Xác định con giống đóng vai trò quan trọng, Chi cục Thủy sản tăng cường hoạt động hỗ trợ tư vấn cho người nuôi tôm lựa chọn được nguồn giống sạch bệnh đưa vào nuôi thương phẩm đạt hiệu quả cao. Vụ tôm nước lợ năm 2021 nhờ có sự khuyến cáo của cơ quan chuyên môn, hộ nuôi thả giống đúng theo khung lịch thời vụ của ngành Nông nghiệp, các hộ nuôi chọn được con giống sạch bệnh từ các cơ sở nuôi uy tín, nên đã hạn chế được dịch bệnh.
Công tác tập huấn kỹ thuật nuôi tôm, cảnh báo môi trường cũng được Trung tâm Khuyến nông tỉnh quan tâm thực hiện. Ngay từ đầu vụ tôm 2021 (tháng 2), Trung tâm đã phối hợp với đơn vị chức năng, doanh nghiệp tổ chức tập huấn kỹ thuật, khuyến cáo lịch thời vụ nuôi trồng thủy sản theo kế hoạch của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đồng thời, thông báo thường xuyên về kết quả trắc nghiệm môi trường vùng nuôi tôm trong toàn tỉnh đến hộ dân, qua đó giúp nông dân nhận định được tình hình nuôi và nắm bắt được các phương pháp nuôi mới áp dụng vào thực tế sản xuất.
Nhằm giảm chi phí đầu vào, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm tôm, Trung tâm Khuyến nông tỉnh xác định xây dựng các mô hình trình diễn và nhân rộng mô hình hiệu quả là nhiệm vụ thường xuyên. Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng VietGAP tại vùng nuôi trên cát thôn Hòa Thạnh và thôn Nam Cương, xã An Hải (Ninh Phước) triển khai năm 2015 quy mô 2 ha ban đầu đến nay đã nhân rộng lên hàng trăm ha. Các hộ thực hiện mô hình giảm được 20% chi phí mua thức ăn cho tôm, sau 70-75 ngày thu hoạch được khoảng 15 tấn/ha, cao hơn 5 tấn so với nuôi theo phương thức truyền thống.
Nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong việc nuôi tôm thẻ chân trắng, ngành chức năng vận động các hộ nuôi tôm liên kết thành các Tổ cộng đồng nuôi tôm mang lại nhiều lợi ích. Những năm trước đây nhiều hộ nuôi tôm riêng lẻ, nên việc bảo vệ môi trường vùng nuôi gặp khó khăn, dịch bệnh thường xuyên xảy ra, gây thiệt hại kinh tế cho các hộ nuôi. Nhằm khắc phục tình trạng trên, các địa phương nhân rộng mô hình Tổ cộng đồng nuôi tôm nhằm trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm từ khâu chọn giống, biện pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh...
Nhìn lại hoạt động động nuôi tôm từ đầu năm đến nay có dấu hiệu khởi sắc. Nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả được triển khai nhân rộng, nhất là mô hình nuôi quảng canh cải tiến và nuôi thâm canh được bà con nông dân và doanh nghiệp quan tâm hơn. Trong quá trình nuôi tôm đa số người nuôi đã biết áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Người dân thực hiện tốt các quy định về bảo vệ môi trường và phòng ngừa dịch bệnh; mạnh dạn tham gia liên kết sản xuất để giảm chi phí đầu tư, nâng cao lợi nhuận.
Nhờ chủ động thực hiện các giải pháp ứng phó với dịch bệnh và giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, nên mặc dù trong bối cảnh khó khăn, nhưng ngành nuôi tôm thương phẩm vẫn được duy trì ổn định. Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong tháng 7 sản lượng tôm thương phẩm thu hoạch 2.500 tấn/477,26 ha; tôm hùm thương phẩm sản lượng thu hoạch 30 tấn/276 bè nổi.
(vasep.com.vn) Giá dầu cá đã giảm đáng kể vào đầu năm 2025, khi các nhà sản xuất Peru bán dầu cá sang Trung Quốc với giá khoảng 2.600 USD/tấn, giảm mạnh so với mức cao nhất 3.190 USD/tấn vào tháng 12/2024.
(vasep.com.vn) Theo báo cáo nuôi trồng thủy sản mới nhất của Rabobank, những người sản xuất tôm có thể kỳ vọng giá sẽ cải thiện trong nửa đầu năm.
(vasep.com.vn) Theo báo cáo mới của ENACT Africa, một sáng kiến do EU hậu thuẫn nhằm giải quyết tội phạm xuyên quốc gia, nghề cá của Somalia, bao gồm cả cá ngừ vây vàng, đang chịu áp lực nghiêm trọng từ hoạt động đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).
Kim ngạch xuất khẩu của thủy sản Việt Nam vào thị trường Singapore trong năm 2024 tăng 4,99%, giá trị xuất khẩu đạt gần 113,37 triệu SGD, chiếm thị phần 9,68%
Đây là mục tiêu mà ngành thủy sản tiếp tục đặt ra trong năm 2025 - năm cuối tăng tốc thực hiện kế hoạch phát triển ngành thủy sản 5 năm giai đoạn 2021-2025.
Xuất khẩu thủy sản năm 2024 vượt mốc 10 tỷ USD, kỳ vọng sẽ tiếp tục nối dài đà tăng trưởng trong năm 2025.
(vasep.com.vn) Dù đối mặt với nhiều thách thức trong nửa cuối năm nhưng khép lại năm 2024, xuất khẩu cá ngừ đóng hộp của Việt Nam vẫn tăng 17% so với năm 2023, đạt 299 triệu USD. Để có thể tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng trong năm 2025, ngành sản xuất và xuất khẩu cá ngừ đóng hộp rất cần sự phối hợp đồng bộ của các bên liên quan.
Trong tháng cuối cùng của năm 2024, thị trường nội địa đã soán ngôi Mỹ để vươn lên vị trí số 1 về đóng góp doanh thu cho Vĩnh Hoàn.
Sau gần một ngày ra khơi, 8 tàu cá của ngư dân phường Kỳ Ninh, thị xã Kỳ Anh đánh bắt được 100 tấn cá cơm, bán thu hơn một tỷ đồng.
(vasep.com.vn) Hàn Quốc đã đạt mốc xuất khẩu hải sản vượt 3 tỷ USD vào năm 2024, đánh dấu năm thứ ba liên tiếp đạt mức tăng trưởng kỷ lục. Theo báo cáo từ Bộ Đại dương Hàn Quốc, xuất khẩu hải sản trong năm nay đạt 3,03 tỷ USD, tăng 1,2% so với năm 2023, mặc dù gặp phải những thách thức về kinh tế và môi trường toàn cầu.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn