Đối mặt nhiều hàng rào kỹ thuật
Phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã phân tích, đánh giá bối cảnh thế giới và trong nước. Ông Diên nhấn mạnh, thời gian qua Việt Nam đã ký các hiệp định thương mại song phương, đa phương nhằm thuận lợi hóa thương mại để thúc đẩy sản xuất trong nước. Tuy nhiên, một số nước phát triển đã dựng lên các rào cản kỹ thuật như chuyển đổi năng lượng xanh sạch, sản xuất cacbon thấp…
"Tất cả những chính sách này mới nghe có vẻ rất nhân văn nhưng đây là "luật chơi mới" trong cuộc đua không cân sức, bởi những nước phát triển đã đi trước chúng ta rất xa, có điều kiện hơn chúng ta rất nhiều", ông Diên cho biết.
Trong bối cảnh như vậy, các DN sản xuất kinh doanh, đặc biệt là DN trong nước là những đối tượng chịu sự tác động nhiều nhất. Bộ trưởng chia sẻ: "Tình hình sản xuất kinh doanh quý I, Chính phủ đã đánh giá mặc dù nỗ lực rất cao nhưng tăng trưởng GDP chỉ đạt 3,32%. Nhiều địa phương trong đó có những địa phương được xem là đầu tàu, là động lực của nền kinh tế đất nước lại có mức độ tăng trưởng thấp, như TPHCM chỉ tăng 0,7%".
Riêng về mảng xuất nhập khẩu, báo cáo của Cục Xuất nhập khẩu đưa ra tại hội nghị cho thấy, kết quả xuất nhập khẩu 3 tháng đầu năm 2023 đều ghi nhận mức giảm so với cùng kỳ. Trong đó, xuất khẩu đạt 79,3 tỷ USD (giảm 11,8%), ngạch nhập khẩu đạt 74,5 tỷ USD (giảm 15,4%). Đáng chú ý là xuất khẩu, nhập khẩu giảm ở cả khu vực DN trong nước và khu vực DN FDI.
Xét về thị trường, xuất khẩu sang thị trường châu Mỹ đạt 24,6 tỷ USD (giảm 19,4%), châu Âu đạt 12,4 tỷ USD (giảm 9,7%). Các thị trường châu Á, châu Phi hay châu Đại dương cũng ghi nhận mức sụt giảm kim ngạch xuất khẩu so với cùng kỳ.
Kim ngạch xuất nhập khẩu giảm ở cả khu vực DN trong nước và khu vực DN FDI
Theo đánh giá của Bộ Công Thương, nguyên nhân sản xuất, xuất khẩu giảm so với cùng kỳ năm trước là yếu tố thị trường xuất khẩu, các ngành hàng đều gặp khó khăn do lạm phát cao, sức mua sụt giảm, đặc biệt là hàng hoá tiêu dùng không thiết yếu.
Tuy nhiên, tác động đến từng ngành hàng là khác nhau. Cụ thể, những ngành hàng có thị trường xuất khẩu chính là Hoa Kỳ, EU đối với mặt hàng dệt may, da giày, gỗ, thuỷ sản là những ngành sụt giảm nhiều nhất. Trong khi đó, các ngành hàng có thị trường xuất khẩu chính là châu Á như cao su, gạo, rau quả, hạt điều... ít chịu tác động hơn.
Ngoài ra, chi phí nguyên liệu vật tư đầu vào tăng cao trong khi mức giá xuất khẩu không tăng làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm, các DN sản xuất cầm chừng tránh rủi ro. Chi phí nhân công, bao bì, vận chuyển... cũng tăng cao.
Yếu tố hàng rào kỹ thuật, biện pháp phòng vệ thương mại cũng tác động không nhỏ. Một số ngành hàng như thuỷ sản, gỗ và sản phẩm gỗ, sắt thép, sản phẩm nhựa đang đối mặt với các áp lực về điều tra phòng vệ thương mại. Yếu tố cạnh tranh trên thị trường ảnh hưởng đến giá hàng hoá xuất khẩu.
DN vừa thiếu vốn vừa ngán lãi suất
Nói về tình hình của ngành hàng thủy sản, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết: "Trong 3 tháng đầu năm nay, xuất khẩu thủy sản giảm 27,5%, tương đương mức giảm trong giai đoạn dịch Covid-19 bùng phát nặng nhất. Dự báo xuất khẩu thủy sản tiếp tục đối mặt nhiều khó khăn trong năm nay bởi các thị trường xuất khẩu chính như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản đều suy giảm mạnh".
Chỉ ra nguyên nhân, ông Nam cho biết, do tình hình lạm phát khiến tiêu dùng tại các nước này suy giảm. Nhiều DN dù đã ký hợp đồng nhưng khách hàng lại dời lại, khiến lượng hàng tồn kho nhiều. Việc xuất khẩu giảm khiến dòng tiền chậm về. Cùng với đó, nguồn vốn tín dụng hạn hẹp khiến các DN chế biến, xuất khẩu không có nguồn vốn để mua nguyên liệu, không mua nguyên liệu đúng giá cho nông, ngư dân.
Ông Nam cho hay, các DN chế biến, xuất khẩu thuỷ sản chủ yếu vay USD. Trước đây lãi suất vay USD dưới 3% nay đã trên 4%. Vì thế ông Nam kiến nghị nên giảm lãi suất vay USD. Ngoài ra VASEP kiến nghị Chính phủ cần có gói tín dụng khoảng 10.000 tỷ đồng lãi suất thấp để phục vụ thu mua nguyên liệu, kích thích tâm lý, để nông ngư dân duy trì việc sản xuất. Đây chỉ là giải pháp mang tính giai đoạn nhưng rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp dệt may, ông Trần Như Tùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) kiến nghị: "Trong ngắn hạn, cần tăng cường xúc tiến thương mại, chương trình làm việc giữa Việt Nam và các quốc gia để mở rộng thị trường xuất khẩu thông qua tham tán thương mại. Trong đó tập trung vào các quốc gia trong khối CPTPP và EU, những nơi mà Việt Nam đã ký những hiệp định thương mại song phương".
Theo ông Tùng, nên có gói vay ưu lãi suất ưu đãi 0% để trả lương cho người lao động. Đơn cử như gói vay mà Ngân hàng Chính sách xã hội đã thực hiện trong giai đoạn Covid-19 để giúp DN phần nào giảm áp lực tài chính để trả lương cho người lao động, giữ chân lao động trong giai đoạn khó khăn hiện nay.
Về trung và dài hạn, ông Tùng cho rằng, cần hỗ trợ một phần tài chính và chuyên gia trong việc thực hiện các dự án xanh hoá như giảm nước thải, chất thải, sử dụng năng lượng tái tạo, nguyên liệu tái chế, giảm sử dụng hoá chất ... (ESG), chuyển đổi số trong ngành dệt may để tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Đặc biệt, Nhà nước cần giảm thuế TNDN 2% cho các DN đáp ứng tiêu chuẩn xanh và hỗ trợ lãi suất cho các dự án chuyển đổi xanh (như trường hợp Bangladesh đang làm).
Cũng nói về nguồn tài chính, ông Nguyễn Ngọc Nam, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), cho rằng với ngành hàng gạo, dù việc xuất khẩu đang có thuận lợi khi cầu thế giới tăng, giá gạo ở mức cao, nhưng hiệu quả mang lại cho DN và người dân chưa tương xứng.
Về nguyên nhân, theo ông Nguyễn Ngọc Nam, các DN trong ngành chủ yếu là DN nhỏ và vừa nên nguồn tài chính hạn chế, khi tới mùa vụ thường thiếu vốn để thu mua lúa gạo. Do đó Ngân hàng Nhà nước cần có cơ chế chính sách tín dụng cho ngành gạo.
Sau khi lắng nghe chia sẻ của các hiệp hội, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân, nhấn mạnh khó khăn đã rõ nhưng cũng cần ghi nhận những nỗ lực của các DN và hiệp hội. Trước câu hỏi liệu khi nào sẽ nhìn bước chuyển sau những khó khăn, ông Tân cho rằng cuối quý II năm nay tình hình có thể bắt đầu có những bước chuyển tích cực hơn. Vì thế ông Tân kiến nghị các DN, hiệp hội cần có sự chuẩn bị cho bước chuyển này.
(vasep.com.vn) Nguồn cá xa bờ của Nhật Bản đang suy giảm, làm dấy lên lo ngại rằng ngành thủy sản của nước này có thể phải đối mặt với tình trạng cạn kiệt vào năm 2050.
(vasep.com.vn) Theo Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Ứng dụng Tiên tiến (CEPEA), giá cá rô phi nuôi của Brazil tiếp tục xu hướng giảm trên hầu hết các thị trường. Nguyên nhân chủ yếu là do sự kết hợp giữa tình trạng cung vượt cầu và nhu cầu trong nước yếu hơn.
(vasep.com.vn) Theo Tổ chức Dầu cá và Bột cá Quốc tế (IFFO), sản lượng bột cá toàn cầu trong chín tháng đầu năm 2024 đã tăng gần 23% so với cùng kỳ năm 2023. Sự gia tăng đáng kể này phần lớn là do vụ thu hoạch cá cơm dồi dào của Peru, giúp tăng đáng kể nguồn cung tích lũy của quốc gia này.
(vasep.com.vn) Tháng 10/2024, XK tôm Việt Nam đạt 394 triệu USD, tăng 24%. Lũy kế 10 tháng đầu năm nay, XK tôm mang về 3,2 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái. XK sang tất cả các các thị trường tiêu thụ chính đều ghi nhận tăng trưởng 2 con số trong tháng 10 năm nay.
Trong 30 năm, cá tra Việt Nam đã có mặt ở 150 thị trường cùng nhiều loại cá thịt trắng khác nhờ vào nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra Việt Nam.
(vasep.com.vn) Xuất khẩu thủy sản nuôi trồng của Brazil đã đạt đến mức cao mới trong quý 3 năm 2024, với khối lượng xuất khẩu tăng 158% và giá trị tăng 174% so với cùng kỳ năm trước, đạt 4.031 tấn với giá trị 18,5 triệu USD.
(vasep.com.vn) Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Campuchia (MAFF) xác nhận rằng Cục Thủy sản (FA) và lực lượng đặc nhiệm đang tăng cường các biện pháp giải quyết tình trạng đánh bắt bất hợp pháp trên toàn quốc trong mùa cấm đánh bắt để bảo tồn nguồn lợi cá.
(vasep.com.vn) Một báo cáo mới từ Pew Charitable Trusts cho rằng cần có phương pháp tiếp cận đa loài trong quản lý nguồn cá để giải quyết tình trạng suy giảm nguồn cá ở Bắc Đại Tây Dương.
(vasep.com.vn) Nhập khẩu cá rô phi của Hoa Kỳ tiếp tục giảm trong tháng 9, với mức giảm đáng kể về khối lượng và giá, chủ yếu là đối với phi lê tươi.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn