Cá tra là một trong những đối tượng nuôi chủ lực ở vùng ĐBSCL với tổng diện tích khoảng 6.000ha, cho sản lượng thu hoạch đạt 1,5 triệu tấn/năm, đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu trên 2 tỷ USD. Tuy nhiên, việc phát triển nuôi cá tra theo phương pháp nông hộ nhỏ đã tạo ra một lượng chất thải hữu cơ rất lớn ra môi trường.
Trong khi đó, hiện nay việc áp dụng mô hình tuần hoàn trong khâu nuôi lại chưa mang lại hiệu quả kinh tế. Nhiều chuyên gia cho rằng cần một giải pháp mới để vừa nâng cao giá trị, vừa đảm bảo hài hòa lợi ích đầu tư, nhất là ứng dụng công nghệ vào sản xuất cá tra.
Tọa đàm “Phát triển kinh tế tuần hoàn trong chuỗi ngành hàng cá tra” do Báo Nông nghiệp Việt Nam thực hiện. Ảnh: Kim Anh.
Chia sẻ tại chương trình tọa đàm “Phát triển kinh tế tuần hoàn trong chuỗi ngành hàng cá tra” do Báo Nông nghiệp Việt Nam thực hiện mới đây, TS Phạm Thị Thu Hồng, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Cá tra Việt Nam đánh giá, 60 - 75% chất thải của ngành hàng cá tra chủ yếu từ thức ăn.
Thực tiễn sản xuất cá tra ở vùng ĐBSCL thời gian qua bộc lộ, để đạt được 1kg cá tra nguyên liệu, hệ số chuyển hóa thức ăn dao động từ 1,6 - 1,8 FCR. Nghĩa là, người nuôi sử dụng từ 1,6 - 1,8kg thức ăn để nuôi được 1kg cá tra. Như vậy, lượng phát thải ra môi trường xung quanh rất đáng kể, từ 0,6 - 0,8kg chất thải, chủ yếu là bùn thải.
Bên cạnh đó, những kết quả nghiên cứu thời gian qua chỉ ra, ứng dụng thành tựu nghiên cứu khoa học trong khâu sản xuất giống, thức ăn hay công nghệ nuôi đã hoàn thiện. Thế nhưng, việc nuôi cá tra thâm canh quá mức, trong quy trình sản xuất, một lượng vật chất nguyên liệu rất lớn được đưa vào để cho ra số lượng sản phẩm lớn.
TS Phạm Thị Thu Hồng, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội cá tra Việt Nam. Ảnh: Kim Anh.
TS Thu Hồng cho rằng, việc xử lý nước thải ở các vùng nuôi cá tra vùng ĐBSCL hiện nay đều thông qua hệ thống lắng lọc và áp dụng các biện pháp sinh học. Nhưng cần phải nhìn nhận, với diện tích và sản lượng nuôi cá tra hiện có, nghề nuôi cá tra cũng tiềm ẩn nguy cơ tác động đến môi trường xung quanh.
Do đó, để đảm bảo môi trường trong nuôi cá tra, vấn đề quan trọng đó là xử lý nguồn chất thải, nước thải trong ao nuôi một cách bền vững. Thực tế hiện nay, đa phần các hộ nuôi xử lý theo phương pháp sử dụng chế phẩm sinh học hoặc hút bùn. Chỉ những vùng nuôi theo hướng hiện đại mới có thể ứng dụng được công nghệ.
Để giải quyết vấn đề này, với những nghiên cứu tiến bộ kỹ thuật đã được công bố và ứng dụng trong thực tế sản xuất, TS Thu Hồng cho biết giải pháp đầu tiên là người nuôi phải thực hiện theo quy trình thực hành nuôi thủy sản tốt như: VietGAP, GlobalGAP, ASC... Nội hàm các quy chuẩn, tiêu chuẩn này đã tích hợp các tiêu chí về bảo vệ môi trường.
Với các hộ nuôi nhỏ lẻ, TS Thu Hồng lưu ý, kỹ thuật cho ăn phải đảm bảo theo phương pháp 4 định (Định lượng - Định chất - Định thời gian - Định vị trí cho ăn) để giảm thiểu lượng thức ăn dư thừa và đảm bảo nhu cầu phát triển tối đa của con cá tra.
Bên cạnh đó, hộ nuôi cần áp dụng các kỹ thuật cho ăn tiên tiến, điển hình là phương pháp cho ăn gián đoạn, một tuần không cho ăn 2 ngày. Cách cho ăn này sẽ làm giảm từ 0,3 - 0,45kg thức ăn cho 1kg cá tra. Xét về bài toán kinh tế, trên diện tích nuôi trung bình 3 tấn cá nguyên liệu sẽ giảm được gần 100 tấn thức ăn, giảm được lượng lớn chất thải ra môi trường.
Để đóng góp vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của ngành hàng cá tra, các hộ nuôi cần ứng dụng kỹ thuật cho ăn theo phương pháp 4 định, cho ăn gián đoạn, để giảm lượng lớn chất thải ra môi trường. Ảnh: Kim Anh.
Song hành với các biện pháp trên, chuyên gia này cũng lưu ý, trong quá trình nuôi, bà con cần quan tâm đến các biện pháp kỹ thuật phòng bệnh trên cá tra một cách tốt nhất. Từ đó, giảm thiểu tối đa nhu cầu sử dụng thuốc, hóa chất, có thể gây ảnh hưởng không tốt đến môi trường.
Ở góc độ quy mô toàn ngành hàng cá tra, để thực hiện hiệu quả tiềm năng giảm phát thải khí nhà kính, TS Thu Hồng đề nghị người nuôi quan tâm ứng dụng công nghệ trong quá trình nuôi. Bởi hiện nay, trên thị trường đã có những công nghệ nuôi tuần hoàn, giảm nhu cầu sử dụng nước, ứng dụng kỹ thuật IoT. Bên cạnh đó, trong kỹ thuật cho ăn, bà con cũng có thể áp dụng máy cho anh tự động, để giảm lượng thức ăn dư thừa.
Nghiên cứu mới nhất của Tổ chức sáng kiến thương mại bền vững (IDH) cho thấy, để sản xuất 1kg cá tra ở trang trại sẽ làm phát sinh 6 - 7kg khí các bon. Với sản lượng khoảng 1,5 triệu tấn cá tra/năm tương đương lượng khí các bon phát thải ra môi trường từ 9 - 10,5 triệu tấn.
Theo Nông nghiệp Việt Nam
(vasep.com.vn) Theo Shrimp Insights, các nước Nam EU đã nhập khẩu 332.000 tấn tôm từ bên ngoài khối vào năm 2023, trong đó Tây Ban Nha và Pháp nổi lên là những thị trường chiếm ưu thế.
(vasep.com.vn) Xuất khẩu tôm 11 tháng của năm 2024 mang về gần 3,6 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái. XK sang các thị trường tiêu thụ chính đều ghi nhận ở mức 2 con số.
(vasep.com.vn) Xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam tính đến hết tháng 11/2024 vẫn duy trì được đà tăng trưởng. Kim ngạch XK trong 11 tháng đầu năm đạt 903 triệu USD, tăng 17%. XK sang các thị trường khác vẫn đang ở mức cao hơn so với cùng kỳ.
Ngày 15/10/2022, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 131/2024/NĐ-CP Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Nhà nước Israel (Hiệp định VIFTA) giai đoạn 2024-2027.
(vasep.com.vn) Giá cua tuyết Canada đầu vụ tháng 4 đã tăng 19% so với mức kỷ lục năm 2023. Dù vậy, các hãng bán lẻ và dịch vụ ẩm thực vẫn duy trì hoạt động và ổn định giá đến tháng 9. Tuy nhiên, khi hàng tồn kho cạn kiệt, giá cua tuyết Canada tăng hơn 40% so cùng kỳ năm ngoái.
Chất lượng con giống - khâu quan trọng của ngành hàng vẫn còn chưa đạt. Cá giống tỷ lệ sống thấp, dễ bị bệnh không còn theo mùa vụ. Ương dưỡng giống cá tra hiện nay, tỷ lệ hao hụt trên 90% và Cục Thủy sản đang đặt mục tiêu phấn đấu trong thời gian tới giảm xuống dưới 85%, tỷ lệ cá sống đạt 15- 20%.
(vasep.com.vn) Ngành công nghiệp tôm của Ecuador đang chật vật đối phó với sự sụt giảm xuất khẩu kéo dài và đối mặt với giai đoạn cuối năm 2024 đầy thách thức.
(vasep.com.vn) Tháng 11/2024, XK cá ngừ của Việt Nam đã không duy trì được đà tăng trưởng nhanh trước đó. Giá trị XK trong tháng này chỉ cao hơn gần 4% so với cùng kỳ, đạt gần 82 triệu USD. Tính luỹ kế 11 tháng đầu năm 2024, giá trị XK đạt 903 triệu USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2023. Dự kiến với đà tăng trưởng này, kim ngạch XK năm 2024 chỉ đạt sấp xỉ 1 tỷ USD.
(vasep.com.vn) Ngày 04/12/2024, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đã gửi công văn số 145/CV-VASEP tới Tổ Công tác Cải cách Thủ tục Hành chính của Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng Tư vấn Cải cách TTHC để báo cáo tình hình sản xuất – xuất khẩu và các bất cập, khó khăn về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính của DN thủy sản 11 tháng đầu năm 2024.
(vasep.com.vn) Chính phủ Venezuela sẽ cho phép công ty xuất khẩu tôm lớn nhất nước này tiếp tục xuất khẩu tôm sang Trung Quốc, nhưng phải tuân thủ các điều kiện thanh toán trước nghiêm ngặt, sau vụ tịch thu gây tranh cãi của công ty này vào tháng trước.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn