Cà Mau đồng thời kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép Cà Mau thí điểm mô hình hỗ trợ doanh nghiệp tích tụ diện tích đất quy mô lớn. Qua đó đề xuất cấp thẩm quyền ban hành các chính sách phù hợp, khả thi...
Những năm qua, Cà Mau đã đúc kết, nhân rộng các mô hình sản xuất thủy sản hiệu quả: Nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh trong ao lót bạt, nuôi tôm sú quảng canh cải tiến (QCCT), nuôi tôm sú QCCT hai giai đoạn, QCCT ít thay nước, sản xuất luân canh tôm - lúa...
Đặc biệt, thời gian gần đây, địa phương đã phát triển nhanh loại hình ương, nuôi tôm trong hệ thống ao nổi lót bạt, bước đầu mang lại hiệu quả cao, đây là mô hình nuôi có thể chủ động với việc cấp thoát nước trong điều kiện ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nhất là nước biển dâng và xâm nhập mặn.
Thực tế cho thấy, mô hình nuôi tôm chân trắng siêu thâm canh trong ao lót bạt có năng suất bình quân khoảng từ 40 - 50 tấn/ha/năm, cao gấp nhiều lần so với tôm công nghiệp thông thường; mô hình nuôi tôm QCCT 2 giai đoạn, QCCT ít thay nước cũng cho năng suất cao hơn, năng suất bình quân đạt từ 450 - 500kg/ha/năm.
Theo định hướng phát triển ngành tôm tỉnh Cà Mau đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030, tỉnh sẽ ưu tiên phát triển mô hình nuôi tôm siêu thâm canh và QCCT. Diện tích nuôi tôm siêu thâm canh sẽ tăng lên 5.000ha vào năm 2020, 8.000ha vào năm 2025 và 10.000ha vào năm 2030; diện tích nuôi tôm QCCT sẽ tăng lên 162.000ha vào năm 2020, 182.000ha vào năm 2025 và 188.000ha vào năm 2030.
“Trong tình hình biến đổi khí hậu, nước biển dâng và xâm nhập mặn thì việc phát triển các loại hình nuôi tôm chủ động trong việc cấp, thoát nước, nhất là nuôi siêu thâm canh trong ao lót bạt và ao nổi là giải pháp hiệu quả nhằm hạn chế sự tác động ảnh hưởng đến hiệu quả của nghề nuôi tôm”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, ông Lê Văn Sử nhận định.
Báo cáo xuất khẩu thủy sản năm 2024 của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) được phát hành trong bối cảnh ngành thủy sản Việt Nam đạt được những kết quả tích cực, ghi nhận một năm thành công với tổng giá trị xuất khẩu 10 tỷ USD, tăng trưởng 12% so với năm 2023. Đây là dấu mốc quan trọng, khẳng định sự phát triển bền vững và tiềm năng vượt trội của ngành thủy sản trong việc đóng góp vào nền kinh tế quốc dân.
(vasep.com.vn) Indonesia đang tiến một bước để cải thiện khả năng truy xuất nguồn gốc từ đại dương đến bàn ăn của ngành cá ngừ trị giá hàng triệu đô la của mình. Quốc gia châu Á này đã nâng cấp hệ thống truy xuất nguồn gốc hải sản quốc gia, Stelina, để tương thích với Tiêu chuẩn Đối thoại toàn cầu về truy xuất nguồn gốc hải sản (GDST), qua đó trở thành quốc gia đầu tiên áp dụng tiêu chuẩn này.
Nhờ mạnh tiên phong nuôi cá bông lau thương phẩm, ông Lê Hồng Phương trở thành chủ trang trại cá bông lau lớn nhất vùng, nhiều năm liền có lãi ròng trên 1 tỷ đồng/năm.
(vasep.com.vn) Theo báo cáo của Tổ chức Bột cá và Dầu cá Quốc tế (IFFO), thị trường bột cá và dầu cá toàn cầu đã chứng kiến sự thay đổi đáng kể về sản lượng và nhu cầu vào cuối năm 2024.
(vasep.com.vn) Giá dầu cá đã giảm đáng kể vào đầu năm 2025, khi các nhà sản xuất Peru bán dầu cá sang Trung Quốc với giá khoảng 2.600 USD/tấn, giảm mạnh so với mức cao nhất 3.190 USD/tấn vào tháng 12/2024.
(vasep.com.vn) Theo báo cáo nuôi trồng thủy sản mới nhất của Rabobank, những người sản xuất tôm có thể kỳ vọng giá sẽ cải thiện trong nửa đầu năm.
(vasep.com.vn) Theo báo cáo mới của ENACT Africa, một sáng kiến do EU hậu thuẫn nhằm giải quyết tội phạm xuyên quốc gia, nghề cá của Somalia, bao gồm cả cá ngừ vây vàng, đang chịu áp lực nghiêm trọng từ hoạt động đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).
Kim ngạch xuất khẩu của thủy sản Việt Nam vào thị trường Singapore trong năm 2024 tăng 4,99%, giá trị xuất khẩu đạt gần 113,37 triệu SGD, chiếm thị phần 9,68%
Đây là mục tiêu mà ngành thủy sản tiếp tục đặt ra trong năm 2025 - năm cuối tăng tốc thực hiện kế hoạch phát triển ngành thủy sản 5 năm giai đoạn 2021-2025.
Xuất khẩu thủy sản năm 2024 vượt mốc 10 tỷ USD, kỳ vọng sẽ tiếp tục nối dài đà tăng trưởng trong năm 2025.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn