Nếu KVFTA hoặc JVFTA chỉ đưa tôm Việt nhập vào các nước này trong bối cảnh chỉ vài phần trăm thuế trước đó về bằng 0. CPTPP gồm 11 nước tham gia, có ba nước tiêu thụ tôm Việt khá tốt là Nhật Bản, Canada và Úc. Nhật đã có JVFTA trước đó, hai nước còn lại mức thuế nhập tôm bằng không trước khi có hiệp định. Nhưng EVFTA khác hẳn, sẽ tạo một bước ngoặt lớn về cơ cấu thị trường tôm Việt.
Tôm bán vào EU, nếu không có GSP, thuế tôm nguyên con hoặc còn vỏ bỏ đầu xoay quanh 5% (số tròn), là thế mạnh tôm từ Ecuador, một số nước Nam Mỹ và Ấn Độ. Tôm chế biến như lột vỏ, cấp đông rời thuế khoảng 10%, chế biến sâu hơn như tẩm gia vị, bao bột, hấp chín... thuế gần 20%. Tôm chế biến là thế mạnh của Thái Lan và Việt Nam. Trước khi có EVFTA, tôm Việt hưởng ưu đãi GSP khiến thuế có thể giảm tới một nữa tuỳ dòng sản phẩm. Trong khi đối thủ tôm lớn nhất tôm Việt là Thái Lan mất ưu đãi này sau năm 2015. Nhờ đó, thị phần tôm Việt ở EU tăng dần ba năm qua và năm 2018 EU đã trở thành thị trường tiêu thụ lớn nhất tôm Việt.
Do vậy, cơ hội nêu ra sau khi có EVFTA là:
- Lợi thế canh tranh tôm Việt ở EU mạnh mẽ hơn bao giờ hết, thể hiện hai nội dung: (1) Tôm Việt bán vào EU chủ yếu là tôm chế biến, ít đối thủ cạnh tranh, chủ yếu chỉ có Thái Lan và Indonesia; (2) Tôm chế biến có thuế suất rất cao nếu không có GSP (từ khoảng 10-20%) khiến các đối thủ vừa nêu càng khó lòng cạnh tranh vì chênh lệch giá thành nhập khẩu cao quá.
- Lợi thế tiếp theo là trình độ chế biến tôm của các DN Việt thuộc cấp cao, các DN Việt tận dụng cơ hội này chiếm lĩnh khúc thị phần cao cấp. Tôm chế biến cao sẽ có tỉ suất lợi nhuận cao hơn sản phẩm cấp thấp, các DN tôm có cơ hội gia tăng lợi nhuận và chia sẻ ít nhiều với người nuôi tôm, tạo cú hích mạnh ngành tôm Việt những năm tới.
- Khu vực EU thu nhập đầu người cao, sản phẩm càng nhiều tiện ích càng được ưa chuộng. Có nghĩa là khúc thị trường cao cấp rất rộng, đủ dư địa các DN tôm Việt lựa chọn các hệ thống phân phối thuỷ sản vừa tầm cung ứng của mình.
Tuy nhiên, không hẳn là dễ tăng trưởng thị phần tôm ở EU nhanh được. Cái gì cũng có cái giá của nó! Muốn tôm vào các hệ thống phân phối cao, các DN tôm Việt phải đáp ứng:
+ Tổ chức chế biến: Cơ sở phải đáp ứng các quy định nghiêm nhặt của quy định chung lẫn quy định riêng từng hệ thống. Phẩn cứng có thể dùng tiền đầu tư hoàn thiện, nhưng có những cái khó khó lòng đáp ứng ngay đủ hết nội dung yêu cầu như quy định trách nhiệm xã hội. Điều kiên kinh tế, hoàn cảnh xã hội Việt khác EU. Chuyện giờ làm thêm, ngày nghỉ là bài toán khó cho DN Việt trong hoàn cảnh ngành chế biến thuỷ sản là ngành khá vất vả, không thu hút được người lao động như ý muốn. Vào vụ, không tăng ca có thể làm nguyên liệu hư hỏng, thiệt hại. Tăng ca làm thêm giờ thị Bộ Luật lao động của ta tự ghè chân với quy định số giờ làm thêm hàng tuần, hàng tháng, hàng năm quá khiêm tốn! Các hệ thống từ EU mua tôm của các DN Việt thuê bên thứ ba, họ có thể vào các cơ sở chế biến bất kỳ lúc nào để kiểm tra thực trạng và sổ sách. Rất dễ có sai sót!
+ Nguồn tôm nguyên liệu: Đa phần hệ thống phân phối cao cấp đòi hỏi không riêng việc truy xuất nguồn gốc, còn yêu cầu tôm cung ứng phải nuôi đạt chuẩn ASC. Để đạt chuẩn này, các cơ sở nuôi phải có tài chánh đủ mới đáp ứng việc đầu tư theo quy định và quy mô nuôi phải khá lớn mới chia sẻ được chi phí đầu tư thêm vừa nêu. Tình hình nuôi tôm của ta khó xử, bởi nuôi nhỏ lẻ là chủ yếu. Người nuôi tôm thiếu vốn và ít đất. Cho nên, hiện nay diện tích nuôi đạt chuẩn nói trên chỉ khoảng 5% diện tích nuôi cả nước.
Nói gì nói, 20% thị phần tôm Việt ở EU cũng nói lên nỗ lực của các DN tôm Việt các năm qua. Và các thương nhân tôm Việt không ai không lộ rõ niềm vui khi EVFTA vừa được ký kết. Niềm vui các DN tôm Việt sẽ trọn vẹn hơn khi có sự đồng hành kịp thời của Chính phủ và Bộ ngành liên quan. Đó là kiến nghị lên trên sửa đổi sớm một số điều khoản cho tương đồng khi hội nhập trong Bộ Luật lao động. Đó là sửa đổi sớm Luật đất đai về việc tích tụ tập trung đất đai, hình thành các trang trại nuôi lớn đạt chuẩn theo yêu cầu của thị trường. Đó là quan tâm thông thoáng hơn tín dụng cho nuôi tôm.... Nói chung, còn nhiều việc phải làm mới có thể biến lợi thế từ EVFTA thành của cải vật chất tăng thêm như mong đợi.
Tóm lại, EVFTA, Thủ tướng nói là đại lộ nối Việt Nam với EU. Đại lộ đó dài lắm, muốn tới nơi sớm phải có những cỗ xe tốt. Cỗ xe tốt đó là tương tác kịp thời, nhanh nhất của cả hệ thống với cộng đồng doanh nghiệp có liên quan. Thời cơ không đợi lâu khi một số nước cũng rục rịch có đàm phán tự do thương mại với EU.
TS. Hồ Quốc Lực - Nguyên Chủ tịch VASEP, Chủ tịch HĐQT FIMEX VN
Trên cơ sở những thành tựu nổi bật của quan hệ song phương trên tất cả các lĩnh vực trong 75 năm qua, với tiềm năng hợp tác rộng mở và sự tin tưởng vững chắc vào tương lai tốt đẹp của quan hệ Việt Nam - Czech, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính và Thủ tướng Chính phủ Czech Petr Fiala đã nhất trí ra Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Việt Nam - Czech lên “Đối tác Chiến lược”, nhân chuyến thăm chính thức Czech của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính từ ngày 18 - 20/01/2025.
(vasep.com.vn) Năm 2024, xuất khẩu hải sản Việt Nam cán đích với kim ngạch xuất khẩu đạt 4 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2023. XK các nhóm mặt hàng đều tăng hoặc ở mức tương đương so với năm 2023.
(vasep.com.vn) Mặc dù nguồn vốn đầu tư mạo hiểm (VC) cho các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản giảm mạnh 28% vào năm 2024, ngành này vẫn duy trì tín hiệu tích cực ở một số phân khúc. Theo báo cáo của FAO, sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn cầu đã vượt qua đánh bắt tự nhiên, trở thành nguồn cung chính các loài thủy sản. Tuy nhiên, đầu tư vào đổi mới trong lĩnh vực này lại giảm sút.
(vasep.com.vn) Trung Quốc đang thắt chặt các quy định đối với ngành nuôi cá rô phi, trong đó Quảng Đông trở thành trung tâm sản xuất lớn thứ hai sau Hải Nam thực hiện các quy định xuất khẩu chặt chẽ hơn vào năm 2025.
(vasep.com.vn) EU là một trong những thị trường tiêu thụ nhiều nhất cá tra Việt Nam trong vòng 10 năm trở lại đây. Tuy nhiên, trong 5 năm trở lại đây, số liệu của Hải quan Việt Nam cho thấy EU đang giảm dần việc NK cá tra từ Việt Nam.
(vasep.com.vn) Tập đoàn hải sản khổng lồ của Nhật Bản Nissui Corp. sẽ cải tiến bao bì của các sản phẩm surimi cua cắt miếng nhỏ đã đứng vững trên thị trường nhiều năm của mình, loại bỏ khay nhựa như một phần trong nỗ lực giảm thiểu việc sử dụng nhựa.
(vasep.com.vn) Một nghiên cứu của Hiệp hội Thủy sản Toàn Nga (VARPE) cho thấy Nga đang bán nhiều cua hơn trong nước sau khi mất thị trường tại Hoa Kỳ
(vasep.com.vn) Xuất khẩu tôm năm 2024 đạt 3,9 tỷ USD, tăng 14% so với năm 2023. Nhìn lại năm 2024, ngành tôm đã kiên trì và nỗ lực vượt qua thử thách, khẳng định vị thế vững chắc trong xuất khẩu.
Việt Nam và Hoa Kỳ đã đạt thoả thuận trong vụ việc giải quyết tranh chấp về thuế chống bán phá giá cá tra, basa tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu các bộ ngành, địa phương kiên quyết xử lý nghiêm trách nhiệm các tổ chức, cá nhân không hoàn thành nhiệm vụ được giao, tiếp tay, dung túng cho hành vi khai thác IUU, ảnh hưởng đến nỗ lực chung gỡ cảnh báo thẻ vàng EC. Đồng thời, chuẩn bị cho đợt kiểm tra của EC trong quý 2/2025...
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn