Khởi nghiệp nông nghiệp: Kiếm tiền tỷ nhờ chiết tách collagen từ da cá tra bỏ đi

Nguyên liệu 14:38 10/08/2020
Mỗi ngày có 8 tấn da cá tra bỏ đi ở Việt Nam và được xem là phế phẩm bán với giá rẻ mạt. Các nhà khoa học chế công nghệ tách collagen từ đồ bỏ đi giúp tăng giá trị ngành thủy sản.

Theo thống kê, năm 2019 Việt Nam xuất khẩu 1,3 triệu tấn cá tra với giá trị đạt 2 tỷ USD. Tuy vậy, chỉ 30% trọng lượng của cá ở phần thân được sử dụng, trong khi đó 70% còn lại ở đầu, da, xương trở thành phụ phẩm. Trung bình, mỗi nhà máy cá tra thải ra từ 5 đến 8 tấn da cá và thường bị bỏ đi gây ô nhiễm môi trường.

Tuy nhiên, da cá tra chứa đến 50% hàm lượng chất khô như collagen trong tổng số 69% protein. Trước thực tế đó, PGS.TS Phan Đình Tuấn cùng nhóm nghiên cứu của mình tại Đại học Bách khoa TP.HCM tiến hành phương pháp chiết tách collagen từ da cá tra bỏ đi, nhằm tăng giá trị cho ngành thủy sản.

Công nghệ “thay đổi cuộc chơi”

Theo báo cáo của nhiều tổ chức, nhu cầu thị trường collagen toàn cầu năm 2019 ước tính khoảng 920 tấn và quy mô thị trường collagen dự kiến đạt 7,5 tỷ USD vào năm 2027, với tốc độ tăng trưởng kép hằng năm là 6,4% trong giai đoạn từ nay đến năm 2027.

Các nhà khoa học Việt Nam đã nhìn thấy được tiềm năng lớn từ việc tách collagen ở da cá tra, sớm tìm hiểu và triển khai nhiều phương pháp từ những năm 2000 nhưng phần lớn vẫn còn nhiều nhược điểm và không thật sự hiệu quả. Cách làm cũ khiến sản phẩm đầu ra tồn đọng đến 5% lượng chất béo, trong khi yêu cầu của thị trường chỉ dưới 0,5%.

PGS.TS Phan Đình Tuấn đã cùng cộng sự “thay đổi cuộc chơi” bằng công nghệ trích ly da cá tra. Nhóm nhận ra, giảm lượng chất béo cũng vô tình làm giảm lượng collagen sau chiết, vì thế nhóm tập trung vào cải tiến ở bước xử lý da cá trước khi chiết xuất.

Các nhà nghiên cứu ngâm da cá trong 3 loại dung môi NaOH, LASNa và ethanol ở tỷ lệ 1/10 và nhiệt độ chỉ 4 độ C, để loại bỏ chất béo, tẩy màu cũng như khử mùi tanh hôi. Bước này làm da cá phình nở, liên kết protein và lipit bị phá vỡ dẫn tới việc chất béo tự tách ra khỏi da. Trong khi đó, LASNa ngăn không cho chất béo dính trở lại sau rã.

Tuy vậy, khi lipit bị tách rời cũng kéo theo protein làm suy giảm nồng độ của da, vì thế nhóm cho ngừng ngâm ở một giai đoạn nhất định rồi tách phần mỡ còn lại ở giai đoạn sau. Ở bước tiếp theo, PGS Tuấn cùng cộng sự sẽ chiết collagen bằng cách cho axit axetic kết hợp với enzym pepsin ở nhiệt độ từ 3°C đến 17°C trong 24 giờ. Sau cùng, NaCL được bổ sung rồi tiến hành ly tâm để tách collagen thô.

Từ mô hình tới thực tiễn

Sản phẩm collagen thô được mang đi sấy thăng hoa ở điều kiện đặc thù, giúp cho ra thành phẩm với phân tử lượng cao, không màu, không mùi và hàm lượng béo rất thấp, phù hợp với ứng dụng làm nguyên liệu cho sản xuất mỹ phẩm, thực phẩm và dược phẩm.

Ngoài ra, khi để ở nhiệt độ dưới 39,5°C, collagen không bị biến tính về cấu trúc nên dễ bảo quản. Phương pháp này đạt hiệu suất trích ly lên đến 84,81% giúp tránh lãng phí nguồn nguyên liệu đầu vào, giúp nâng cao giá trị cho cá tra nói chung và các sản phẩm chế biến từ cá tra nói riêng.

Nghiên cứu do nhóm của PGS Tuấn thực hiện ngoài giúp sử dụng hiệu quả phế phẩm bỏ đi, còn giúp xác định được quy luật ảnh hưởng của ba yếu tố (nồng độ acid acetic, hàm lượng enzyme pepsin và tỷ số dung môi/ da cá) đến hiệu suất trích ly collagen.

Từ kết luận này, nhóm có thể ứng dụng công nghệ cho nhiều sản phẩm khác như cá ba sa do có mối tương quan chặt chẽ giữa mô hình và thực nghiệm. Phương pháp cách chiết và tinh chế collagen từ da cá tra do PGS.TS Phan Đình Tuấn và các cộng sự tại Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia TP.HCM thực hiện đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích số 2-0001753.

(Theo DĐDN)

TIN MỚI CẬP NHẬT

Infographic: Xuất khẩu tôm Việt Nam 10 tháng đầu năm 2024

 |  08:36 22/11/2024

(vasep.com.vn) Tháng 10/2024, XK tôm Việt Nam đạt 394 triệu USD, tăng 24%. Lũy kế 10 tháng đầu năm nay, XK tôm mang về 3,2 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái. XK sang tất cả các các thị trường tiêu thụ chính đều ghi nhận tăng trưởng 2 con số trong tháng 10 năm nay.

Xanh hóa quy trình sản xuất và chế biến trong xuất khẩu cá tra

 |  08:34 22/11/2024

Trong 30 năm, cá tra Việt Nam đã có mặt ở 150 thị trường cùng nhiều loại cá thịt trắng khác nhờ vào nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra Việt Nam.

Xuất khẩu thủy sản của Brazil tăng vọt trong quý 3/2024

 |  08:26 22/11/2024

(vasep.com.vn) Xuất khẩu thủy sản nuôi trồng của Brazil đã đạt đến mức cao mới trong quý 3 năm 2024, với khối lượng xuất khẩu tăng 158% và giá trị tăng 174% so với cùng kỳ năm trước, đạt 4.031 tấn với giá trị 18,5 triệu USD.

Campuchia tăng cường các biện pháp giải quyết tình trạng đánh bắt bất hợp pháp

 |  08:51 21/11/2024

(vasep.com.vn) Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Campuchia (MAFF) xác nhận rằng Cục Thủy sản (FA) và lực lượng đặc nhiệm đang tăng cường các biện pháp giải quyết tình trạng đánh bắt bất hợp pháp trên toàn quốc trong mùa cấm đánh bắt để bảo tồn nguồn lợi cá.

Kêu gọi áp dụng phương pháp quản lý đa loài đối với tình trạng đánh bắt quá mức ở Đông Bắc Đại Tây Dương

 |  08:49 21/11/2024

(vasep.com.vn) Một báo cáo mới từ Pew Charitable Trusts cho rằng cần có phương pháp tiếp cận đa loài trong quản lý nguồn cá để giải quyết tình trạng suy giảm nguồn cá ở Bắc Đại Tây Dương.

Nhập khẩu cá rô phi của Mỹ tiếp tục giảm

 |  08:37 20/11/2024

(vasep.com.vn) Nhập khẩu cá rô phi của Hoa Kỳ tiếp tục giảm trong tháng 9, với mức giảm đáng kể về khối lượng và giá, chủ yếu là đối với phi lê tươi.

EU chấm dứt thỏa thuận đánh bắt cá với Senegal

 |  08:36 20/11/2024

(vasep.com.vn) Thông báo của Phái đoàn EU tại Senegal nêu rõ mối lo này xuất phát từ thiếu sót trong hệ thống giám sát đối với cả tàu cá trong nước và quốc tế hoạt động từ cảng Dakar.

Đảo Cocos của Costa Rica dẫn đầu cuộc chiến chống đánh bắt bất hợp pháp

 |  08:31 20/11/2024

(vasep.com.vn) Tổ chức Pew Charitable Trusts gần đây đã xuất bản một bài báo nêu bật phạm vi quốc tế của Trung tâm giám sát, kiểm soát và giám sát Khu bảo tồn biển Cocos của Costa Rica (MCCA). Trung tâm này, nơi bảo vệ Di sản thế giới của UNESCO, đi đầu trong cuộc chiến chống đánh bắt bất hợp pháp tại một trong những khu bảo tồn biển quan trọng nhất thế giới.

Xuất khẩu cá ngừ tháng 10 lập đỉnh sau hơn 2 năm

 |  08:29 20/11/2024

(vasep.com.vn) Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, XK cá ngừ của Việt Nam trong tháng 10 đạt gần 93 triệu USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2023. Tính luỹ kế 10 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch XK đạt hơn 821 triệu USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2023.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC