EU đã thông báo quyết định này vào ngày 4/12/2020. Quốc gia thuộc khu vực các nước tham gia Hiệp định Nauru (PNA) Kiribati đã nhận thẻ vàng vào tháng 4/2016 sau khi EC quan ngại về tính minh bạch của các thông tin các sản phẩm hải sản đã cập cảng và được trung chuyển thông qua các cảng của nước này, đặc biệt là sự rõ ràng về ngày đánh bắt (VDS) cá ngừ.
Do quốc đảo này có một khu vực đặc quyền kinh tế rộng nhất thế giới, khoảng 3,5 triệu km2 và giàu trữ lượng cá ngừ, nên Chính phủ và ngành công nghiệp ngừ Kiribati rất hoan nghênh quyết định này của EC. Các quốc gia ở vùng biển xa đang hoạt động tại khu vực này gồm Hàn Quốc, NHật Bản, Đài Loan và Mỹ. Trong năm 2019, các tàu lưới vây đã đánh bắt được 204.166 tấn cá ngừ, trong khi các tàu câu vàng đánh bắt được 3.429 tấn và các tàu thủ công đánh bắt được 4.359 tấn tại khu vực EEZ này.
Sau khi nhận thẻ vàng, Kiribati đã thực hiện nhiều bước tiến quan trọng trong việc chống đánh bắt IUU. Năm 2017 Liên minh Châu Âu đã công nhận quốc gia này như một khu vực thẩm quyền của EU. Theo EC, một số biện pháp mà Kiribati đã thực hiện nhằm giải quyết các khuyến nghị để dỡ thẻ vàng:
- Rà soát toàn bộ khung pháp lý nghề cá cho phù hợp với Luật Biển Quốc tế, bao gồm cả một chương trình xử phạt mang tính răn đe.
- Cải tiến toàn bộ hệ thống kiểm soát nghề cá, với hệ thống đăng ký và kiểm soát tốt các tàu cá trung chuyển và cập cảng tại các cảng chính của nước này.
- Tăng cường các công cụ Giám sát, kiểm tra và kiểm soát, bao gồm phạm vi phủ sóng toàn bộ với Hệ thống Giám sát Tàu đánh bắt (VMS).
- Cải thiện các biện pháp kiểm soát trong toàn bộ chuỗi cung ứng bằng cách đưa ra các yêu cầu đối với việc ra vào cảng và sử dụng cảng, đồng thời đặt ra các điều kiện xuất nhập khẩu các sản phẩm thuỷ sản.
- Tăng cường các thủ tục hành chính cũng như đào tạo, dẫn đến việc thực thi đúng các quy định pháp luật.
- Cải thiện hợp tác với các quốc gia có tàu đang hoạt động tại các vùng biển của Kiribati.
- Tăng cường nguồn nhân lực sẵn có để chống khai thác IUU.
Trước đó, các quốc gia PNA khác như Papua New Guinea, Quần đảo Solomon và Tuvalu cũng đã được EU gỡ thẻ vàng.
(vasep.com.vn) Vào năm 2023, cá rô phi chiếm 91% trong tổng số 151,8 triệu USD thủy sản mà Colombia xuất khẩu sang Mỹ, khiến nó trở thành mặt hàng thủy sản giá trị nhất mà Colombia xuất khẩu sang Mỹ. Mối đe dọa về thuế quan, như đã được cựu Tổng thống Donald Trump đề xuất, có thể gây tác động lớn đối với các nhà nhập khẩu Mỹ, với mức thuế từ 25-50% có thể làm tăng thêm từ 34,7 triệu USD đến 69,4 triệu USD chi phí hàng năm cho riêng mặt hàng cá rô phi.
(vasep.com.vn) Mặc dù giá cả hiện tại có vẻ ổn định, thị trường cá rô phi và cá tra vẫn đang đối mặt với nhiều bất ổn. Sự thay đổi trong nguồn cung, bất ổn về thuế quan và biến động nhu cầu đang tạo ra một bức tranh khó lường cho các bên liên quan. Với việc mua sắm hạn chế trong các tháng tới do kỳ nghỉ lễ và các thách thức hậu cần, nhiều bên vẫn ở trong trạng thái chờ đợi và quan sát, mong đợi những cập nhật mới nhất về chính sách thuế quan và tình hình cung cấp nguyên liệu thô.
(vasep.com.vn) Năm 2025, các quốc gia như Ecuador, Trung Quốc và Ấn Độ có thể sẽ giảm sản lượng tôm thẻ chân trắng, trong khi sản lượng tôm sú được dự đoán sẽ tăng trưởng.
(vasep.com.vn) Vào năm 2024, tổng sản lượng surimi cá tuyết của Nga tăng 47% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 70.800 tấn.
(vasep.com.vn) Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) của Liên hợp quốc đã đề xuất một biện pháp mới cho công ước MARPOL, nhằm giảm phát thải khí nhà kính từ các hoạt động thương mại trên biển, bao gồm cả tàu đánh cá và vận tải biển toàn cầu. Mục tiêu của công ước này là đạt được mức phát thải ròng bằng 0, thông qua việc thu hẹp khoảng cách giá giữa nhiên liệu hàng hải truyền thống và nhiên liệu phát thải 'gần bằng 0'.
(vasep.com.vn) Nhật Bản dự kiến sẽ tăng gấp đôi sản lượng cá hồi nuôi và cá hồi vân, đạt hơn 50.000 tấn vào năm 2027, nhờ vào những tiến bộ trong công nghệ nuôi trồng thủy sản tuần hoàn trên cạn (RAS) và nhu cầu ngày càng cao đối với cá sashimi có nguồn gốc địa phương.
(vasep.com.vn) Diện tích thả nuôi cá tra năm 2024 đạt 5,7 nghìn ha, bằng với năm 2023; Sản lượng đạt 1,787 triệu tấn, tăng 4,3% so với năm 2023 (1,713 triệu tấn).
- Khóa học "Kiểm soát hiệu quả động vật gây hại trong nhà máy chế biến thủy sản và thực phẩm" nhằm đảm bảo hệ thống quản lý chất lượng được kiểm soát nghiêm ngặt, đáp ứng các yêu cầu trong chương trình SSOP của hệ thống HACCP cũng như tiêu chuẩn BRC, IFS, FSSC, BAP.... - Khóa học "HACCP cơ bản trong doanh nghiệp chế biến thủy sản" cập nhật có hệ thống kiến thức về HACCP & vệ sinh ATTP cho các doanh nghiệp, đồng thời nâng cao kỹ năng xây dựng và vận hành hiệu quả hệ thống HACCP, công tác quản lý chất lượng trong nhà máy thủy sản.
(vasep.com.vn) Kura Sushi, một trong những chuỗi nhà hàng sushi lớn nhất Nhật Bản, đã lên kế hoạch mở 14 nhà hàng mới tại Hoa Kỳ vào năm 2025, tiếp tục đà tăng trưởng mạnh mẽ sau "khởi đầu tuyệt vời" trong quý đầu tiên của năm tài chính 2025, theo thông tin từ Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Hajime Uba.
(vasep.com.vn) Giá cua tuyết (Chionoecetes opilio) tại Hoa Kỳ tiếp tục tăng trong năm 2025, do nguồn cung ngày càng khan hiếm. Gary Morrison, giám đốc tăng trưởng và chiến lược của cơ quan báo cáo giá UCN, cho biết giá cua tuyết đông lạnh từ Newfoundland và Labrador (NL) của Canada, kích thước phổ biến 5-8 ounce, đã tăng từ 8,75 USD lên 8,95 USD/pound trong tuần thứ 3 của tháng 1, tăng 8-9% so với đầu tháng 11 và 60-62% so với cùng kỳ năm 2024.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn