Immink liệt kê một số các lựa chọn thay thế trong bài trình bày tại Hội nghị Triển vọng toàn cầu về Nuôi trồng thủy sản (GOAL) năm 2016, diễn ra ngày 19-22/9/2016 tại Quảng Châu, Trung Quốc.
Các nguồn thức ăn thay thế đang được đẩy mạnh, ví dụ như các nguyên liệu làm từ metan hoặc từ côn trùng. Ngoài ra, việc sử dụng các loại dầu thực vật biến đổi gen với omega-3 cũng là một lựa chọn thay thế tốt. Ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng hiệu quả hơn nhờ vào nguồn thay thế đa dạng như vậy.
Ngoài ra, sản lượng bột cá và dầu cá làm từ các phụ phẩm đang gia tăng và có thể đạt 33% trên thị trường ở Anh.
Tuy nhiên, những giải pháp trên "không giải quyết được vấn đề, chúng chỉ là các giải pháp cục bộ". Nhu cầu đối với bột cá và dầu cá không ngừng tăng lên, và đây mới là nguồn thức ăn nguyên liệu tuyệt vời so với các sản phẩm thay thế. Bột cá và dầu cá rất cần thiết trong nuôi trồng thủy sản.
Ngành thủy sản đang tiến tới các dự án cải thiện (FIPS), hướng tới chứng nhận bền vững để ngày càng đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
Khoảng 50% bột cá trên thế giới đến từ Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Theo đó, nhiều ngư trường tại Đại Tây Dương được phê duyệt theo Tiêu chuẩn toàn cầu về nguồn cung có trách nhiệm (IFFO RS).
Ngoài ra, các loài được chứng nhận của Hội đồng Quản lý biển (MSC) tăng, như cá tuyết lam, cá ốt vảy Iceland và một số loài khác.
Khu vực Đông Nam Á, chiếm 50% sản lượng bột cá toàn cầu. Tại đây, bột cá được sản xuất từ các nhiều loài khác nhau, do vậy khó nhận được các chứng nhận theo tiêu chuẩn hiện hành hơn.
Tuy nhiên, sản lượng bột cá và dầu cá "từ nguồn có trách nhiệm " được sản xuất từ các phụ phẩm có xu hướng tăng lên.
Theo Neil Auchterlonie của Tổ chức Bột cá và Dầu cá Quốc tế (IFFO), bột cá và dầu cá sản xuất từ các phụ phẩm ước tính đạt 36,4% tổng sản lượng trong năm 2016, tăng từ 27,9% năm 2015 và gần như không đổi so với năm 2010.
Ngoài ra, tổng sản lượng bột cá và dầu cá đạt chứng nhận IFFO RS được dự kiến gần như không đổi trong năm 2016.
(vasep.com.vn) Doanh số bán hải sản tăng tại các cửa hàng bán lẻ ở Hoa Kỳ vào tháng 10/2024, một phần nhờ vào mức tăng nhẹ của lạm phát giá.
(vasep.com.vn) Trong tháng 9 vừa qua, Trung Quốc đã quyết định áp dụng chế độ thuế quan bằng 0 đối với toàn bộ hàng xuất khẩu của Bangladesh sang thị trường Trung Quốc, trong đó có mặt hàng tôm sú. Người nuôi tôm Bangladesh hy vọng mức thuế suất bằng 0 sẽ giúp quốc gia này thâm nhập được một trong những thị trường tiêu thụ hải sản và tôm hàng đầu thế giới. Chế độ thuế quan mới được Chính phủ Trung Quốc áp dụng cho Bangladesh sẽ có hiệu lực kể từ ngày 01/12/2024.
(vasep.com.vn) Cuộc họp thường niên lần thứ 43 của Ủy ban Nghề cá Đông Bắc Đại Tây Dương (NEAFC) đã kết thúc trong sự bất đồng quan điểm về cách tiếp cận quản lý nghề cá và ứng phó với IUU.
(vasep.com.vn) Xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Nhật Bản tăng trưởng liên tiếp trong 2 tháng qua ở mức cao. Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, riêng trong tháng 10/2024, XK cá ngừ sang thị trường này đã tăng 31% so với cùng kỳ, đạt gần 3,5 triệu USD. Con số này góp phần bù đắp lại lượng sụt giảm XK sang Nhật Bản trong nửa đầu năm, nâng tổng giá trị XK trong 10 tháng đầu năm 2024 lên gần 28 triệu USD, tăng 5% so với cùng kỳ.
Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam duy trì đà tăng trưởng hai chữ số trong thời gian qua, triển vọng thời gian tới tiếp tục tích cực.
(vasep.com.vn) Kibun Foods, nhà sản xuất các sản phẩm từ surimi lớn nhất thế giới tính theo doanh thu, công bố rằng họ sẽ sáp nhập hai công ty con vào hoạt động cốt lõi của mình như một phần của chiến lược rộng lớn hơn nhằm hợp lý hóa hoạt động kinh doanh trong nước.
(vasep.com.vn) Giá cá tuyết cod Đại Tây Dương và cá tuyết chấm đen (haddock) đông lạnh bỏ đầu và ruột (H&G) liên tục ở mức cao đang khiến người mua và các nhà chế biến Trung Quốc lo lắng.
(vasep.com.vn) Mặc dù ngành cá tra Việt Nam chiếm thị phần lớn nhất thế giới về kim ngạch XK và đứng trước các cơ hội thâm nhập thị trường mới, tuy nhiên vẫn tồn tại những thách thức làm giảm tốc độ bứt phá của toàn ngành.
Tận dụng phụ phẩm trong ngành tôm mở ra cơ hội giúp doanh nghiệp thu về hàng tỷ USD.
Bà Tô Thị Tường Lan, Phó tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) dự báo kim ngạch xuất khẩu cá tra năm 2024 có thể đạt mục tiêu 2 tỉ USD, song ngành này vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức trong năm tới.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn