Định hình, phát triển vùng nuôi cá tra xuất khẩu

Nguyên liệu 08:56 20/07/2021 Nguyễn Trang
ĐBSCL quy hoạch phát triển vùng nuôi chuyên canh cá tra xuất khẩu. Trên toàn bộ hệ thống ao nuôi được cấp mã số, sản xuất theo chuỗi giá trị, tiêu chuẩn quốc tế.

Thu hoạch cá tra ở ĐBSCL.

Giữ vững chất lượng và ATTP

Cá tra ở vùng nuôi ĐBSCL được định danh sản phẩm chủ lực xuất khẩu của Việt Nam. Dù luôn phải đối mặt trước sức ép cạnh tranh gay gắt trên thương trường nhưng sản phẩm cá tra vẫn trụ vững, phát triển. Trong 3 năm gần đây báo động vào mùa khô hạn nguồn nước sông Mekong suy giảm, tình trạng xâm nhập mặn dấn sâu theo các cửa sông vào khu vực nội địa. Trước thách thức biến đổi khí hậu (BĐKH) và thị trường tiêu thụ bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 kéo dài…ở vùng nuôi cá tra đã tìm cách đối phó và chủ động điều tiết sản lượng cá nguyên liệu. Các doanh nghiệp (DN) vẫn giữ duy trì nhịp độ sản xuất và hoạt động xuất khẩu.

Trong giai đoạn thị trường thế giới tạm lắng do giao dịch vận chuyển bị ảnh hưởng bởi đại dịch, các DN ngành thủy sản Việt Nam đặt mục tiêu hàng đầu trong việc hoàn thiện chuỗi giá trị sản xuất và đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm (ATTP) phát triển bền vững để giữ vững thị trường.

Nuôi cá tra ở Cồn Sơn - TP Cần Thơ.

Nuôi cá tra ở Cồn Sơn - TP Cần Thơ. Ảnh: HĐ

Ở ĐBSCL, Công ty CP Thủy sản Biển Đông là một trong hai DN hàng đầu về nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra Giải bài toán cung - cầu cá traxuất khẩu vào thị trường Mỹ. Từ nhiều năm qua công ty Biển Đông áp dụng quy trình khép kín từ con giống, thức ăn đến vùng ao nuôi cá tra thương phẩm và đưa vào chế biến tại nhà máy.

Chương trình thanh tra 100% cá tra Việt Nam được Mỹ áp dụng vào tháng 8/2017.

Sau đó, từ những năm 2018-2019 qua các lần Thanh tra an toàn thực phẩm (FSIS-Hoa Kỳ) đến tận vùng ao nuôi và nhà máy chế biến cá tra ở ĐBSCL đánh giá hệ thống kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP). FSIS ghi nhận việc thực thi hệ thống kiểm soát ATTP trong quá trình SX, chế biến, XK cá tra Việt Nam hoàn toàn đáp ứng các quy định của Mỹ.

Ông Ngô Quang Trường, Giám đốc Công ty CP Thủy sản Biển Đông, cho rằng: Cá tra phải ở một quy chuẩn chất lượng cấp cao để có thể vào được thị trường Mỹ. Công ty Biển Đông áp dụng quy trình sản xuất, giữ ổn định chất lượng xuất khẩu sang các nước là nhờ kiểm soát tốt chất cấm, tồn dư kháng sinh trong sản phẩm.

Nhờ kiểm soát tốt chất lượng, đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của các thị trường khó tính như Mỹ.

Thị trường tiêu thụ cá tra Việt Nam tại Mỹ, Trung Quốc và EU chiếm tỷ trọng xuất khẩu lớn nhất. Hiện đã có dấu hiệu một số thị trường xuất khẩu như Mỹ đang phục hồi trở lại bình thường. Các DN chế biến xuất khẩu cá tra trong vùng, cho biết đã chuẩn bị  kế hoạch sản xuất và chủ động bắt nhịp thị trường khi dịch Covid-19 lắng dịu.

Hiện tại 10/10 tỉnh, thành phố có vùng nuôi cá tra ở ĐBSCL thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh, nâng cao chất lượng đàn cá nuôi. Về mặt tổng thể quan trắc kiểm soát môi trường nước, Tổng cục Thủy sản và Ủy hội sông Mekong, cho biết đã thực hiện quan trắc tại các điểm đầu nguồn sông Mekong. Về phía các địa phương đảm nhiệm quan trắc vùng nuôi, còn cơ sở ao nuôi quan trắc tại các ao nuôi.

Theo Tổng cục Thủy sản, hiện nay vùng nuôi cá tra ở ĐBSCL đã định hình đạt nhiều bước tiến mới. Trước tiên trong khâu SX cá giống, năm 2019 toàn vùng nuôi có 200 cơ sở SX giống cá tra và 3.000 ha ương dưỡng cá giống (bằng 100% so với năm 2018), SX được khoảng 21 tỷ cá tra bột, tạo ra hơn 2,1 tỷ cá tra giống, đồng thời đã thay thế được 45.000 con cá bố mẹ chọn giống. Con giống được kiểm dịch một số bệnh nguy hiểm, có phả hệ đàn cá bố mẹ.

Đến nay kiểm soát các yếu tố đầu vào, về thức ăn thủy sản cho cá tra: 100% cơ sở SX thức ăn công nghiệp được kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện SX kinh doanh và 100% cơ sở nuôi sử dụng thức ăn công nghiệp. 100% DN chế biến có vùng nuôi cá tra thương phẩm riêng hoặc mua nguyên liệu từ cơ sở nuôi gia công hoặc liên kết chuỗi. 100% cơ sở nuôi được kiểm soát về ATTP theo luật ATTP,  trong đó 70% diện tích cơ sở nuôi đạt chứng nhận GAP (1.900 ha được chứng nhận VietGAP, khoảng 2.000 ha được chứng nhận ASC, Naturland, GolbalGAP, BAP…). Trong đó đáp ứng điều kiện truy xuất nguồn gốc có 4.860 ao nuôi được cấp mã số nhận diện, quản lý phần mềm trên website.

Chuyển động mới từ vùng nuôi

Ông Trần Anh Thư, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho biết: Mấy năm gần đây ngành hàng cá tra gặp khó khăn, khiến người nuôi thua lỗ. Từ đầu năm đến nay do ảnh hưởng dịch bệnh Covid- 19 nên giá thu mua cá tra giảm.

Nuôi cá tra đảm bảo ATVS thực phẩm theo hướng phát triển bền vững.

Nuôi cá tra đảm bảo ATVS thực phẩm theo hướng phát triển bền vững. Ảnh: LHV

Hiện thời giá cá tra nguyên liệu (thịt trắng, cỡ 700-800 gram/con) khoảng 21.500- 22.000 đồng/kg. Trong khi so với giá thành nuôi cá tra đang mức từ 22.000-23.000 đồng/kg, người nuôi cá tra vẫn bị lỗ từ 500-1.000 đồng/kg.

Để khôi phục, vượt qua khó khăn tiếp tục phát triển ngành hàng cá tra tỉnh An Giang đẩy mạnh thực hiện chuỗi liên kết sản xuất giống cá tra 3 cấp: Cấp 1 là Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản 2, đến nay đã cung cấp 12.320 con cá tra bố mẹ để thay thế khoảng 30% tổng đàn cá tra bố mẹ trong tỉnh. Cấp 2 với nồng cốt là Trung tâm giống thủy sản An Giang và một số cơ sở sản xuất liên kết, tổng số số lượng cá bố mẹ 26.300 con (chiếm 64 % số lượng cá tra bố mẹ toàn tỉnh), năng lực cung cấp 6,8 tỷ bột/năm. Các đơn vị này đã được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất ương dưỡng giống thủy sản.

Cấp 3 gồm các chi hội ương giống cá tra với tổng số 54 hội viên, tổng diện tích mặt nước ương là 251 ha (chiếm hơn 43% diện tích ương giống của tỉnh hiện nay), năng lực sản xuất giống là 700-800 triệu con/năm. Phối hợp với Hiệp hội Thủy sản tỉnh hướng dẫn hội viên thực hiện các điều kiện ương dưỡng giống thủy sản, đăng ký kiểm tra và chứng nhận cơ sở đủ điều kiện. Kết quả đã có 9/11 cơ sở đăng ký được cấp chứng nhận với diện tích khoảng 34 ha.

Bên cạnh đó, tỉnh An Giang mời gọi 4 DN đầu tư các vùng ương nuôi tập trung theo hướng công nghệ cao tham gia đề án cá tra 3 cấp như: Tập đoàn Việt Úc (104 ha), Cty TNHH MTV Nam Việt (600 ha, với 150 ha ương giống ở huyện Châu Phú), Cty Cổ phần Vĩnh Hoàn (48,3 ha), Cty TNHH Phát triển Lộc Kim Chi (350 ha). Các dự án này đang được triển khai và kế hoạch đã có kế hoạch sản xuất trong năm 2020, qua đó sẽ góp phần nâng cao chất lượng con giống cá tra trong thời gian tới.

Hiện nay trên địa bàn An Giang có Tập đoàn Nam Việt là một trong những DN hàng đầu nuôi cá tra ở ĐBSCL thực hiện nuôi cá tra theo công nghệ cao quy mô lớn từ nhiều năm qua. Dự án nuôi cá tra của Nam Việt có quy mô 600 ha với tổng vốn đầu tư 4.000 tỷ đồng, được triển khai trên 3 ấp Bình Đức, Bình Quới, và Bình Thới thuộc xã Bình Phú, huyện Châu Phú (An Giang).

Nghề nuôi cá tra liên kết theo chuỗi sản xuất ở vùng ĐBSCL.

Nghề nuôi cá tra liên kết theo chuỗi sản xuất ở vùng ĐBSCL. Ảnh: NVC

Trong đó khu sản xuất giống cá tra 3 cấp chất lượng cao có diện tích 150 ha với vốn đầu tư 1.000 tỷ đồng. Còn khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nuôi trồng thủy sản, nuôi cá tra thương phẩm có diện tích 450 ha có vốn đầu tư 3.000 tỷ đồng. Ở khu sản xuất giống cá tra 3 cấp chất lượng cao, mỗi năm sản xuất ra khoảng 360 triệu con giống cá tra chất lượng cao phục vụ cho các vùng nuôi của Nam Việt, số cá giống sản xuất dư ra sẽ cung cấp cho thị trường.

Riêng khu vực nuôi cá tra thương phẩm, mỗi năm sản xuất ra 200.000 tấn cá tra nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu. Toàn bộ vùng nuôi đầu tư trang thiết bị theo hướng hiện đại, trong đó công nghệ sục khí nano và chất xúc tác bakture để xử lý nước trong ao nuôi. Bằng công nghệ này, trên toàn bộ diện tích nuôi cá tra ở Bình Phú sẽ không cần xả thải nước ao nuôi ra môi trường, không cần nạo hút bùn đáy ao bằng phương pháp cơ học như hiện nay.

Tỉnh An Giang chủ trương thu hút đầu tư, Công ty CP Vĩnh Hoàn (Đồng Tháp) đã thành lập và đặt trụ sở Công ty TNHH Sản xuất giống cá tra Vĩnh Hoàn tại ấp Vĩnh Bường (cồn Vĩnh Hòa). Theo đó, dự án sản xuất giống cá tra 3 cấp ứng dụng công nghệ cao tại đây và thực hiện mô hình nuôi tuần hoàn cá tra. Với quy mô diện tích 48,3 ha, dự án đặt mục tiêu cung cấp 1,6 tỷ con cá hương và 30 triệu con cá tra giống/năm. Đồng thời công ty xây dựng mã code cho sản phẩm cá tra thịt trắng, hướng đến thị trường xuất khẩu cao cấp với giá trị từ 4 USD/kg cá trở lên.

Cùng với nhà máy thức ăn công suất 350.000 tấn/năm đang xây dựng, Công ty CP Vĩnh Hoàn thành lập thêm Công ty Mai Thiên Thanh chuyên sản xuất phân bón hữu cơ. Nguồn nguyên liệu chủ yếu từ phế phẩm, bùn thải trong quá trình nuôi và  chế biến sẽ được thu gom, chế biến thành phân bón hữu cơ. Đây là một hình kinh tế tuần hoàn đầy triển vọng.

Từ năm 2019 ở ĐBSCL đã chuẩn hóa vùng nuôi cá tra, hoàn tất định vị, cấp mã số từng ao nuôi, đảm bảo truy nguyên nguồn gốc. Chất lượng, sản lượng sẽ dược kiểm soát chặc chẽ đảm bảo ATTP để xây dựng uy tín thương hiệu cá tra phát triển bền vững.

(Theo Nông nghiệp VN)

phat trien vung nuoi ca tra xuat khau xuat khau ca tra

TIN MỚI CẬP NHẬT

Giá cá tuyết và cá haddock H&G Đại Tây Dương tăng mạnh

 |  08:37 22/11/2024

(vasep.com.vn) Giá cá tuyết và cá haddock Atlantic H&G đông lạnh từ Nga và Na Uy trong tuần 45 của năm 2024 (từ ngày 4 đến 10 tháng 11) đã tăng từ 54% đến 140% so với tuần 52 của năm 2023 (từ ngày 25 đến 31 tháng 12). Đây là tuần sau khi Tổng thống Mỹ Joseph Biden ban hành lệnh hành pháp (EO) 14114 mở rộng lệnh cấm nhập khẩu hải sản từ Nga, bao gồm cả các sản phẩm chế biến tại các quốc gia thứ ba như Trung Quốc.

Các nhóm nghề cá EU ủng hộ lệnh cấm khai thác biển sâu

 |  08:36 22/11/2024

(vasep.com.vn) Một liên minh các hội đồng cố vấn nghề cá châu Âu đã thông qua đề xuất cấm khai thác biển sâu, với lý do thiếu bằng chứng cho thấy hoạt động này sẽ không gây hại cho sinh vật biển và hệ sinh thái.

Tăng cường bảo vệ môi trường trong lĩnh vực thủy sản

 |  08:33 22/11/2024

Thời gian qua, với việc giải quyết các vấn đề môi trường, ngành thủy sản phải đối mặt với không ít hạn chế và thách thức.

WCPFC kêu gọi tăng cường giám sát và bảo tồn bền vững nguồn lợi thủy sản tại cuộc họp thường niên

 |  08:52 21/11/2024

(vasep.com.vn) Tại cuộc họp thường niên của Ủy ban Quản lý Thủy sản Tây và Trung Thái Bình Dương (WCPFC), diễn ra từ ngày 28 tháng 11 đến 3 tháng 12 năm 2024 tại Fiji, các nhà quản lý thủy sản sẽ bàn về việc tăng cường giám sát và áp dụng các biện pháp bảo tồn để duy trì tính bền vững cho ngành thủy sản cá ngừ, ngành có giá trị và sản lượng lớn nhất thế giới. Khu vực Tây và Trung Thái Bình Dương (WCPO) chiếm 51% sản lượng cá ngừ toàn cầu, và WCPFC đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý nguồn lợi thủy sản tại khu vực này.

Infographic: Xuất khẩu Cá ngừ của Việt Nam 10 tháng đầu năm 2024

 |  08:49 21/11/2024

(vasep.com.vn) Tháng 10, giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đạt mức cao nhất kể từ đầu năm 2024. Tính luỹ kế 10 tháng đầu năm 2024, giá trị XK cá ngừ tăng 19%, đạt 821 triệu USD. XK cá ngừ sang các thị trường chính hiện đều tăng so với cùng kỳ.

Cá rô phi Trung Quốc quyết bám trụ ở Mỹ, các kịch bản có thể xảy ra

 |  08:45 21/11/2024

(vasep.com.vn) Các DN XK cá rô phi Trung Quốc khẳng định sẽ quyết tâm bám trụ ở thị trường Mỹ bất chấp mối đe dọa áp thuế 60% từ Chính quyền Trump. Tuy nhiên, điều này có dễ dàng khi ngành này đang chịu áp lực ngày càng lớn do căng thẳng thương mại kéo dài và thuế NK sẽ tác động đến hàng loạt các yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng?

USDA công bố các đợt đấu thầu cho thủy sản Alaska năm 2025

 |  08:36 20/11/2024

(vasep.com.vn) Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) đang kêu gọi các nhà cung cấp tham gia đấu thầu hơn một triệu pound hải sản Thái Bình Dương khai thác tự nhiên cho các chương trình thực phẩm trong nước năm 2025.

Infographic: Xuất khẩu cá tra Việt Nam 10 tháng đầu năm 2024

 |  08:35 20/11/2024

(vasep.com.vn) Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, kim ngạch XK cá tra tháng 10/2024 đạt gần 202 triệu USD, tăng 17% so với tháng 10/2023. Lũy kế XK cá tra 10 tháng đầu năm nay sang các thị trường đạt 1,7 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Infographic: Xuất khẩu Thuỷ sản của Việt Nam 10 tháng đầu năm 2024

 |  08:30 20/11/2024

(vasep.com.vn) Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam tiếp tục tăng trong tháng 10/2024. Nhờ đó, tính đến hết tháng 10/2024 giá trị xuất khẩu tăng 11% so với cùng kỳ, đạt hơn 8,2 tỷ USD. Xuất khẩu các nhóm sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam đều tăng so với cùng kỳ, trừ mực và bạch tuộc.

Chiến thắng của Trump dấy lên nỗi lo về việc giá cước vận tải tăng vọt và leo thang chiến tranh thương mại

 |  08:49 19/11/2024

(vasep.com.vn) Chiến thắng của Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ đang tạo nên làn sóng lan rộng trong ngành vận tải container và được coi là một trở ngại tiềm tàng đối với thương mại quốc tế.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC