Doanh nghiệp và bài toán trung hòa carbon

TS. Hồ Quốc Lực 08:49 08/11/2023 Kim Thu
Đầu tháng 10 vừa qua, các phương tiện truyền thông đồng loạt thông tin các quốc gia thành viên EU sẽ bắt đầu thực hiện thí điểm Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM). CBAM là một công cụ chính sách được thiết kế để giải quyết nguy cơ rò rỉ carbon liên quan đến hàng nhập khẩu vào Liên minh châu Âu (EU).

CBAM nhằm mục đích ngăn chặn rò rỉ carbon bằng cách đảm bảo rằng chi phí carbon của hàng hóa nhập khẩu tương đương với chi phí carbon do các nhà sản xuất EU chịu theo Hệ thống Thương mại Phát thải của EU (EU ETS). Từ đầu tháng 10 này, các nhà nhập khẩu sẽ được yêu cầu tuân thủ các nghĩa vụ báo cáo dữ liệu phát thải các sản phẩm nhập khẩu và chỉ mới thí điểm, chưa chịu phí CBAM.

Nhìn rộng ra, cơ chế này giúp tạo ra một sân chơi bình đẳng cho các ngành công nghiệp của EU và khuyến khích giảm lượng khí thải carbon trên toàn thế giới. CBAM, ban đầu, từ đầu tháng 10, nó sẽ áp dụng cho việc nhập khẩu một số hàng hóa và tiền chất được chọn có sản lượng sử dụng nhiều carbon và có nguy cơ rò rỉ carbon cao nhất như xi măng, sắt và thép, nhôm, phân bón, điện và hydro. CBAM được thiết kế để tương thích với các quy định của WTO. Đến tháng 1/2026, CBAM bắt đầu được dần dần đưa vào song song với việc loại bỏ dần hạn ngạch miễn phí của EU ETS. Đến 2027 Ủy ban Châu Âu thực hiện rà soát toàn diện về CBAM. Và đến 2034, CBAM chính thức vận hành toàn bộ. Lúc đó sẽ đánh thuế carbon đối với tất cả hàng hóa xuất khẩu sang thị trường này dựa trên cường độ phát thải khí nhà kính trong quy trình sản xuất tại nước sở tại.

Bây giờ, cụm từ phát triển bền vững hết sức thời sự, phổ biến và mọi cụm từ trong hoạt động kinh tế lẫn đời sống xã hội đều gắn liền chữ XANH. Một điểm lưu ý khác, các doanh nghiệp (DN) có mua bán với khách hàng từ EU sẽ được phía đối tác đưa ra nhiều nội dung phải quan tâm, lưu ý và thực thi xoay quanh vấn đề kiểm soát, giảm thiểu phát thải; giải pháp trung hòa carbon… Và phải đưa ra lộ trình cho riêng mình hòa nhập với xu thế chung: với các mục tiêu thế giới, quốc gia đang phấn đấu.

Đây không phải là chuyện cá lẻ, mà là vấn đề lớn, chung nhất được thống nhất và quyết định từ các nhà mua hàng từ EU, đặc biệt là các nhãn hàng lớn và chuỗi kinh doanh quốc tế, khi họ đang tái cấu trúc lại chuỗi cung ứng toàn cầu để bảo đảm các mục tiêu bền vững nghiêm ngặt. 

Hiện nay, ở siêu thị EU đã có sản phẩm từ trồng trọt của chúng ta được dán nhãn trung hòa carbon. Xu thế này không thể đi ngược, các DN ta phải bắt tay ngay từ bây giờ nhằm mưu cầu tồn tại và nhất là vươn lên trong bối cảnh chậm chân là thua thiệt; thậm chí hụt hơi, phá sản. Cũng nên nêu ra cái khó đối với DN thủy sản chúng ta. Đó là chúng ta thiếu dữ liệu phát thải cấp DN, chưa biết cách tính toán, dẫn đến chúng ta thiếu nhân sự có năng lực giám sát, lập báo cáo... Chúng ta thật  sự chưa biết nhiều về CBAM, gần như chỉ biết qua phương tiện truyền thông thông tin vừa qua và ý thức các doanh nhân chưa thể hoàn chỉnh ngay một lúc. Chúng ta chưa biết nhiều về tổ chức tư vấn và tổ chức thẩm định và thực ra các tổ chức này cũng chưa nhiều vì là vấn đề mới mẻ. Dẫu sao, vạn sự khởi đầu nan. Không phải vì có nhiều cái khó mà chùng tay, bởi cái khó sẽ ló cái khôn mà!

Về giải pháp trung hòa carbon, một nội dung đáng nêu là nước ta có khoảng 14 triệu hecta rừng. Đây là cái kho vô cùng lớn cất chứa các chứng chỉ carbon. Khi “mở” kho này tiêu thụ hàng hóa bên trong sẽ thu về khoản tiền không nhỏ. Nguồn thu này góp phần phục hồi, phát triển rừng nhưng đồng thời đây cũng là nền tảng xây dựng con đường thêm vững chắc kết nối với thị trường EU và các thị trường lớn khác sau này. Đây là vấn đề mang tầm quốc gia; cho nên hy vọng Chính phủ sớm có cơ chế, chính sách hình thành thị trường tín chỉ carbon cũng như cơ chế, chính sách biến kho hàng tiềm tàng 14 triệu hecta rừng thành hàng hóa có quản lý chặt chẽ và minh bạch. Ở nhiều lĩnh vực, giải pháp trung hòa carbon không như nhau và vô cùng phong phú. Chú ý như lĩnh vực trồng trọt, chỉ cần thay đổi hệ thống canh tác là có thể chuyển phát thải từ con số dương thành con số âm ngoài yếu tố giảm chi phí cho sản phẩm. Tuy nhiên, nói thì dễ nhưng làm mới là chuyện vô cùng phức tạp, phong phú, sinh động và mới mẻ.

Tóm lại, dù dông dài ra sao, cuối cùng cũng xoay quanh vấn đề kiểm soát, giảm thiểu phát thải và nỗ lực cho trung hòa phát thải. Chính phủ đã chính thức khởi động khá lâu nhưng các DN có khởi động chưa lại phụ thuộc nhiều yếu tố chủ quan, khách quan. Dẫu còn hơn chục năm (2034) CBAM mới chính thức tác động đến ngành thủy sản, nhưng đó là lộ trình để đối tác các DN nhìn sự chuyển biến và hành động cụ thể của đối tác để có ứng xử về lâu dài. Do vậy, vì sự tồn tại và phát triển của DN mình, ngay từ bây giờ các doanh nhân chúng ta nên dành thời gian thỏa đáng cho vấn đề nóng bỏng của thế giới này, và không thể nào khác được.

TS. Hồ Quốc Lực - Nguyên Chủ tịch VASEP, Chủ tịch HĐQT FIMEX VN

Bạn đang đọc bài viết Doanh nghiệp và bài toán trung hòa carbon tại chuyên mục TS. Hồ Quốc Lực của Hiệp hội VASEP
trung hoa carbon doanh nghiep xu the moi cbam

TIN MỚI CẬP NHẬT

Giá surimi cá minh thái Nga giảm 20%, gây khó khăn cho các nhà sản xuất châu Á

 |  08:47 09/05/2024

(vasep.com.vn) Giá surimi cá minh thái của Nga cho vụ A 2024 đã giảm 20% so với vụ trước, đe dọa khả năng tồn tại của ngành surimi nhiệt đới ở châu Á.

Infographic: Xuất khẩu mực và bạch tuộc của Việt Nam 3 tháng đầu năm 2024

 |  08:45 09/05/2024

(vasep.com.vn) XK mực và bạch tuộc của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2024 chỉ ở mức tương đương so với cùng kỳ năm 2023. XK sang các thị trường chính phần lớn đang thấp hơn so với cùng kỳ.

Rà soát công tác chống khai thác IUU và chuẩn bị làm việc với Thanh tra của EC lần thứ 5

 |  08:43 09/05/2024

Chủ tịch UBND tỉnh vừa có văn bản hỏa tốc yêu cầu các sở, ngành chức năng và UBND các huyện, thị xã, thành phố vùng biển quán triệt, triển khai nghiêm túc chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT; khẩn trương rà soát, khắc phục những tồn tại, hạn chế liên quan đến trách nhiệm của cơ quan, đơn vị mình để chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của EC lần thứ 5, góp phần cùng cả nước gỡ bỏ cảnh báo “Thẻ vàng” của EC.

Nuôi nghêu cho thu từ 300-400 triệu đồng/ha

 |  08:42 09/05/2024

Ghi nhận ngày 6/5 tại vùng chuyên canh nghêu (ngao) ở xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) cho thấy thương lái thu mua nghêu thương phẩm có giá từ 22.000-25.000 đồng/kg (khoảng 50-60 con/kg).

Quyết định 1213/QĐ-BNN-TS về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành; được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực thủy sản thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ NN&PTNT

 |  10:44 08/05/2024

Ngày 26/4/2024, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến đã ký ban hành Quyết định 1213/QĐ-BNN-TS về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành; được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực thủy sản thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ NN&PTNT.

Seychelles và Comoros ký thỏa thuận chống đánh bắt IUU tại khu vực EEZ

 |  08:42 08/05/2024

(vasep.com.vn) Seychelles và Comoros đã ký một thỏa thuận nhằm cải thiện mối quan hệ trong nghề cá nhằm chống lại hoạt động đánh bắt bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU).

QĐ.Marshall phê chuẩn thỏa thuận của Liên hợp quốc về chống đánh bắt IUU

 |  08:40 08/05/2024

(vasep.com.vn) Quần đảo Marshall đã phê chuẩn thỏa thuận của Liên hợp quốc về chống đánh bắt cá bất hợp pháp.

Infographic: Xuất khẩu chả cá và surimi của Việt Nam 3 tháng đầu năm 2024

 |  08:37 08/05/2024

(vasep.com.vn) Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, xuất khẩu chả cá và surimi của Việt Nam tháng 3/2024 tiếp tục sụt giảm. Tính lũy kế 3 tháng đầu năm 2024, kim ngạch mặt hàng này đạt 57 triệu USD, giảm 8% so với cùng kỳ năm 2023.

Chống khai thác IUU: Hãy cùng hành động để sớm gỡ “Thẻ vàng”

 |  10:06 07/05/2024

Dự kiến cuối tháng 5 này, Ủy ban châu Âu (EC) sẽ tới Việt Nam kiểm tra lần 5 về công tác chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Do vậy, từ đây đến đó là thời điểm quyết định để gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” cho thủy sản Việt Nam. Phóng viên Báo SGGP đã trao đổi với Bộ NN-PTNT cùng lãnh đạo của một số địa phương liên quan xung quanh vấn đề này.

Khám phá ẩm thực toàn cầu tại THAIFEX - Anuga Asia 2024

 |  09:08 07/05/2024

THAIFEX - Anuga Asia 2024, hội chợ hàng đầu trong lĩnh vực Thực phẩm và Đồ uống (F&B) tại châu Á, sẽ mở cửa với số lượng công ty tham dự trưng bày kỷ lục. Sự kiện sẽ diễn ra từ ngày 28/05 đến 01/06/2024, tại trung tâm triển lãm IMPACT Muang Thong Thani ở Bangkok, Thái Lan.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC