Đẩy mạnh chuyển đổi số trong quá trình phát triển nông nghiệp - nông thôn

Sản xuất 08:59 18/11/2021 Kim Thu
Chiều 17/11, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức Hội thảo Chuyên đề 9 với chủ đề: “Chuyển đổi số nông nghiệp - nông thôn trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, đồng chí Nguyễn Duy Hưng, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho biết, Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định: cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ và đổi mới, sáng tạo, chuyển đổi số được xác định là một trong các trụ cột thực hiện phát triển nhanh và bền vững, là một trong các khâu đột phá, góp phần tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Nông nghiệp, nông thôn không đứng ngoài cuộc mà được Chương trình chuyển đổi số Quốc gia xác định là một trong 8 lĩnh vực ưu tiên, theo đó phát triển nông nghiệp công nghệ cao chú trọng nông nghiệp thông minh, phải dựa trên nền tảng dữ liệu, nhất là hệ thống dữ liệu lớn của ngành, như đất đai, cây trồng, vật nuôi, thủy sản, thời tiết, môi trường…; tự động hóa quy trình sản xuất, kinh doanh; phát triển mạnh thương mại điện tử; quản lý quy hoạch và dự báo, cảnh báo thị trường…

Thời gian qua, nhiều cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình… đã ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong quản lý và sản xuất, kinh doanh; phân tích dữ liệu về đất đai, thổ nhưỡng, điều kiện tự nhiên, thời tiết, truy suất nguồn gốc, nhu cầu thị trường… Ứng dụng công nghệ Internet vạn vật (IoT), block chain, công nghệ sinh học, di truyền, phân tích hệ gene, nuôi cấy mô, quản lý giống vật nuôi; phát hiện sớm và cảnh báo cháy rừng, suy thoái rừng; ứng dụng công nghệ dò cá sử dụng sóng siêu âm, công nghệ GIS, GPS… Chuyển đổi số giúp nông dân, trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng, tối ưu hóa hoạt động sản xuất, giảm chi phí, tăng lợi nhuận, hiệu quả sản xuất cao hơn, tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị. Chuyển đổi số là giải pháp hữu hiệu để khắc phục điểm yếu cố hữu là sản xuất manh mún, nhỏ lẻ và thiếu liên kết.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, chuyển đổi số trong nông nghiệp, nông thôn vẫn chưa đồng bộ, chưa hình thành những yếu tố cơ bản của nông nghiệp số, nông thôn số. Tại Hội nghị Chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn tháng 6 vừa qua do Bộ NNPTNT chủ trì, nhiều chuyên gia cho rằng nông nghiệp, nông thôn Việt Nam hiện nay vẫn chưa có nền tảng số, chuỗi kết nối số, chưa có cách tiếp cận mới và toàn diện theo yêu cầu của chuyển đổi số, thiếu cơ sở dữ liệu lớn cho sản xuất, thiếu kết nối chia sẻ đồng bộ thông tin của tất cả các khâu sản xuất, quản lý, logictics, thương mại nông sản; chưa tạo ra cơ hội cho nông sản vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn kết nối trực tiếp với hệ thống thương mại toàn cầu và chia sẻ dữ liệu cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh nông nghiệp.

Để làm rõ các vấn đề trọng tâm về chuyển đổi số trong nông nghiệp, nông thôn, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Duy Hưng đề nghị các quý vị đại biểu cùng thảo luận, làm sâu sắc tính cấp thiết và tác động của chuyển đổi số trong nông nghiệp, nông thôn. Từ đó nâng cao nhận thức, tiến tới hành động để triển khai thực hiện các giải pháp tận dụng tối đa cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, khuyến khích hoạt động đổi mới sáng tạo trong các lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp hữu cơ, công nghệ sinh học, phát triển công nghiệp, dịch vụ nông thôn.

Hai là, đánh giá thực trạng và kiến nghị xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về chuyển đổi số phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN để có thể tận dụng được các cơ hội của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, đáp ứng yêu cầu của quá trình chuyển đổi số trong nông nghiệp, nông thôn.

 

Ba là, xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chiến lược thực hiện chuyển đổi số nông nghiệp, nông thôn; số hoá cơ sở dữ liệu quốc gia về nông nghiệp, nông thôn và liên thông với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, kinh tế - xã hội, hạ tầng sản xuất, công nghệ, tài nguyên, môi trường, khí tượng thủy văn... làm cơ sở cho phân tích, dự báo, xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn và tổ chức sản xuất, kinh doanh của các chủ thể sản xuất kinh doanh nông nghiệp.

Bốn là, đổi mới cơ chế quản lý khoa học, công nghệ. Khuyến khích tối đa, các doanh nghiệp, nhất là sự tham gia của khu vực tư nhân vào đầu tư nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ; phát triển thị trường khoa học và công nghệ, công nghệ số trong nông nghiệp, nông thôn. Chính sách hỗ trợ các viện, trường, cơ sở nghiên cứu thành lập các trung tâm đổi mới sáng tạo, quỹ đầu tư khởi nghiệp, gắn kết giữa các viện nghiên cứu, trường đại học và doanh nghiệp, hợp tác xã và nông dân.

Đồng chí Nguyễn Duy Hưng cũng yêu cầu, thông qua các tham luận, thảo luận cùng đề xuất các giải pháp phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong nông nghiệp, nông thôn trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số và hội nhập quốc tế. Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp, hợp tác xã, người nông dân thực hiện chuyển đổi số trong nông nghiệp, nông thôn.

Thông qua Hội thảo, Ban Kinh tế Trung ương (bộ phận Thường trực soạn thảo các Đề án) sẽ tổng hợp, chắt lọc các ý kiến để xây dựng các báo cáo trình cơ quan có thẩm quyền mà trước hết là Báo cáo tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết của BCH TW khoá 10 về Nông nghiệp, nông dân, nông thôn sẽ trình Ban Chấp hành Trung ương vào đầu năm 2022.

Tại Hội thảo đã có 6 báo cáo chính của các diễn giả trong nước và quốc tế trình bày những nội dung cốt lõi về chuyển đổi số trong nông nghiệp, nông thôn, gồm: Ứng dụng công nghệ số; Canh tác thông minh; Vai trò của công nghệ số để giảm phát thải; Trí tuệ nhân tạo (AI) trong đánh giá chất lượng; Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao và Ứng dụng chuyển đổi số vào sản xuất nông nghiệp. Hội thảo cũng dành thời gian để thảo luận mở về vấn đề này.  

(Theo dangcongsan.vn)

chuyen doi so nong nghiep - nong thon nang suat

TIN MỚI CẬP NHẬT

Xuất khẩu tôm “bứt tốc” ở hầu hết các thị trường

 |  16:05 20/09/2024

(vasep.com.vn) Tháng 8/2024, XK tôm Việt Nam đạt 404 triệu USD, tăng 20% so với tháng 8/2023. XK tôm trong tháng 8 tiếp tục ghi nhận giá trị cao nhất kể từ đầu năm và ghi nhận mức tăng trưởng tốt nhất kể từ tháng 2 năm nay. Lũy kế 8 tháng đầu năm nay, kim ngạch XK tôm đạt hơn 2,4 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái.

Giá cá ngừ vây vàng EU giảm do nhu cầu chững lại

 |  08:41 20/09/2024

Giá cá ngừ vây vàng đã giảm dần theo tháng ở châu Âu, do sản lượng đánh bắt tốt ở nhiều khu vực và nhu cầu chậm lại sau kỳ nghỉ hè bận rộn.

Mỹ: Nhập khẩu tôm trong tháng 7/2024 giảm

 |  08:40 20/09/2024

(vasep.com.vn) Mỹ nhập khẩu 61.213 tấn tôm, trị giá 481,8 triệu USD trong tháng 7/2024, giảm 12% về khối lượng và 16% về giá trị so với cùng kỳ năm trước

Cán cân thương mại thủy sản Hoa Kỳ tiếp tục tăng 

 |  08:38 20/09/2024

(vasep.com.vn) Tổng giá trị xuất khẩu hải sản của Hoa Kỳ chiếm 16% tổng giá trị nhập khẩu hải sản của Hoa Kỳ trong nửa đầu năm 2024, giảm so với tỷ lệ 20% của năm 2023. 

Thuế của Hoa Kỳ có thể làm giảm khối lượng thương mại tôm của Ecuador

 |  09:05 19/09/2024

Gabriel Luna, một chuyên gia thu mua tôm của Ecuador, cho biết xuất khẩu tôm của Ecuador sang Hoa Kỳ đang bị ảnh hưởng bởi thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp (CVD) sơ bộ của Hoa Kỳ.

Chính phủ yêu cầu hỗ trợ 'nhanh, trực tiếp' cho doanh nghiệp sau bão

 |  09:03 19/09/2024

Chính sách hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp chịu thiệt hại sau bão phải "nhanh, trực tiếp", thời gian thực hiện trong tháng 9 và 10.

Nghị quyết số 143/NQ-CP khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3

 |  08:54 19/09/2024

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình Nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.

Công ty Nhật Bản sẽ triển khai chế biến sò điệp tại Bangladesh

 |  08:43 19/09/2024

Nhà nhập khẩu và chế biến Japan Delica Co. sẽ thành lập một nhà máy chế biến và xuất khẩu sò điệp Nhật Bản mới tại Bangladesh, nơi công ty đã vận hành một nhà máy chế biến cua từ năm 2018.

Infographic: Xuất khẩu Cá ngừ của Việt Nam 8 tháng đầu năm 2024

 |  08:40 19/09/2024

(vasep.com.vn) Xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam tháng 8/2024, giá trị XK tiếp tục tăng, tuy nhiên tốc độ tăng đã chậm lại. Tính lũy kế 8 tháng đầu năm 2024, kim ngạch XK tăng 19%, đạt 648 triệu USD.

ASC triển khai Chương trình cải thiện theo thẩm quyền tại Indonesia

 |  08:53 18/09/2024

(vasep.com.vn) Hội đồng quản lý nuôi trồng thủy sản (ASC) đã công bố thỏa thuận với tổ chức phi lợi nhuận Kaleka của Indonesia để thúc đẩy các hoạt động nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm tại quận Seruyan.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC