Muốn giá tốt thì nuôi tôm theo yêu cầu thị trường

Nguyên liệu 16:23 19/11/2018
Nghề nuôi tôm mặn lợ ở vùng ven biển ĐBSCL có các phương thức nuôi khá đa dạng. Các đối tượng tôm nuôi đóng góp quan trọng trong ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam, nuôi tôm không chỉ đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản mà còn tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người dân địa phương.

Nghề nuôi tôm nước lợ trong những năm qua gặp nhiều rủi ro, trong đó đáng quan tâm nhất là nắng nóng kéo dài, độ mặn tăng cao và dịch bệnh xảy ra làm thiệt hại lớn cho nghề nuôi. Các bệnh có thể kể đến như: hoại tử gan tụy cấp, bệnh đốm trắng, bệnh do vi bào tử trùng EHP… Đối với hộ nuôi tôm thì nuôi theo truyền thống, không chịu thay đổi hoặc chưa được tiếp cận quy trình nuôi hiệu quả, đặc biệt là hộ nuôi tôm sú quảng canh, quảng canh cải tiến, tôm sú và thẻ chân trắng bán thâm canh… Do đó, việc xây dựng được các quy trình nuôi theo các hình thức nuôi khác nhau bằng các giải pháp tổng hợp nhằm giảm thiểu rủi ro, hạ giá thành, nâng cao năng suất. Đồng thời, người nuôi tôm cần đặc biệt chú ý đến yêu cầu thị trường “cần” để tôm nuôi bán được giá tốt. Đấy chính là một trong những giải pháp Tập đoàn Minh Phú đặt ra để nghề nuôi tôm nước lợ hướng đến sự phát triển bền vững.

Theo đánh giá của Tập đoàn Minh Phú, tình hình nuôi tôm và giá tôm nước lợ trong những tháng đầu năm 2018 bị tác động bởi các yếu tố thị trường thế giới do thời tiết lạnh nhiều, các nước như Mỹ, Canada có bão tuyết nên lượng tôm tiêu thụ giảm đáng kể, hàng tồn kho lớn, kéo theo lượng hàng tồn kho ở Nhật Bản, Hàn Quốc, EU cao… Trung Quốc siết chặt xuất khẩu tôm đường tiểu ngạch qua biên giới. Do vậy, tôm từ Ấn Độ, Indonesia… không nhập được đường tiểu ngạch vào Trung Quốc làm hàng tồn kho của các nước này tăng lên đáng kể. Bên cạnh đó, nhu cầu mua tôm của những tháng đầu năm thường thấp và khách hàng có tâm lý đợi giá tôm giảm “đến giá đáy” mới mua vào.

Tập đoàn Minh Phú chỉ rõ nguyên nhân giá tôm bị giảm là do các nước Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan, Philippin, Việt Nam… đang vào vụ thu hoạch, người nuôi tôm muốn bán được tôm và các nhà máy chế biến cũng muốn bán được hàng nên giá tôm trên thị trường giảm. Khi bán không được hàng thì người bán tiếp tục giảm giá để bán được hàng và với tình hình như vậy đã tạo ra tâm lý tiếp tục chờ giá giảm, trong đó giá ở các thị trường Ấn Độ, Ecuador, Việt Nam giảm liên tục, giá nguyên liệu giảm, người nuôi lo giá giảm nữa sẽ lỗ nên thu hoạch sớm.

Trước đây, thường người nuôi sẽ thu hoạch tôm khi đạt size 30 con - 50 con/kg, nhưng đầu năm 2018 với tâm lý bất ổn về giá nên phần lớn người nuôi đã thu hoạch đồng loạt sớm khi tôm nuôi mới đạt size 70 con - 100 con/kg. Với lượng tôm có size nhỏ như vậy làm cho năng suất chế biến ở các nhà máy giảm, dư thừa nguồn cung nguyên liệu dẫn đến áp lực về giá, làm cho giá tôm trong tháng 4 đến đầu tháng 5 giảm hơn 20% và xấp xỉ chạm mốc giảm 30%. Với giá mua tôm nguyên liệu các tháng đầu năm rất rẻ, kích thích tiêu dùng nhưng người nuôi tôm tại các quốc gia như: Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam… bị lỗ và họ treo ao không nuôi tiếp.

Nhiều hộ nuôi tôm đã áp dụng quy trình nuôi hiện đại để đảm bảo năng suất, chất lượng tôm.

Có 3 nguyên nhân ảnh hưởng đến giá tôm nuôi. Thứ nhất là về dư lượng kháng sinh trong tôm nuôi, phần lớn người nông dân đều sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm nên dư lượng kháng sinh tồn dư khi thu hoạch tôm rất cao (với mức bị nhiễm kháng sinh trên 30%), trong khi các thị trường xuất khẩu lớn và nhiều tiềm năng như: Mỹ, Nhật, châu Âu lại kiểm soát rất gắt gao về vấn đề này.

Thứ hai là về màu sắc tôm, hiện nay, các thị trường khi nhập khẩu tôm thì rất ưa chuộng và chú trọng đến màu sắc tôm. Họ cần tôm khi luộc lên có màu đỏ, trong khi các sản phẩm tôm nuôi từ Việt Nam sau khi luộc lên phần lớn có màu hồng nhạt và trắng nên khó đạt yêu cầu của khách hàng. Điều này làm giảm khả năng cạnh tranh của tôm Việt Nam so với tôm từ các quốc gia khác. Về vấn đề này, một số quốc gia sử dụng Astaxanthin trộn vào thức ăn để tăng màu sắc cho tôm, hay quy trình nuôi tôm gây tảo tạo màu sắc xám đen cho tôm nuôi khi thu hoạch.

Thứ ba là về size/cỡ tôm khi thu hoạch, người nông dân thường nuôi tôm và chỉ thu hoạch một lần khi tôm đạt kích cỡ 30 con - 50 con/kg. Với cách thức nuôi này, tôm nuôi vừa chậm lớn lại hạn chế khả năng cạnh tranh trên thị trường, vì nguồn cung không phù hợp nhu cầu thị trường. Hiện tại, hầu hết các thị trường đều có nhu cầu mạnh ở những size 50 con - 70 con/kg và 70 con - 100 con/kg (nhất là châu Âu và thị trường Nhật Bản), do vậy nếu chỉ nuôi 1 size thì rất khó cạnh tranh và khó tìm kiếm khách hàng.

Tập đoàn Minh Phú nêu giải pháp để tăng hiệu quả trong nuôi tôm là cần áp dụng tiêu chí “4 sạch”, như: con giống sạch bệnh; nguồn nước nuôi sạch; sạch kháng sinh, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, tôm bán được giá cao hơn, phát triển ổn định và bền vững; sạch môi trường, nước nuôi tôm được lấy nước biển có độ mặn từ 25‰ trở lên, nước nuôi tôm được tái sử dụng qua hệ thống lọc tự nhiên, kết hợp với máy lọc màng, bùn thải xiphong từ đáy ao được xử lý, biogas và bùn thải cuối cùng được sử dụng nuôi ruồi lính đen để làm thức ăn cho tôm hoặc để sản xuất bột đạm để làm thức ăn cho tôm và thức ăn gia súc…

Với các đánh giá về thị trường cũng như một số giải pháp nuôi tôm Tập đoàn Minh Phú chia sẻ, mong rằng bà con nông dân gắn bó cùng con tôm nước lợ ở Sóc Trăng học tập kinh nghiệm áp dụng vào quy trình canh tác tôm nuôi tại hộ, mang đến vụ mùa bội thu.

(Theo báo Sóc Trăng)

TIN MỚI CẬP NHẬT

Vụ khai thác cá cơm Peru tăng có thể giúp hạ nhiệt giá bột cá

 |  08:34 19/07/2024

(vasep.com.vn) Theo số liệu mới nhất từ Tổ chức Dầu cá, bột cá thế giới (IFFO), mùa cá cơm đầu tiên của năm 2024 tại khu vực khai thác phía bắc-trung Peru đã kết thúc vào tháng 6, với sản lượng đạt hơn 98% hạn ngạch, mang lại hy vọng về sự hạ nhiệt của giá bột cá và dầu cá.

Canada cắt giảm 24% hạn ngạch cá trích Đại Tây Dương

 |  08:32 19/07/2024

(vasep.com.vn) 'Quyết định này được đưa ra với sự tham vấn của ngành, các bên liên quan, chủ sở hữu quyền và các tỉnh Nova Scotia và New Brunswick' -- Bộ trưởng Thủy sản Diane Lebouthillier

Giá tôm nguyên liệu ở Giang Tô, Trung Quốc giảm mạnh

 |  08:29 19/07/2024

(vasep.com.vn) Trong tuần 28 (từ ngày 8-14/7/2024), giá tôm tại đầm ở Ấn Độ tăng, nhưng lại giảm xuống mức thấp kỷ lục ở Giang Tô, Trung Quốc, thấp hơn cả giá nhập khẩu từ Ecuador. Trong khi đó, giá tôm ở Ecuador và Việt Nam ổn định, nhưng đang tăng ở Indonesia.

Xuất khẩu cá ngừ đóng hộp Thái Lan đầu năm 2024 tăng hơn 13%

 |  08:28 19/07/2024

(vasep.com.vn) Xuất khẩu cá ngừ đóng hộp của Thái Lan đã tăng trưởng đáng kể trong 5 tháng đầu năm 2024, với mức tăng 13,4% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt giá trị 979 triệu USD.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị Chủ tịch FIATA hỗ trợ gỡ khó cho giá cước vận tải biển, ùn tắc cảng

 |  10:24 18/07/2024

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa có Thư gửi Chủ tịch FIATA trao đổi về một số vấn đề đang gây ảnh hưởng đến hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam.

Rabobank: Nguồn cung cá hồi sẵn sàng tăng trưởng trong nửa cuối năm, nhưng vẫn còn nhiều thách thức

 |  09:05 18/07/2024

Theo dự đoán của ngân hàng Hà Lan Rabobank, Sau nửa đầu năm 2024 "thất vọng" về sản lượng, nguồn cung cá hồi dự kiến ​​sẽ tăng trưởng trở lại vào nửa cuối năm. Na Uy và Vương quốc Anh dự kiến ​​sẽ tiếp tục tăng trưởng sản lượng sau một thời gian nguồn cung yếu.

Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ chỉ trích MSC vì tiếp tục hiện diện ở Nga

 |  09:00 18/07/2024

(vasep.com.vn) Các Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ và những nhân vật chủ chốt trong ngành thủy sản Hoa Kỳ đang chỉ trích quyết định của Hội đồng Quản lý Biển (MSC) vì vẫn tiếp tục cho phép các ngành thủy sản của Nga – đặc biệt là cá minh thái Nga – duy trì chứng nhận của MSC mặc dù phải chịu các lệnh trừng phạt kinh tế.

Mỹ: Năm 2024 khối lượng nhập khẩu cá rô phi thấp nhất trong 10 năm

 |  08:57 18/07/2024

(vasep.com.vn) Tổng cộng có 39 tổ chức từ Tây Phi và Na Uy đã kêu gọi chính phủ Na Uy cấm sử dụng dầu cá có nguồn gốc từ Tây Phi tại các trang trại nuôi cá hồi của quốc gia này. Một phần đáng kể dầu cá được sử dụng trong ngành cá hồi của Na Uy có nguồn gốc từ Tây Phi, góp phần đảm bảo an ninh lương thực trong khu vực.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC