Doanh nghiệp mong muốn đẩy nhanh tiến độ sửa đổi 1 số nội dung thuộc Nghị định 09/2016/NĐ-CP về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm

Tiêu điểm 08:20 15/07/2024 Kim Thu
(vasep.com.vn) Ngày 29/01/2016, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 09/2016/NĐ-CP (Nghị định 09) quy định về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm. Trong đó, quy định tại điểm a và điểm b Khoản 1 Điều 6 Nghị định 09 khiến cộng đồng DN nhiều ngành hàng thực phẩm vô cùng quan ngại và gặp nhiều khó khăn suốt hơn 7 năm qua đối với cả chế biến thực phẩm cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa, đó là: “Muối…, dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường I-ốt” và “Bột mỳ dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường sắt và kẽm”.

Sau nhiều báo cáo phản ánh kiến nghị hợp lý của DN các ngành thực phẩm ngay từ đầu năm 2017 tập trung xung quanh quy định “…chế biến thực phẩm”, ngày 15/5/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP (Nghị quyết 19), nêu rõ “Bộ Y tế nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Nghị định 09/2016 theo hướng: “(i) bãi bỏ quy định “muối dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường I-ốt” tại điểm a khoản 1 Điều 6; (ii) bãi bỏ quy định “Bột mì dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường sắt và kẽm” tại điểm b khoản 1 Điều 6. Thay vào đó, chỉ nên khuyến khích doanh nghiệp chế biến thực phẩm sử dụng”.

Từ T3/2023 đến T1/2024, Văn phòng Chính phủ đã ban hành 02 văn bản (1526/VPCP-KGVX và 265/VPCP-KGVX) truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà “…giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các Bộ…khẩn trương nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Nghị định 09 theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết 19-2018/NQ-CP và Công văn 10520/VPCP-KGVX …” và “…trình Chính phủ trong quý III/2024”.

Tới nay, Dự thảo Nghị định sửa đổi do Bộ Y tế chủ trì vừa xây dựng xong và đang gửi lấy ý kiến góp ý từ các Bộ ngành, các tổ chức quốc tế và một vài Hiệp hội ngành thực phẩm. Tuy nhiên, Dự thảo này vẫn chưa đề cập việc sửa đổi Điều 6 khoản 1, Nghị định 09 quy định về sử dụng muối I-ốt và bột mỳ trong chế biến thực phẩm, như Nghị quyết 19 đã nêu.

Suốt 7 năm qua, từ năm 2017, trên tinh thần góp ý vào sự an toàn của người dân và sự phát triển bền vững các lĩnh vực kinh tế thực phẩm các Hiệp hội ngành hàng thực phẩm đã có nhiều văn bản báo cáo-kiến nghị gửi tới Thủ tướng, Chính phủ, Bộ Y tế và các Bộ ngành liên quan – về những nội dung bất cập trên thể hiện tại Nghị định 09.

Mới đây, ngày 2/7/2024,  05 Hiệp hội doanh nghiệp, gồm: Hiệp hội Thực phẩm Minh Bạch, Hội Lương thực thực phẩm Tp. Hồ Chí Minh, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam, Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất lượng cao, Hiệp hội Nước mắm Phú Quốc đã gửi văn bản tới Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, Ban soạn thảo xây dựng Nghị định sửa đổi NĐ 09/2016/NĐ-CP về vấn đề trên, cụ thể là việc sửa đổi và tiến độ sửa đổi một số nội dung thuộc Nghị định 09/2016/NĐ-CP theo quyết nghị tại NQ 19/2018/NQ-CP của Chính phủ và một số văn bản chỉ đạo điều hành có liên quan.

Ngày 15/7/2024, 6 Hội/Hiệp hội gồm Hội Lương thực Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh (FFA), Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), Hiệp hội Điều Việt Nam (VINACAS), Hội sản xuất Nước mắm Thành phố Phú Quốc, Hiệp hội Thực phẩm Minh Bạch (AFT), Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao (HVNCLC) đồng tổ chức Hội thảo “Góp ý về chính sách tăng cường vi chất dinh dưỡng vào nguyên liệu sử dụng trong chế biến thực phẩm” tại Tp. Hồ Chí Minh.

Tại hội thảo các DN và Hiệp hội ngành thực phẩm phản ánh những khó khăn, bất cập mà các DN gặp phải trong việc tuân thủ Nghị định 09/2016/NĐ-CP. Từ đó, đóng góp ý kiến về dự thảo nghị định sửa đổi Nghị định 09, đưa ra các khuyến nghị chính sách hợp lý và thực tiễn tới Bộ Y tế, nhằm điều chỉnh dự thảo nghị định sửa đổi Nghị định 09 theo hướng hợp lý, phù hợp thực tiễn và thông lệ quốc tế.

Cộng đồng DN thực phẩm và các Hiệp hội tiếp tục kiến nghị bỏ quy định bổ sung I-ốt cho muối dùng trong chế biến thực phẩm và bỏ tăng cường sắt và kẽm vào bột mì dùng trong chế biến thực phẩm. Việc này phải được thể hiện ngay trong bản Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 09/2016/NĐ-CP, để tháo gỡ bất cập và hỗ trợ tốt hơn cho DN thực phẩm sản xuất trong nước và XK.

Cộng đồng DN và các hiệp hội ngành thực phẩm tiếp tục đồng thuận và nhất trí với các chủ trương và các điều chỉnh hợp lý trong dự thảo nghị định sửa đổi, phù hợp với thực tiễn trong nước và thông lệ quốc tế, góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành.

nghi dinh so 092016nd-cp tang cuong vi chat dinh duong vao thuc pham tang cuong i-ot sat va kem

TIN MỚI CẬP NHẬT

Nhiều tiềm năng xuất khẩu thủy sản sang thị trường Trung Đông

 |  09:00 19/12/2024

(vasep.com.vn) Trong năm 2024, khu vực Trung Đông đã nổi lên như một thị trường tiềm năng cho ngành xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, với mức tăng trưởng 18%, đạt doanh thu 334 triệu USD trong 11 tháng đầu năm, chiếm gần 4% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của cả nước. Dự kiến, đến cuối năm 2024, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang khu vực này sẽ đạt hơn 360 triệu USD, nằm trong top 2 thị trường NK thủy sản có tăng trưởng mạnh nhất, sau Trung Quốc.

EU chấm dứt thỏa thuận đánh bắt với Senegal do lo ngại về tình trạng lạm thác

 |  08:57 19/12/2024

(vasep.com.vn) Liên minh châu Âu đã tuyên bố sẽ không gia hạn thỏa thuận đánh bắt cá với Senegal, viện dẫn những lo ngại về nỗ lực của quốc gia này trong việc hạn chế đánh bắt cá bất hợp pháp.

Quyết liệt chống đánh bắt IUU, số lượng tàu cá “3 không” giảm mạnh

 |  08:47 19/12/2024

Công tác kiểm ngư, chống đánh bắt IUU (khai thác bất hợp pháp, không theo quy định) đã có những bước đi thực chất hơn. Nhờ vậy, số lượng tàu cá "3 không"(không đăng ký, không đăng kiểm, không giấy phép) đã giảm mạnh từ hơn 17.000 chiếc năm 2023, xuống chỉ còn hơn 1.600 chiếc vào năm 2024, và tiến tới sẽ chấm dứt vào năm 2025…

Thủy sản Vĩnh Hoàn (VHC): Xuất khẩu sang Mỹ, EU, Trung Quốc tăng trưởng tới 40%

 |  08:30 19/12/2024

Thủy sản Vĩnh Hoàn (mã cổ phiếu VHC) vừa cho biết kim ngạch xuất khẩu của công ty sang 3 thị trường trọng điểm là Mỹ, EU, Trung Quốc trong tháng 11/2024 tăng trưởng từ 32% - 40% so với cùng kỳ năm 2023.

Các nước Nam Âu tiêu thụ 5,5 tỷ EUR tôm mỗi năm

 |  08:47 18/12/2024

(vasep.com.vn) Theo Shrimp Insights, các nước Nam EU đã nhập khẩu 332.000 tấn tôm từ bên ngoài khối vào năm 2023, trong đó Tây Ban Nha và Pháp nổi lên là những thị trường chiếm ưu thế.

Sau 11 tháng, xuất khẩu tôm mang về gần 3,6 tỷ USD

 |  08:38 18/12/2024

(vasep.com.vn) Xuất khẩu tôm 11 tháng của năm 2024 mang về gần 3,6 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái. XK sang các thị trường tiêu thụ chính đều ghi nhận ở mức 2 con số.

Infographic: Xuất khẩu Cá ngừ của Việt Nam 11 tháng đầu năm 2024

 |  08:37 18/12/2024

(vasep.com.vn) Xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam tính đến hết tháng 11/2024 vẫn duy trì được đà tăng trưởng. Kim ngạch XK trong 11 tháng đầu năm đạt 903 triệu USD, tăng 17%. XK sang các thị trường khác vẫn đang ở mức cao hơn so với cùng kỳ.

Nghị định số 131/2024/NĐ-CP về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Hiệp định VIFTA giai đoạn 2024-2027

 |  08:35 18/12/2024

Ngày 15/10/2022, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 131/2024/NĐ-CP Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Nhà nước Israel (Hiệp định VIFTA) giai đoạn 2024-2027.

Mỹ: Giá cua tuyết tăng vọt do nguồn cung thấp

 |  08:42 17/12/2024

(vasep.com.vn) Giá cua tuyết Canada đầu vụ tháng 4 đã tăng 19% so với mức kỷ lục năm 2023. Dù vậy, các hãng bán lẻ và dịch vụ ẩm thực vẫn duy trì hoạt động và ổn định giá đến tháng 9. Tuy nhiên, khi hàng tồn kho cạn kiệt, giá cua tuyết Canada tăng hơn 40% so cùng kỳ năm ngoái.

Vẫn cần nâng cao chất lượng giống cá tra

 |  08:41 17/12/2024

Chất lượng con giống - khâu quan trọng của ngành hàng vẫn còn chưa đạt. Cá giống tỷ lệ sống thấp, dễ bị bệnh không còn theo mùa vụ. Ương dưỡng giống cá tra hiện nay, tỷ lệ hao hụt trên 90% và Cục Thủy sản đang đặt mục tiêu phấn đấu trong thời gian tới giảm xuống dưới 85%, tỷ lệ cá sống đạt 15- 20%.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC