Tổng cộng có 3.403 người tiêu dùng được khảo sát bởi bên thứ ba, với khoảng 2/3 số người tham gia khảo sát sinh từ năm 1990 trở đi. Hầu hết tất cả những người được hỏi đều đồng ý rằng hải sản là lựa chọn lành mạnh hơn các loại protein động vật khác và hơn 1/3 số người được hỏi hiện ăn hải sản ít nhất hai lần một tuần. Khi được hỏi họ mua hải sản thường xuyên nhất ở đâu, những người được hỏi cho biết họ đang quay trở lại siêu thị và chợ truyền thống vì các hạn chế về COVID đã được dỡ bỏ ở Trung Quốc, trong khi số lượng người trả lời mua đồ mang về đã giảm.
Trả lời về vấn đề được quan tâm nhất trong quyết định mua hàng, an toàn thực phẩm được người tham gia khảo sát quan tâm hàng đầu, tiếp theo là tính bền vững.
Khi được hỏi liệu họ có sẵn sàng trả nhiều hơn cho hải sản từ các nhà sản xuất đã được bên thứ ba kiểm tra hay không, khoảng 71% số người được hỏi cho biết họ quan tâm đến việc trả thêm ít nhất 1 NDT để mua một sản phẩm có thêm sự đảm bảo. Điều này chứng minh việc có nhãn BAP trên bao bì thủy sản có thể mang lại lợi thế cho người sản xuất trên thị trường.
Khảo sát cho thấy người tiêu dùng Trung Quốc ngày càng quan tâm đến tính bền vững của sản phẩm, với khoảng 30% người tham gia khảo sát đều nhận ra nhãn BAP
Khi được hỏi liệu họ có nhận ra nhãn BAP hay không, khoảng 30% số người được hỏi cho biết họ đã nhìn thấy logo trước đây và hơn một nửa cho biết họ có nhiều khả năng mua hải sản hơn nếu bao bì có nhãn BAP.
Ngoài ra, khi được hỏi phần nào của chuỗi sản xuất cần được kiểm soát, khoảng một nửa số người được hỏi trả lời rằng toàn bộ chuỗi sản xuất nuôi trồng thủy sản (nhà máy chế biến, trang trại, trại giống và nhà máy thức ăn chăn nuôi) phải được kiểm soát.
Kết quả khảo sát cho thấy người tiêu dùng Trung Quốc cũng đang ngày một quan tâm đến tính bền vững của thuỷ sản. Khả năng nhận diện logo BAP ở mức gần 30% cho thấy tầm quan trọng của những vấn đề này đối với người tiêu dùng Trung Quốc.
Thuỳ Linh (Theo seafoodmedia)
Việc tỷ phú Donald Trump dọa áp thuế nhập khẩu với mọi sản phẩm vào Mỹ khiến doanh nghiệp tại đây phải đẩy nhanh tốc độ nhập hàng.
(vasep.com.vn) Thị trường cá đáy của Hoa Kỳ vẫn chịu áp lực tăng đáng kể do tình trạng thiếu hụt nguồn cung đang diễn ra, nhu cầu tăng đều đặn và gián đoạn hậu cần. Các loài chính, đặc biệt là cá tuyết Đại Tây Dương và cá tuyết chấm đen, đang thúc đẩy động lực thị trường khi nhiều người mua đảm bảo hàng tồn kho trước khi giá dự kiến tăng vào đầu năm sau.
(vasep.com.vn) Một công ty XK cá rô phi Trung Quốc cho biết ngành XK cá rô phi đã có mặt trên thị trường Mỹ trong nhiều năm, và dù tình hình có thay đổi thế nào, họ cũng phải tìm cách tồn tại trong thị trường này.
(vasep.com.vn) Liên minh Thủy sản Toàn cầu (GSA), có trụ sở tại Portsmouth, New Hampshire, đã công bố vào 4/11 về việc phát hành Tiêu chuẩn Chế biến Thủy sản (SPS) phiên bản 6.0, một tiêu chuẩn chứng nhận mới dành cho các nhà chế biến thủy sản trên toàn thế giới.
(vasep.com.vn) Theo dữ liệu từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), tháng 9/2024, xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador đã giảm 11% so với cùng kỳ năm trước, nguyên nhân chính do nhu cầu giảm từ các thị trường quan trọng ở châu Á.
(vasep.com.vn) Ngày 31/10/2024, Na Uy và Nga thiết lập hạn ngạch khai thác cá tuyết Đại Tây Dương và cá haddock tại Biển Barents cho năm 2025. Động thái này đã đẩy giá nguyên liệu đông lạnh H&G của cả 2 loài này lên mức cao kỷ lục, đặc biệt là từ các nhà cung cấp Nga, do người mua cố gắng đảm bảo nguồn cung trong bối cảnh sắp thiếu hụt vào năm 2025.
(vasep.com.vn) Mùa khai thác cá minh thái Alaska (mùa B) đã kết thúc thành công, mặc dù có khó khăn ban đầu tại vùng Vịnh Alaska (GOA).
Tuyệt đối tuân thủ quy trình nuôi, mật độ thả nuôi, quy trình xử lý nước thải, chất thải và tăng cường chế độ dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng cho cá. Sử dụng chế phẩm sinh học, men vi sinh, chế phẩm tăng cường chức năng của gan, thận, đường ruột cho cá.
Những năm qua, người nuôi cá tra ở An Giang đã đẩy mạnh liên kết với doanh nghiệp nhằm tiêu thụ sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh tế.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn