng đặc biệt hơn khi WTO đang chuẩn bị cho hội nghị cấp Bộ trưởng tiếp theo vào tháng 01 năm 2019. Vì vậy, Chủ tịch Nhóm đàm phán WTO về quy tắc, Roberto Zapata Barradas, cho biết “phải tiếp cận các cuộc đàm phán này theo hướng duy trì nguồn lợi thủy sản thế giới là ưu tiên hàng đầu”. Quá trình giải quyết các câu hỏi gây tranh cãi về trợ cấp thủy sản có tính đến lợi ích của người nuôi cá và cộng đồng đánh bắt cá truyền thống.

Các cuộc đàm phán trung tâm trong năm nay sẽ là một thỏa thuận quốc tế nhằm hạn chế các khoản trợ cấp đánh bắt có hại. Đây là các khoản thanh toán của chính phủ hoặc giảm thuế đã gây ra tình trạng đánh bắt quá mức và đánh bắt cá bất hợp pháp trên toàn cầu. 164 thành viên của WTO sẽ hướng tới một thỏa thuận ràng buộc để loại bỏ các khoản trợ cấp này, một vấn đề đã được thảo luận trong hơn hai thập kỷ qua. Do đó, một cam kết mạnh mẽ, đổi mới sẽ giúp đạt được một thỏa thuận khẩn cấp cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

Ricardo Menendez-Ortizo, giám đốc điều hành của Trung tâm thương mại và phát triển bền vững quốc tế (ICTSD), có trụ sở tại Geneva cho biết “thật khó tin khi một số công ty thủy sản vẫn tham gia đánh bắt cá quá mức và bất hợp pháp trong khi được hưởng trợ cấp từ chính phủ của họ”. Các nhà đàm phán có nhiệm vụ đưa ra các cam kết ràng buộc sẽ đứng trước thử thách của thời gian. Các cuộc đàm phán phải được tiến hành giữa các quốc gia với sự thiện chí, minh bạch, toàn diện và không có sự ngờ vực chính trị thì các kết quả mới “có thể thực thi được”.

Theo Ủy ban Thủy sản của Nghị viện Châu Âu, trợ cấp được trả cho ngành thủy sản lên tới khoảng 35 tỷ USD mỗi năm trên toàn cầu. Trong số này, 20 tỷ USD được đưa ra dưới hình thức nâng cao năng lực của các đội tàu đánh cá lớn, như trợ cấp nhiên liệu và các chương trình miễn thuế. Còn theo báo cáo tình hình thủy sản thế giới (SOFIA) năm 2016, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc công bố có khoảng 60% trữ lượng cá thế giới được đánh giá là khai thác đủ mức và 30% đã bị khai thác quá mức. Việc hạn chế các khoản trợ cấp làm cơ sở cho việc mở rộng đội tàu có thể giải quyết vấn đề này. Ernesto Fernandez-Monge, chuyên gia thủy sản tại Pew Charitable Trust, cho rằng cần có những cải cách khẩn cấp về luật trợ cấp quản lý nghề cá. Nghiên cứu cho thấy các khoản trợ cấp có hại cho sức khỏe của các đàn cá thế giới nhưng cũng cần tính đến khả năng bảo vệ việc làm cho những người phụ thuộc vào nghề đánh bắt cá.

Nhiều chính phủ ở các nước đang phát triển thiếu khả năng thực thi luật pháp để ngăn chặn các hoạt động đánh bắt có hại trong vùng biển của họ, theo Peter Wekesa, chuyên gia thủy sản tại Ban thư ký Châu Phi, Caribe và Thái Bình Dương (ACP) đặt tại Bỉ. Do đó, nhiều cộng đồng sống ven biển ở các nước đang phát triển tiếp tục hứng chịu các hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, không có báo cáo và không được quản lý (IUU). Các quốc gia này thường có các ngành đánh bắt cá chưa phát triển sẽ được hưởng lợi từ việc bảo vệ các quy tắc đạt được từ đàm phán của WTO.

Năm 2019 là dấu mốc quan trọng cho tương lai của ngành thủy sản thế giới, vì vậy, “một thỏa thuận về thủy sản phải được bảo đảm”. Ernesto Fernandez-Monge, giáo sư luật tại Đại học Georgetown, cho biết, các cuộc đàm phán của WTO phải tập hợp các chuyên gia và các nhà đàm phán để nâng cao tính chuyên sâu và thảo luận về vấn đề trợ cấp để cứu trữ lượng cá trên toàn thế giới. Cam kết về cải cách trợ cấp thủy sản được đưa ra lần đầu tiên vào năm 2011 tại Hội nghị Bộ trưởng WTO về Thủy sản tại Doha. Mục đích của các cuộc đàm phán trong tháng 01 năm 2019 sẽ là để làm rõ và cải thiện các quy tắc hiện hành về trợ cấp thủy sản, được đặt ra trước đó tại Hội nghị Bộ trưởng ở Hồng Kông năm 2005, bao gồm cả lời kêu gọi cấm các khoản trợ cấp góp phần gây ra tình trạng quá tải và đánh bắt quá mức. Năm 2017, Hội nghị Bộ trưởng WTO tại Buenos Aires, Argentina đã đồng ý về một chương trình để kết thúc cuộc đàm phán về trợ cấp thủy sản vào năm 2019.

(Theo báo Công Thương)

TIN MỚI CẬP NHẬT

Những quan ngại của thị trường thủy sản Mỹ trước đe dọa thuế quan của Tổng thống Trump

 |  09:01 07/02/2025

(vasep.com.vn) Tổng thống Donald Trump đang tạo ra những cơn sóng gió trong ngành thủy sản Mỹ với những chính sách thuế quan chưa rõ ràng. Thị trường thủy sản đang phải đối mặt với nhiều thử thách không chỉ đến từ những bất ổn chính trị mà còn từ sự biến động trong nhu cầu và cung ứng sản phẩm. Ngành công nghiệp này cần phải chuẩn bị cho những thay đổi lớn và giữ vững tinh thần linh hoạt để đối phó với những cơn bão thuế quan có thể đến bất kỳ lúc nào.

Tháng đầu năm xuất khẩu thủy sản tăng khả quan, nhưng thách thức từ thị trường Mỹ và Trung Quốc

 |  08:57 07/02/2025

(vasep.com.vn) Trong tháng 1/2025, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 774,3 triệu USD, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm 2024. Đây là một kết quả khả quan so với cùng kỳ năm 2024, khi Tết Nguyên đán rơi vào cuối tháng 1, đã tác động đáng kể đến kết quả xuất khẩu.

Tăng trưởng xuất khẩu tôm Ecuador đang chậm lại

 |  08:52 07/02/2025

(vasep.com.vn) Dữ liệu mới nhất về xuất khẩu tôm Ecuador cho thấy ngành này có triển vọng tăng trưởng không đáng kể giữa năm 2023 và 2024, với mức tăng trưởng tối đa chỉ đạt khoảng 1%, theo ông Gabriel Luna, nông dân nuôi tôm người Ecuador và là chủ sở hữu của GLuna Shrimp.

Triển vọng để thủy sản Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu

 |  08:40 07/02/2025

Ngành thủy sản vẫn đang giữ được mức tăng đầu năm càng khiến khả năng năm nay có thể trở lại mốc xuất khẩu đạt 11 tỷ USD.

Chính sách thuế của TT Trump gây khó cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam?

 |  08:32 07/02/2025

Năm 2025, ngành thủy sản được dự báo sẽ biến động khó lường trước mức thuế của Tổng thống Donald Trump cho các nước. Tuy nhiên, một số nhà phân tích kỳ vọng biên lợi nhuận gộp các doanh nghiệp thủy sản sẽ cải thiện nhờ các yếu tố như giá bán theo VND tăng nhẹ, nguồn cung tôm cá nguyên liệu cải thiện...

Thuế quan của Trump có thể khiến các nhà nhập khẩu cá rô phi từ Colombia vào Mỹ chịu thiệt hại hơn 69 triệu USD mỗi năm

 |  09:46 06/02/2025

(vasep.com.vn) Vào năm 2023, cá rô phi chiếm 91% trong tổng số 151,8 triệu USD thủy sản mà Colombia xuất khẩu sang Mỹ, khiến nó trở thành mặt hàng thủy sản giá trị nhất mà Colombia xuất khẩu sang Mỹ. Mối đe dọa về thuế quan, như đã được cựu Tổng thống Donald Trump đề xuất, có thể gây tác động lớn đối với các nhà nhập khẩu Mỹ, với mức thuế từ 25-50% có thể làm tăng thêm từ 34,7 triệu USD đến 69,4 triệu USD chi phí hàng năm cho riêng mặt hàng cá rô phi.

Thị trường cá rô phi và cá tra: Bất ổn vì thuế quan và nguồn cung hạn chế

 |  09:36 06/02/2025

(vasep.com.vn) Mặc dù giá cả hiện tại có vẻ ổn định, thị trường cá rô phi và cá tra vẫn đang đối mặt với nhiều bất ổn. Sự thay đổi trong nguồn cung, bất ổn về thuế quan và biến động nhu cầu đang tạo ra một bức tranh khó lường cho các bên liên quan. Với việc mua sắm hạn chế trong các tháng tới do kỳ nghỉ lễ và các thách thức hậu cần, nhiều bên vẫn ở trong trạng thái chờ đợi và quan sát, mong đợi những cập nhật mới nhất về chính sách thuế quan và tình hình cung cấp nguyên liệu thô.

Năm 2025, dự báo sản lượng tôm toàn cầu giảm dưới 5 triệu tấn

 |  09:23 06/02/2025

(vasep.com.vn) Năm 2025, các quốc gia như Ecuador, Trung Quốc và Ấn Độ có thể sẽ giảm sản lượng tôm thẻ chân trắng, trong khi sản lượng tôm sú được dự đoán sẽ tăng trưởng.

Nga trở thành một trong năm nhà sản xuất surimi hàng đầu thế giới với mục tiêu đạt 80.000 tấn

 |  08:54 05/02/2025

(vasep.com.vn) Vào năm 2024, tổng sản lượng surimi cá tuyết của Nga tăng 47% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 70.800 tấn.

IMO đề xuất cơ chế định giá khí thải tàu thuyền toàn cầu

 |  08:49 05/02/2025

(vasep.com.vn) Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) của Liên hợp quốc đã đề xuất một biện pháp mới cho công ước MARPOL, nhằm giảm phát thải khí nhà kính từ các hoạt động thương mại trên biển, bao gồm cả tàu đánh cá và vận tải biển toàn cầu. Mục tiêu của công ước này là đạt được mức phát thải ròng bằng 0, thông qua việc thu hẹp khoảng cách giá giữa nhiên liệu hàng hải truyền thống và nhiên liệu phát thải 'gần bằng 0'.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC