Nhà máy buộc phải giảm công suất, giá tôm giảm sâu
Chia sẻ tại Hội nghị trực tuyến về sản xuất, tiêu thụ thủy sản những tháng cuối năm 2021 và bàn giải pháp để chủ động sản xuất thủy sản do Bộ NNPTNT tổ chức sáng 4/9, ông Lê Văn Quang, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thuỷ sản Minh Phú cho biết, hiện nhu cầu mua tôm của khách hàng nước ngoài rất lớn, giá tôm cũng tăng cao mà doanh nghiệp không thể sản xuất hết công suất.
Trong khi đó, giá tôm thu mua trong dân đã giảm đến 21,24% so với thời điểm đầu tháng 7.
Cụ thể, ông Lê Văn Quang cho biết, Nhà máy thủy sản Minh Phú Cà Mau hiện có 6.757 công nhân nhưng chỉ đi làm được 1.649 công nhân; nhà máy thủy sản của Minh Phú ở Hậu Giang có 5.800 công nhân nhưng hiện chỉ đi làm được 1.300 công nhân.
"Như vậy, số lượng công nhân đi làm chỉ chiếm 23,8%, đồng nghĩa với việc công suất của các nhà máy giảm" - "vua" tôm Minh Phú nêu một thực tế.
Đối với vấn đề tiêm vaccine cho công nhân, ông Quang cho biết, đến nay Minh Phú Cà Mau đã tiêm cho 6.389 công nhân, chiếm 94,53%; Minh Phú Hậu Giang mới tiêm cho 1.700 công nhân.
Theo ông Lê Văn Quang, do các nhà máy sản xuất, chế biến hầu hết phải giảm công suất hoặc buộc phải dừng hoạt động nên giá tôm nguyên liệu đã giảm mạnh.
"Nếu như thời điểm ngày 4/7, giá tôm thẻ chân trắng loại 60 con/kg được Minh Phú thu mua là 113.000 đồng/kg thì đến thời điểm ngày 30/8 chỉ còn 89.000 đồng/kg, giảm 24.000 đồng/kg, tương đương 21,24%. Đấy là giá Minh Phú mua của đại lý chứ đại lý thu mua của người dân thì giá còn giảm thêm 5.000 - 10.000 đồng/kg do phát sinh nhiều chi phí" - ông Quang nói.
Với giá tôm như hiện nay, theo ông Quang, người nuôi tôm lỗ nặng, không thể thả tôm cho vụ sau.
"Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là làm sao cho nhà máy được sản xuất càng tối đa công suất càng tốt, hiện có tình trạng chỉ cần một nhà máy kiểm soát dịch không tốt là giãn cách toàn tỉnh. Theo tôi, đơn vị nào làm tốt thì vẫn phải cho duy trì sản xuất, không thể vì một nhà máy vi phạm phòng chống dịch mà cả tỉnh giãn cách" - ông Quang nêu quan điểm.
Nếu nhà máy hoạt động tối đa công suất, giá tôm sẽ tăng trở lại
Nói về nhu cầu của thị trường thế giới với tôm Việt, "vua" tôm Minh Phú cho biết, giá tôm thành phẩm ở nước ngoài đang tăng cao, nhu cầu rất lớn, nếu các nhà máy được hoạt động tối đa công suất giá tôm sẽ cải thiện như thời điểm ngày 4/7, thậm chí còn có thể mua cao hơn cho bà con có động lực phát triển sản xuất.
Từ thực tế đó, ông Quang kiến nghị, các địa phương cho doanh nghiệp áp dụng "1 cung đường nhiều điểm đến".
"Để nhà máy sản xuất tối đa công suất với "3 tại chỗ" là khó khả thi vì không thể có đủ chỗ ở cho công nhân, chúng tôi đã thuê hết khách sạn trên địa bàn, kể cả khách sạn 5 sao cũng không đủ chỗ cho công nhân" - ông Quang nêu một thực tế tại doanh nghiệp.
Theo ông Quang, chỉ thực hiện tốt "1 cung đường, nhiều điểm đến" mới khắc phục được, khi đó công nhân có ý thức xây dựng gia đình mình là vùng xanh, nhà máy quản lý chặt để thành nhà máy xanh bằng cách test thường xuyên, nâng cao ý thức phòng chống dịch của công nhân.
Ngoài ra, ông Quang cũng kiến nghị các địa phương đẩy mạnh tiêm vaccine cho công nhân chuỗi sản xuất ngành nông nghiệp, trong đó có sản xuất thủy sản.
Đồng thời, các địa phương cũng cần linh hoạt trong việc kiểm soát người đi qua các chốt phòng chống dịch, tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp.
"Minh Phú có một nhà máy nằm ở khu công nghiệp Nam Sông Hậu của tỉnh Hậu Giang nhưng thực tế công nhân nhiều người ở Sóc Trăng, Cần Thơ vì khoảng cách rất gần. Nhiều cán bộ của nhà máy cũng ở Cần Thơ, muốn sang nhà máy ở Hậu Giang không được, sang thì phải cách ly nên buộc phải thực hiện "3 tại chỗ". Do vậy, các địa phương cần có quy định cụ thể, linh hoạt hơn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất" - ông Quang nói.
Từ kiến nghị của doanh nghiệp, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến cho biết sẽ kiến nghị Chính phủ và các bộ ngành ưu tiên bổ sung tiêm vaccine đầy đủ cho lao động tham gia trong chuỗi và có cơ chế phù hợp để cho sản xuất trở lại trong điều kiện bình thường mới; hỗ trợ giảm giá điện cho hoạt động sản xuất thủy sản, đặc biệt cho nuôi trồng thủy sản. Tiếp tục giám sát thực hiện các chỉ đạo xuyên suốt từ Trung ương tới địa phương, tạo điều kiện thuận lợi nhất trong việc vận chuyển sản phẩm thủy sản, vật tư đầu vào phục vụ sản xuất thủy sản. Khoanh nợ, giãn nợ đối với các khoản vay tín dụng cho doanh nghiệp và người dân tham gia hoạt động trong chuỗi thủy sản bị ảnh hưởng do Covid-19. Cung cấp thêm tín dụng với mức lãi suất hợp lý để cho người dân và doanh nghiệp tái đầu tư phục hồi sản xuất. |
(vasep.com.vn) Để ứng phó với lệnh cấm của chính phủ Trung Quốc đối với các sản phẩm hải sản Nhật Bản vào tháng 9 năm ngoái, Sugiyo, một công ty chế biến surimi lớn của Nhật Bản, đang chuyển hướng bằng cách tiếp thị thanh cua, được sản xuất tại nhà máy ở Hoa Kỳ, sang thị trường Trung Quốc.
Hội nghị Thượng đỉnh Đa dạng sinh học của Liên hợp quốc lần thứ 16 (COP 16) được coi là bước đi quan trọng để thế giới tạo dựng "hòa bình với thiên nhiên".
(vasep.com.vn) Cá rô phi và cá tra là các loài cá thịt trắng được ưa thích trên thế giới vì giá cả hợp lý, thơm ngon, giàu dinh dưỡng. Tại một số thị trường lớn như Hoa Kỳ, cá rô phi được tiêu thụ nhiều hơn so với cá tra. Trung Quốc hiện đang là nguồn cung cá rô phi lớn nhất cho thị trường này. Tuy nhiên, 9 tháng đầu năm nay, thị trường cá rô phi đang có sự thay đổi, cả về sức mua, nguồn cung và sức tiêu thụ.
(vasep.com.vn) Chương trình mới của MSC có mục tiêu cuối cùng là giúp các ngư trường đạt được chứng nhận MSC. Sáng kiến này bổ sung cho các Dự án Cải thiện Ngư trường (FIP) hiện có.
(vasep.com.vn) Sản lượng tôm nuôi của Ecuador, Châu Á và Trung Quốc dự kiến sẽ có mức tăng trưởng nhẹ vào năm tới, trong khi Ấn Độ dự kiến sẽ phục hồi sau sự sụt giảm sản lượng trong năm 2023 và 2024.
(vasep.com.vn) Sản lượng nuôi cá chẽm và cá tráp (seabass và seabream) ở Địa Trung Hải đang chậm lại sau nhiều năm tăng trưởng nhanh chóng, theo ông Gorjan Nikolik, nhà phân tích cao cấp của ngân hàng Hà Lan Rabobank.
(vasep.com.vn) EU đã đạt được thỏa thuận về hạn ngạch đánh bắt cho Biển Baltic trong năm 2025. Các loài chủ chốt bị ảnh hưởng bởi thỏa thuận này bao gồm cá trích, cá tuyết và cá hồi.
3 quý của năm 2024, sản lượng tôm nước lợ là hơn 1,1 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 2,8 tỷ USD. Trong khi mục tiêu ngành thủy sản đặt ra cho xuất khẩu tôm cả năm là 4 tỷ USD.
Theo Sở NN&PTNT Vĩnh Long, hiện nay tình hình xuất khẩu cá tra gặp khó khăn, giá cá thương phẩm giảm, chi phí sản xuất tăng khiến người nuôi e ngại thả giống, diện tích nuôi cá tra giảm so cùng kỳ
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn