Doanh nghiệp trông đợi tăng tốc cấp mã số vùng nuôi tôm

TS. Hồ Quốc Lực 16:14 11/01/2021 Tạ Hà
Năm 2020, tốc độ phát triển ngành tôm nước nhà khá tốt. Sản lượng tôm nuôi và kim ngạch xuất khẩu đạt hai con số. Thành quả này càng có ý nghĩa khi các cường quốc nuôi tôm đang vật lộn với khó khăn từ Covid-19. Diễn tiến này, nếu kéo dài vài năm, ngành tôm Việt sẽ vươn lên dẫn đầu thế giới về quy mô, doanh số.

Trong một bài viết trước đây về “EVFTA - Cơ hội và thách thức ngành tôm Việt” tôi đã phân tích rất rõ về những gì mà hiệp định này sẽ đem đến cho các DN. Nay tôi tiếp tục khẳng định lại chúng ta đã nhìn rõ mười mươi cơ hội trước mắt, song không thể không lo lắng, sốt ruột khi ngày càng nhiều thị trường đòi hỏi truy xuất nguồn gốc nhưng tỷ lệ diện tích tôm nuôi được cấp mã số còn ít. Hiện nay tất cả thị trường tiêu thụ đều đã đòi hỏi việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm thuận lợi, rõ ràng. Tôm, một dạng thực phẩm cao cấp, thơm ngon bổ dưỡng càng được người tiêu dùng quan tâm, đòi hỏi kỹ lưỡng nội dung này.

Đầu năm 2019, tôm Việt vào Hoa Kỳ phải khai báo nguồn gốc từng lô hàng theo chương trình SIMP của họ. Mã số vùng nuôi, ao nuôi phải cung ứng trước và trước khi lô hàng xuất bến phải báo cho họ chi tiết xuất xứ lô hàng. Các thị trường lớn khác cũng tương tự như EU, Nhật Bản và gần đây là Trung quốc. Đây là một đòi hỏi chính đáng và không phải là hàng rào bảo hộ và các nhà cung cấp phải thực thi để bảo đảm hoạt động sản xuất kinh doanh của mình thông suốt. Đặc thù ngành nuôi tôm của ta là nhỏ lẻ, manh mún; ý thức người nuôi còn hạn chế… nên khi căn cứ Nghị định 26/2019/NĐ-CP ngày 8/3/2019 của Chính phủ hạn chót là ngày 25/04/2020 các cơ sở nuôi trồng thủy sản chủ lực (tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra) phải tiến hành thủ tục đăng ký xác nhận nuôi trồng, Tổng cục Thủy sản (TCTS) đã và đang gặp tất nhiều khó khăn khi triển khai thực thi Nghị định này. Khó khăn nêu trên, nếu nhìn tận tường không chỉ là khách quan, mà còn do nội tại khi xây dựng các quy định thủ tục đăng ký mà chưa lường hết tình hình thực tế.

Thủ tục cần giấy chủ quyền sử dụng đất, chính chủ, có chức năng nuôi trồng thủy sản hoặc có hợp đồng thuê dài hạn. Giấy đất của các hộ nuôi tôm đang nằm ở ngân hàng nhất là giai đoạn tôm bị dịch bệnh nghiệm trọng (2010-2015), cha mẹ chia cho con chưa tách thửa; đất chưa chuyển mục đích sử dụng qua nuôi trồng dù đã có chủ trương chung… là rào cản chủ quan. Ý thức các hộ nuôi, dù có đủ điều kiện đăng ký, nhưng không tích cực đăng ký vì các chủ hộ nuôi này không thấy quyền lợi của mình và phải làm thủ tục ở trung tâm hành chính công thì quá xa xôi… coi như là lý do khách quan.

Để khắc phục, Chi cục Thủy sản các địa phương đã có nhiều nỗ lực tuyên truyền và hỗ trợ các hộ nuôi tôm làm thủ tục đăng ký trong năm qua. Theo thông tin, Chi cục Thủy sản Sóc Trăng tích cực nhất. Qua đó Sóc Trăng có tỉ lệ hộ nuôi đăng ký mã số cao nhất, nhưng vẫn còn thấp! Tôi không viết ra con số này ở đây, bởi tôi kỳ vọng con số này đang tăng dần. Chúng ta cũng biết lúc nào cá minh thái trúng vụ, các tổ chức kinh doanh cá minh thái ở EU đã bao lần sử dụng đòn bẩn này bêu xấu cá tra của ta để tranh giành thị phần cá thịt trắng ở EU. Họ cũng nhiều lần đạt kết quả mong muốn.

Thiết nghĩ, hiện nay TCTS đang nỗ lực tối đa tìm giải pháp để thúc đầy công tác cấp mã số cơ sở nuôi tôm. Nhất là trong bối cảnh giao thời, có thể cho các chủ cơ sở nuôi tôm “nợ” một số thủ tục về giấy đất, song song các cơ quan chức năng liên quan sẽ hỗ trợ tích cực để hoàn thiện bổ sung thủ tục đó. Ý thức hộ nuôi về trách nhiệm của mình không chỉ qua tuyên truyền suông, các doanh nghiệp chế biến nên chung tay với ngành để tháo gỡ khó khăn phức tạp này, trong đó các doanh nghiệp chế biến sẽ hưởng lợi không nhỏ. Sự chung tay thể hiện ở việc nhằm khuyến khích các hộ nuôi thu mua tôm có thưởng thêm trong giá mua tại các cơ sở nuôi đã được cấp mã số chẳng hạn. Còn tôm các hộ nuôi chưa có mã số thì bán vào các thị trường nhỏ lẻ sẽ được mua với giá thấp hơn.

Tóm lại, ngành tôm đang đứng trước thời cơ tăng tốc. Tuy nhiên, để bảo đảm sự phát triển bền vững cần có sự chuẩn bị đồng bộ. Trong đó, một yếu tố cực kỳ quan trọng là truy xuất nguồn gốc. Việc này gắn liền công tác cấp mã số cơ sở nuôi. Tất cả ngành đang trông chờ cơ quan chức năng. Rõ ràng là chuyện quá khó, nhưng không thể chậm hơn. Các doanh nghiệp tôm, người đang đứng mũi chịu sào cho sự tăng trưởng này nên nêu lên tiếng nói và tốt hơn là ý thức sẻ chia công việc này với cơ quan chức năng, càng sớm càng tốt.

tom thuy san tong cuc thuy san eu my doanh nghiep

TIN MỚI CẬP NHẬT

Úc thu giữ hơn 6 tấn hải sâm đánh bắt bất hợp pháp

 |  08:56 23/01/2025

(vasep.com.vn) Trong vòng một tháng, Lực lượng Biên phòng Úc (ABF) đã thu giữ hơn 6 tấn hải sâm từ các hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, làm nổi bật tiềm năng to lớn của việc nuôi loài động vật này.

Động lực nào cho xuất khẩu cá tra Việt Nam năm 2025?

 |  08:48 23/01/2025

(vasep.com.vn) Thêm 1 năm đáng tự hào của XK cá tra Việt Nam khi cán mốc hơn 2 tỷ USD, đóng góp 20% vào tổng kim ngạch XK thủy sản Việt Nam.

Người nuôi biển Vân Đồn làm lớn, xây chuỗi liên kết rong - hàu 5 sao

 |  08:45 23/01/2025

Chủ tịch Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam tin tưởng Chi hội Nuôi biển Vân Đồn sẽ đem lại thành công cho dự án chuỗi liên kết rong - hàu 5 sao.

Kỳ vọng nhiều cơ hội hợp tác thương mại Việt Nam - Thụy Sĩ

 |  08:43 23/01/2025

Hơn 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, Việt Nam - Thụy Sĩ đã xây dựng và phát triển mối quan hệ ngày càng bền chặt trên mọi lĩnh vực; trong đó, có hợp tác kinh tế, thương mại.

Việt Nam và Czech nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược

 |  09:10 22/01/2025

Trên cơ sở những thành tựu nổi bật của quan hệ song phương trên tất cả các lĩnh vực trong 75 năm qua, với tiềm năng hợp tác rộng mở và sự tin tưởng vững chắc vào tương lai tốt đẹp của quan hệ Việt Nam - Czech, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính và Thủ tướng Chính phủ Czech Petr Fiala đã nhất trí ra Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Việt Nam - Czech lên “Đối tác Chiến lược”, nhân chuyến thăm chính thức Czech của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính từ ngày 18 - 20/01/2025.

Infographic: Xuất khẩu hải sản của Việt Nam năm 2024

 |  09:00 22/01/2025

(vasep.com.vn) Năm 2024, xuất khẩu hải sản Việt Nam cán đích với kim ngạch xuất khẩu đạt 4 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2023. XK các nhóm mặt hàng đều tăng hoặc ở mức tương đương so với năm 2023.

Đầu tư vào nuôi trồng thủy sản: thách thức và cơ hội năm 2024

 |  08:59 22/01/2025

(vasep.com.vn) Mặc dù nguồn vốn đầu tư mạo hiểm (VC) cho các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản giảm mạnh 28% vào năm 2024, ngành này vẫn duy trì tín hiệu tích cực ở một số phân khúc. Theo báo cáo của FAO, sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn cầu đã vượt qua đánh bắt tự nhiên, trở thành nguồn cung chính các loài thủy sản. Tuy nhiên, đầu tư vào đổi mới trong lĩnh vực này lại giảm sút.

Trung Quốc mở rộng các quy định nghiêm ngặt về nuôi cá rô phi

 |  08:57 22/01/2025

(vasep.com.vn) Trung Quốc đang thắt chặt các quy định đối với ngành nuôi cá rô phi, trong đó Quảng Đông trở thành trung tâm sản xuất lớn thứ hai sau Hải Nam thực hiện các quy định xuất khẩu chặt chẽ hơn vào năm 2025.

Viễn cảnh nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?

 |  08:48 21/01/2025

(vasep.com.vn) EU là một trong những thị trường tiêu thụ nhiều nhất cá tra Việt Nam trong vòng 10 năm trở lại đây. Tuy nhiên, trong 5 năm trở lại đây, số liệu của Hải quan Việt Nam cho thấy EU đang giảm dần việc NK cá tra từ Việt Nam.

Nissui giảm sử dụng nhựa với bao bì surimi thanh mới

 |  08:45 21/01/2025

(vasep.com.vn) Tập đoàn hải sản khổng lồ của Nhật Bản Nissui Corp. sẽ cải tiến bao bì của các sản phẩm surimi cua cắt miếng nhỏ đã đứng vững trên thị trường nhiều năm của mình, loại bỏ khay nhựa như một phần trong nỗ lực giảm thiểu việc sử dụng nhựa.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC