Tại cuộc trao đổi với báo chí ngày 21/5, ông Trần Đình Luân, Cục trưởng Cục Thủy sản-Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết theo lịch thì cuối tháng này, đoàn thanh tra của Ủy ban châu Âu (EC) sẽ sang Việt Nam kiểm tra lần thứ tư về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Tuy nhiên, mới đây, đoàn đã có thông báo sẽ sang Việt Nam kiểm tra vào tháng 10/2023.
Ông Trần Đình Luân cũng cho biết EC đã đề xuất các cuộc làm việc trực tuyến vào tháng Năm, tháng Sáu và tháng Mười trước khi sang Việt Nam kiểm tra.
Cuối tháng Năm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ có đoàn công tác sang và làm việc trực tiếp để EC nắm bắt, cập nhật tình hình chống khai thác IUU của Việt Nam, hy vọng có thể thu hẹp khuyến nghị của họ với Việt Nam, ông Trần Đình Luân thông tin.
Sau khi EC thanh tra vào tháng 10/2022, Việt Nam đã nỗ lực triển khai 4 nhóm khuyến nghị của EC để chống khai thác IUU, gỡ cảnh báo “thẻ vàng” gồm: khung pháp lý; theo dõi, kiểm tra, kiểm soát hoạt động tàu cá, quản lý đội tàu; chứng nhận sản lượng và truy xuất nguồn gốc thủy sản từ khai thác; thực thi pháp luật.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng tổ chức các đoàn công tác kiểm tra thực tế tình hình và hướng dẫn các địa phương triển khai các biện pháp chống khai thác IUU, khắc phục khuyến nghị của EC tại địa phương như: Thanh Hóa, Trà Vinh, Sóc Trăng, Nam Định, Thái Bình, Phú Yên, Bình Định...
Sau khi kiểm tra, các địa phương đã tích cực chỉ đạo, tổ chức triển khai các giải pháp để khắc phục các tồn tại, hạn chế.
Các bộ, ngành Trung ương có liên quan và địa phương tiếp tục tập trung triển khai các nhiệm vụ chống khai thác IUU theo chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ và Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia về IUU; đặc biệt là ngăn chặn, xử lý tình trạng tàu cá vi phạm khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài; xử phạt các hành vi khai thác IUU...
Để tăng cường hiệu lực, hiệu quả chống khai thác IUU, ông Trần Đình Luân kiến nghị các bộ, ngành, địa phương có liên quan tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU theo chức năng, nhiệm vụ được giao, quyết liệt trong hành động để hoàn thành việc khắc phục tồn tại, hạn chế, chuẩn bị tiếp và làm việc với Đoàn thanh tra của EC lần thứ 4 đạt kết quả tốt nhất, sớm gỡ cảnh báo “thẻ vàng” của EC.
Các địa phương tiếp tục thông tin, truyền thông, tuyên truyền, tập huấn, vận động cộng đồng ngư dân ven biển và các tổ chức, cá nhân có liên quan tuân thủ các quy định pháp luật về IUU, phối hợp với các lực lượng chức năng có liên quan kịp thời phát hiện, tố giác, xử lý các hành vi khai thác IUU.
Đặc biệt, kiên quyết thực hiện các biện pháp mạnh để ngăn chặn, chấm dứt tàu cá địa phương vi phạm khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài; điều tra, xử lý dứt điểm các trường hợp vi phạm bị nước ngoài bắt giữ, xử lý.
Theo Cục Thủy sản, đến ngày 30/4, đã có 28.797/29.489 tàu cá đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (VMS). Số lượng tàu cá chưa lắp đặt thiết bị VMS đã được các địa phương lập danh sách để theo dõi, quản lý (hầu hết là các tàu cá đang nằm bờ, ngưng hoạt động và thuộc diện chờ giải bản, xóa đăng ký...)./.
Theo Vietnam Plus
(vasep.com.vn) Hàn Quốc đã đạt mốc xuất khẩu hải sản vượt 3 tỷ USD vào năm 2024, đánh dấu năm thứ ba liên tiếp đạt mức tăng trưởng kỷ lục. Theo báo cáo từ Bộ Đại dương Hàn Quốc, xuất khẩu hải sản trong năm nay đạt 3,03 tỷ USD, tăng 1,2% so với năm 2023, mặc dù gặp phải những thách thức về kinh tế và môi trường toàn cầu.
(vasep.com.vn) Theo dữ liệu thương mại cuối năm từ Kontali, nhà cung cấp hàng đầu về ngành thủy sản, thị trường cá hồi quốc tế trong năm 2025 sẽ chứng kiến một số xu hướng tiềm năng đáng chú ý.
(vasep.com.vn) Việt Nam và Hoa Kỳ vừa đạt được thỏa thuận giải quyết vụ tranh chấp liên quan đến thuế chống bán phá giá đối với cá tra, basa tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Đây là một cơ hội cho Công ty CP Vĩnh Hoàn và ngành cá tra Việt Nam mở rộng XK cá tra một cách ổn định bền vững hơn sang thị trường Mỹ.
Cộng hòa Czech khẳng định ủng hộ EC xem xét gỡ bỏ thẻ vàng IUU đối với hải sản xuất khẩu của Việt Nam.
Năm 2024, tổng sản lượng khai thác, nuôi trồng thủy sản tại Quảng Trị đạt trên 38 nghìn tấn (103,5% kế hoạch). Riêng khai thác đạt trên 29 nghìn tấn.
(vasep.com.vn) Sản lượng đánh bắt cá thu đao của Nhật Bản đã phục hồi đáng kể vào năm 2024, tăng 58% so với cùng kỳ năm trước, đạt 38.695 tấn.
(vasep.com.vn) Năm 2024, XK sò điệp của Việt Nam đạt hơn 44 triệu USD, tăng ấn tượng 300% so với năm 2023.
Dự án sẽ khôi phục 9 ha rừng ngập mặn và hỗ trợ 22 hộ dân Sóc Trăng, Bạc Liêu chuyển đổi nuôi tôm đơn thuần sang nuôi trồng thủy sản kết hợp tuần hoàn.
(vasep.com.vn) Năm 2024, ngành thuỷ sản Việt Nam đã về đích ấn tượng, với kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ USD, tăng 12% so với năm 2023. Các mặt hàng chủ lực đều có tăng trưởng tích cực như: tôm tăng 14%; cá ngừ tăng 17%; cá tra tăng 10%...
(vasep.com.vn) Năm 2024, ngành cá ngừ của Việt Nam gặp nhiều khó khăn vướng mắc trong nửa cuối năm. Đây là một năm đáng ghi nhớ đối ngành này khi kim ngạch XK cán mốc xấp xỉ 1 tỷ USD. Tuy nhiên, để giữ được đà tăng trưởng này, ngành cá ngừ cần có động lực thúc đẩy.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn