Thắng lợi của lúa thơm, tôm sạch
Ông Trần Văn Thống, xã Tân Phong, Thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu lần đầu tiên thử nghiệm sản xuất lúa thơm ST24 trên diện tích 2ha đất nuôi tôm của mình không dấu được niềm vui: “Không ngờ lúa trúng đậm quá, tính ra đến 7 tấn/ha. Thương lái vào tận nơi thu mua với giá 7.500 đồng/kg. Thu hoạch lúa xong, tôi đang cải tạo ao ruộng để chuẩn vị xuống giống vụ tôm năm 2021 vì độ mặn của nước cũng đã ngấp nghé 7 phần ngàn rồi”.
Năm 2020, Bạc Liêu sản xuất trên 2.700 lúa thơm dòng ST trên đất nuôi tôm. Năng suất và giá bán đều đạt yêu cầu.
Ông Phạm Thanh Hải, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn tỉnh Bạc Liêu cho biết: “Ngành nông nghiệp đang xây dựng mô hình lúa thơm tôm sạch trên toàn bộ diện tích gần 58.000ha của mô hình lúa tôm của tỉnh. Cây lúa thơm có năng suất chất lượng; con tôm cũng được nuôi theo mô hình sinh thái nên chất lượng được đảm bảo”.
Tại nhiều địa phương thuộc tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, người dân đưa con tôm thả xen với cây lúa để nâng lên thành 2 vụ tôm 1 vụ lúa trên đất lúa tôm. Với mô hình này, lợi nhuận thu được trung bình từ 70 đến 100 triệu đồng/ha/năm.
Hướng đến sản xuất sạch
Tại ĐBSCL, năm 2000, diện tích lúa tôm đạt khoảng 71.000ha, đến năm 2015 đạt hơn 176.600ha. Đến năm 2020, diện tích nuôi lúa - tôm ước đạt hơn 211.900ha, sản lượng ước đạt hơn 84.700 tấn; trong đó nhiều nhất là Kiên Giang khoảng 100.000ha, Cà Mau hơn 38.000ha, Bạc Liêu hơn 57.800ha, Sóc Trăng khoảng 9.700ha.
Tại hội nghị phát triển bền vững mô hình tôm – lúa ĐBSCL được tổ chức tại Bạc Liêu, ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẳng định, mô hình canh tác tôm - lúa là hệ thống canh tác đặc thù của những vùng bị nhiễm mặn theo mùa tại các tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long (mặn xâm nhập từ tháng 12 đến tháng 5 hàng năm). Vào mùa mưa là thời vụ trồng lúa vì tận dụng được nguồn nước mưa để rửa mặn, ngọt hóa đồng ruộng, các tháng còn lại đều bị nước mặn xâm nhập, ruộng lúa lại trở thành vuông tôm với phương thức lấy giống và thức ăn tự nhiên.
Cùng với quá trình biến đổi khí hậu gia tăng, mô hình sản xuất tôm lúa phát triển mạnh ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Trong kịch bản ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng thì mô hình tôm - lúa được ưu tiên phát triển nhằm thích ứng với điều kiện xâm nhập mặn, đây được nhận diện là mô hình thuỷ sản bền vững, có hiệu quả kinh tế và hạn chế rủi ro, dịch bệnh, thích ứng biến đổi khí hậu so với các mô hình nuôi trồng thuỷ sản khác.
Nhận diện mô hình canh tác bền vững này, các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau từng bước xây dựng sản phẩm sạch cho cả hai đối tượng cây lúa và con tôm. Sản phẩm gạo ST24, ST25 là minh chứng cho mô hình lúa thơm trên đất nuôi tôm và thương hiệu tôm sạch đang được tỉnh Bạc Liêu hướng tới phục vụ cho xuất khẩu tôm nguyên con thay vì sơ chế như hiện nay.
(vasep.com.vn) Giá dầu cá đã giảm đáng kể vào đầu năm 2025, khi các nhà sản xuất Peru bán dầu cá sang Trung Quốc với giá khoảng 2.600 USD/tấn, giảm mạnh so với mức cao nhất 3.190 USD/tấn vào tháng 12/2024.
(vasep.com.vn) Theo báo cáo nuôi trồng thủy sản mới nhất của Rabobank, những người sản xuất tôm có thể kỳ vọng giá sẽ cải thiện trong nửa đầu năm.
(vasep.com.vn) Theo báo cáo mới của ENACT Africa, một sáng kiến do EU hậu thuẫn nhằm giải quyết tội phạm xuyên quốc gia, nghề cá của Somalia, bao gồm cả cá ngừ vây vàng, đang chịu áp lực nghiêm trọng từ hoạt động đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).
Kim ngạch xuất khẩu của thủy sản Việt Nam vào thị trường Singapore trong năm 2024 tăng 4,99%, giá trị xuất khẩu đạt gần 113,37 triệu SGD, chiếm thị phần 9,68%
Đây là mục tiêu mà ngành thủy sản tiếp tục đặt ra trong năm 2025 - năm cuối tăng tốc thực hiện kế hoạch phát triển ngành thủy sản 5 năm giai đoạn 2021-2025.
Xuất khẩu thủy sản năm 2024 vượt mốc 10 tỷ USD, kỳ vọng sẽ tiếp tục nối dài đà tăng trưởng trong năm 2025.
(vasep.com.vn) Dù đối mặt với nhiều thách thức trong nửa cuối năm nhưng khép lại năm 2024, xuất khẩu cá ngừ đóng hộp của Việt Nam vẫn tăng 17% so với năm 2023, đạt 299 triệu USD. Để có thể tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng trong năm 2025, ngành sản xuất và xuất khẩu cá ngừ đóng hộp rất cần sự phối hợp đồng bộ của các bên liên quan.
Trong tháng cuối cùng của năm 2024, thị trường nội địa đã soán ngôi Mỹ để vươn lên vị trí số 1 về đóng góp doanh thu cho Vĩnh Hoàn.
Sau gần một ngày ra khơi, 8 tàu cá của ngư dân phường Kỳ Ninh, thị xã Kỳ Anh đánh bắt được 100 tấn cá cơm, bán thu hơn một tỷ đồng.
(vasep.com.vn) Hàn Quốc đã đạt mốc xuất khẩu hải sản vượt 3 tỷ USD vào năm 2024, đánh dấu năm thứ ba liên tiếp đạt mức tăng trưởng kỷ lục. Theo báo cáo từ Bộ Đại dương Hàn Quốc, xuất khẩu hải sản trong năm nay đạt 3,03 tỷ USD, tăng 1,2% so với năm 2023, mặc dù gặp phải những thách thức về kinh tế và môi trường toàn cầu.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn