Hướng đi mới cho tiêu thụ sản phẩm cá nước lạnh

Sản xuất 08:26 23/04/2021 Nguyễn Trang
Gắn tem truy xuất nguồn gốc, đẩy mạnh thực hiện liên kết trong sản xuất và chế biến cá nước lạnh... là những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng tầm sản phẩm cá nước lạnh, đối phó với tình trạng cá tầm nước ngoài giá rẻ, chất lượng thấp đang làm khó cho cá tầm Việt ngay trên "sân nhà".

Các biện pháp này đang được thực hiện thành công tại một số cơ sở nuôi quy mô lớn tại Lào Cai, hứa hẹn bài toán cá nước lạnh rớt giá có lời giải.

Chế biến sâu và liên kết trong sản xuất 

Lồng nuôi cá Tầm trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình.

Hiện nay, Hội Cá nước lạnh Lào Cai quản lý 55 cơ sở nuôi thủy sản nước lạnh với thể tích đạt khoảng 17.000 m3, chủ yếu nuôi tại các huyện Sa Pa, Bát Xát, Văn Bàn... mỗi năm cung ứng ra thị trường trên 335 tấn (chiếm 50% sản lượng toàn tỉnh). Đầu tư nuôi cá nước lạnh không chỉ tốn kém nhiều tỷ đồng mà còn đòi hỏi những yếu tố khắt khe về nguồn nước tự nhiên, con giống nhập khẩu, giá thức ăn nuôi cá cao. Nếu không gặp muốn rủi ro, ngành nghề này buộc phải có liên kết chặt chẽ từ tổ chức sản xuất, tiêu thụ đến chế biến sâu để gia tăng thu nhập cho người nuôi cá nước lạnh.

Đợt dịch COVID-19 vừa qua chính là hồi chuông cảnh tỉnh giúp các hộ chăn nuôi cá nước lạnh nhỏ lẻ ở Sa Pa có ý thức hơn trong việc chăn nuôi cá chuyên nghiệp, có liên kết, đầu tư bài bản hơn. Giờ đây, không có nhiều diện tích để mở rộng hệ thống bể nuôi cá, nhiều trại lớn hoặc hợp tác xã ở Sa Pa đã liên kết với nông dân để cùng phát triển nghề nuôi cá nước lạnh. 

Trại cá hồi Thức Mai tại xã Ngũ Chỉ Sơn, thị xã Sa Pa do chị Phạm Thị Mai làm chủ cung ứng cá giống, cám cá và thu mua cá xuất bán từ trên 30 hộ dân trong vùng. Nếu như trước đây sản phẩm cá nước lạnh tại cơ sở này được tiêu thụ dễ dàng thì từ khi đại dịch COVID-19 xuất hiện cùng với lượng cá tầm nhập khẩu tăng vọt đã gây nhiều khó khăn cho trại cá như: giá thức ăn tăng, giá bán cá giảm, nhu cầu thị trường bị hạn chế do lượng khách du lịch đến Sa Pa ít ỏi do dịch bệnh... Để thoát khỏi tình trạng này, chế biến sâu chính là giải pháp trại cá hồi Thức Mai lựa chọn là hướng đi mới nhằm đa dạng hóa chuỗi sản phẩm từ cá nước lạnh và đã cho thấy hiệu quả bước đầu. 

Giờ đây, mỗi ngày, trại cá hồi Thức Mai chế biến và tiêu thụ khoảng 1 tấn cá hồi thương phẩm. 50 sản phẩm chế biến từ cá hồi như: cá hồi hun khói, xúc xích cá hồi, giò cá hồi, ruốc cá hồi.... được tiêu thụ dễ dàng trong cả nước và luôn trong tình trạng "cháy hàng". Từ khi thực hiện chế biến sâu các sản phẩm, chị Mai yên tâm không lo về đầu ra cho sản phẩm.

Chị cho biết, để đảm bảo uy tín cho sản phẩm và có chỗ đứng lâu dài trên thị trường, sản phẩm chị làm ra phải là sản phẩm sạch. Nguyên liệu cá phải tươi sống và nuôi an toàn thì chị mới thu mua. Do đó, các hộ dân liên kết sản xuất với trại chị đều phải cam kết tuân thủ nghiêm ngặt kỹ thuật nuôi cá theo quy định. Do đặc tính của cá hồi đến kỳ sinh sản xong sẽ chết, vì vậy việc nuôi duy trì lâu ngày, không bán được, nguy cơ trắng tay là nỗi lo lớn đối với người nuôi. Do đó, cũng theo chị Phạm Thị Mai, để đưa sản phẩm cá nước lạnh vào các siêu thị lớn, thâm nhập các chuỗi kinh doanh và phát triển thị trường về lâu dài.

Trong quá trình liên kết sản xuất, mỗi hộ chăn nuôi thay vì mạnh ai nấy làm như trước kia thì giờ đây đều tuân thủ lịch trình thả giống vào một thời điểm khác nhau. Từ đó, lượng cá xuất bán không bị chồng chéo, giữ được giá và chất lượng cá đảm bảo hơn. Khi giá cá hồi xuống đến 140.000 đồng/kg như thời gian vừa qua, các hộ dân có thể cùng chia sẻ về nguồn thức ăn hoặc tìm mối tiêu thụ sản phẩm tại những siêu thị lớn. 

Gắn tem truy xuất nguồn gốc

Để dần khẳng định thương hiệu cho cá nước lạnh ở Lào Cai, Hội Cá nước lạnh Lào Cai đã phối hợp Công ty cổ phần Công nghệ Smartcheck (Hà Nội) thí điểm gắn 15.000 tem truy xuất nguồn gốc cho cá tầm, cá hồi tại Trung tâm Nghiên cứu thủy sản nước lạnh Sa Pa, Hợp tác xã Chế biến thủy sản nước lạnh Ô Quý Hồ, Trại cá hồi Thức Mai.

Sau khi gắn tem truy xuất nguồn gốc, các cơ sở sản xuất sẽ quản lý được dòng hàng, bảo vệ thương hiệu, chứng minh nguồn gốc, xuất xứ cũng như bày tỏ thiện chí minh bạch mọi thông tin cần thiết. Không chỉ đi đầu trong chế biến sâu, Trại cá hồi Thức Mai còn là cơ sở đầu tiên của Lào Cai tiến hành gắn tem truy xuất nguồn gốc cho trên 5.000 con cá tầm. Chủ cơ sở này cho biết, việc cá tầm nhập khẩu từ nước ngoài với số lượng lớn vào thị trường Việt Nam thời gian qua ảnh hưởng không nhỏ tới lượng tiêu thụ của cơ sở. Việc gắn tem truy xuất nguồn gốc đã giúp sản phẩm cá hồi của cơ sở được hoan nghênh ở nhiều tỉnh thành trong cả nước, là tấm giấy thông hành thâm nhập vào hệ thống các siêu thị lớn trên toàn quốc.

Chị Phạm Thị Mai chia sẻ, ngoài thị trường, người tiêu dùng không thể phân biệt được đâu là cá tầm trong nước, đâu là các tầm nhập khẩu, nhập lậu. Bởi vậy, việc gắn tem sẽ giải quyết được khó khăn đó, đồng thời từng bước xây dựng thương hiệu cho cá nước lạnh ở Sa Pa.

Chủ tịch Hội cá nước lạnh Lào Cai Phạm Bá Uyên cho biết, với người tiêu dùng, giờ chỉ cần dùng điện thoại thông minh quét mã QR Code là có thể truy xuất được nguồn gốc, quy trình chăm sóc cá từ đó yên tâm khi sử dụng sản phẩm. Thời gian tới, việc gắn tem truy xuất nguồn gốc sẽ được nhiều cơ sở nuôi cá nước lạnh tại Lào Cai triển khai để bảo vệ thương hiệu cho mình và người tiêu dùng.

Các giải pháp gắn tem truy xuất nguồn gốc, đẩy mạnh thực hiện liên kết trong sản xuất và chế biến cá nước lạnh trong thời gian qua phù hợp với tinh thần chung của “Đề án phát triển mạng lưới chế biến nông, lâm sản trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2021 – 2025” mới được UBND tỉnh Lào Cai phê duyệt ngày 1/4/2021. Đề án nhằm nâng cao năng lực quản lý, hiệu quả sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, định hướng được thị trường tiêu thụ, sản phẩm thời gian tới trong lĩnh vực chế biến nông lâm sản của tỉnh này.

Đề án đặt ra mục tiêu, 100% sản phẩm của chuỗi sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông, lâm sản và thủy sản an toàn trên địa bàn tỉnh sử dụng mã QR trên Hệ thống minh bạch thông tin truy xuất nguồn gốc nông lâm sản thủy sản thực phẩm trên địa bàn tỉnh do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lào Cai quản lý; 80% cơ sở sơ chế, chế biến sâu các sản phẩm như rau, củ, quả, các sản phẩm chế biến từ thịt, trứng được sử dụng máy móc trang thiết bị hiện đại, áp dụng công nghệ cao, tiên tiến trong chế biến và bảo quản sản phẩm, được xây dựng và áp dụng chương trình quản lý chất lượng tiên tiến theo tiêu chuẩn HACCP (hệ thống phân tích, xác định và tổ chức kiểm soát các mối nguy trọng yếu trong quá trình sản xuất và chế biến thực phẩm).

Để đạt được các mục tiêu trên, Lào Cai khuyến khích đầu tư chế biến nông sản, chuyển dịch cơ cấu sản phẩm; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào chế biến, bảo quản nông sản; nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo an toàn thực phầm, đẩy mạnh công tác phát triển thị trường, xúc tiến thương mại. Đồng thời, địa phương tiếp tục bổ sung, hoàn chỉnh, đổi mới cơ chế chính sách tạo môi trường thuận lợi để các thành phần kinh tế tham gia phát triển ngành nghề chế biến nông, lâm sản, nhất là các chính sách đất đai, tín dụng, thị trường...; đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên địa bàn.

(Theo báo Tin tức)

huong di moi cho tieu thu san pham ca nuoc lanh ca nuoc lanh

TIN MỚI CẬP NHẬT

Nhiều doanh nghiệp thuỷ sản chú trọng phát triển thị trường nội địa

 |  10:27 18/07/2024

Ngoài việc đẩy mạnh xuất khẩu, nhiều doanh nghiệp thủy sản đang mở rộng thị phần tại thị trường nội địa nhằm hoàn thành kế hoạch đề ra.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chỉ đạo khẩn trương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản

 |  10:15 18/07/2024

(vasep.com.vn) Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái giao các cơ quan chức năng liên quan xem xét, giải quyết 3 kiến nghị của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam và tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp thủy sản.

Ngư dân ở Newfoundland biểu tình để bảo vệ nguồn lợi cá tuyết

 |  09:08 18/07/2024

(vasep.com.vn) Bộ trưởng Thủy sản Canada Diane Lebouthillier đã thông báo vào ngày 28/6 rằng lệnh cấm 32 năm đối với cá tuyết miền Bắc sẽ kết thúc trong năm nay, với hạn ngạch 18.000 tấn. Với việc quay trở lại nghề đánh cá thương mại, những người đánh cá ngoài khơi cũng được phép đánh bắt cá tuyết trở lại.

Sản lượng thức ăn nuôi tôm của Trung Quốc tăng vọt

 |  09:03 18/07/2024

(vasep.com.vn)Theo chuyên gia nuôi trồng thủy sản Jin Niu, giáo sư tại Đại học Sun Yat-Sen, sản lượng thức ăn tôm của Trung Quốc đạt 1,824 triệu tấn vào năm 2023, tăng đáng kể so với 1,656 triệu tấn của năm trước đó.

Nhập khẩu tôm của Mỹ năm 2024 có thể tăng so với 2023

 |  08:59 18/07/2024

(vasep.com.vn) Nhập khẩu tôm vào thị trường Mỹ bắt đầu tăng từ tháng 5, bất chấp quy định sơ bộ về thuế chống trợ cấp và thuế chống bán phá giá áp dụng lên các quốc gia xuất khẩu.

Đề xuất các chỉ số bền vững mới cho thành phần thức ăn nuôi trồng thủy sản

 |  08:54 18/07/2024

(vasep.com.vn)Một bài đánh giá được công bố trên Tạp chí Khoa học Thủy sản và Nuôi trồng Thủy sản đề xuất sử dụng đánh giá vòng đời (LCA) làm tiêu chuẩn để đánh giá tính bền vững của các thành phần thức ăn nuôi trồng thủy sản. Bài đánh giá được công bố trên tạp chí Reviews in Fisheries Science and Aquaculture đề xuất sử dụng LCA để đánh giá tính bền vững của các thành phần thức ăn nuôi trồng thủy sản.

Các tổ chức phi chính phủ kêu gọi chính phủ Na Uy cấm dầu cá có nguồn gốc từ Tây Phi

 |  08:55 17/07/2024

(vasep.com.vn) Tổng cộng có 39 tổ chức từ Tây Phi và Na Uy đã kêu gọi chính phủ Na Uy cấm sử dụng dầu cá có nguồn gốc từ Tây Phi tại các trang trại nuôi cá hồi của quốc gia này. Một phần đáng kể dầu cá được sử dụng trong ngành cá hồi của Na Uy có nguồn gốc từ Tây Phi, góp phần đảm bảo an ninh lương thực trong khu vực.

Yuehai Feed của Trung Quốc thua lỗ trong nửa đầu năm

 |  08:52 17/07/2024

(vasep.com.vn) Trong khi một nhà sản xuất thức ăn thủy sản Trung Quốc báo cáo rằng họ kỳ vọng đạt lợi nhuận kỷ lục trong nửa đầu năm thì một nhà sản xuất khác lại dự đoán mức lỗ lớn hơn, do tình hình thị trường nuôi trồng thủy sản Trung Quốc đang gặp nhiều thách thức. Guangdong Yuehai Feeds Group đã nêu lý do thời tiết khắc nghiệt, thị trường hải sản ảm đạm và giá thức ăn chăn nuôi giảm là nguyên nhân dẫn đến hiệu suất suy yếu.

Đóng cửa ngư trường: Thúc đẩy nghề cá bền vững

 |  08:50 17/07/2024

(vasep.com.vn) Trong một động thái mang tính bước ngoặt, ba quốc gia Tây Phi: Benin, Bờ Biển Ngà và Ghana đã hợp lực để bảo vệ tài nguyên biển của họ bằng cách thực hiện các mùa đóng cửa toàn diện cho toàn bộ nghề cá của họ. Nỗ lực phối hợp này đánh dấu một bước quan trọng hướng tới việc thiết lập một mùa đánh bắt cá khép kín trong khu vực, đảm bảo tính bền vững lâu dài của nghề cá.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC