Chiều 13-4, tại hội nghị giao ban thường kỳ, Bộ trưởng Bộ NN-MT Đỗ Đức Duy nhấn mạnh, toàn ngành đang bước vào giai đoạn nước rút của 6 tháng đầu năm với yêu cầu cao về tiến độ, chất lượng và hiệu quả công việc.
Bộ trưởng Bộ NN-MT phát biểu chỉ đạo tại hội nghị chiều 13-4. Ảnh: Bộ NNMT
Ông Đỗ Đức Duy đã giao một số nhiệm vụ trọng tâm trong quý 2, trong đó đáng chú ý là mục tiêu gỡ “thẻ vàng” IUU vào quý 4 năm nay. Đây được coi là nhiệm vụ then chốt, có tính chiến lược đối với ngành thủy sản trong bối cảnh xuất khẩu đang phục hồi mạnh mẽ nhưng cũng phải đối mặt với nhiều rủi ro địa chính trị và thương mại.
Theo báo cáo của Cục Thủy sản và Kiểm ngư, sản lượng thủy sản cả nước trong quý 1 đạt gần 2 triệu tấn, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, sản lượng khai thác đạt khoảng 880.000 tấn, gần như đi ngang (+0,1%) trong khi sản lượng nuôi trồng đạt hơn 1,1 triệu tấn, tăng 5,1%. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 2,29 tỷ USD, tăng tới 18,1% so với cùng kỳ 2024.
Cục trưởng Cục Thủy sản và Kiểm ngư Trần Đình Luân đánh giá, mục tiêu tăng trưởng ngành thủy sản năm nay với 4,35% sẽ là con số thách thức lớn trong bối cảnh thị trường quốc tế còn nhiều bất định. Tuy nhiên, những tín hiệu tích cực từ hai sản phẩm chủ lực là tôm và cá tra - đặc biệt tôm tăng trưởng trên 37,8% trong quý 1, đã tạo nền tảng lạc quan cho kế hoạch cả năm.
Mặc dù vậy, thông tin Mỹ áp dụng thuế đối ứng mới với hàng thủy sản Việt Nam khiến thị trường xuất hiện biến động cục bộ. Ngay sau khi thông tin được công bố, một số địa phương đã ghi nhận tình trạng thu hoạch ồ ạt, có nguy cơ phá vỡ kế hoạch sản xuất.
Chế biến thủy sản xuất khẩu. Ảnh minh họa
Cục Thủy sản và Kiểm ngư đã phát văn bản khuyến cáo các địa phương ven biển và khu vực ĐBSCL cần bình tĩnh, tránh tâm lý hoảng loạn dẫn đến ngưng sản xuất hoặc hạn chế xuống giống. Việc thu hoạch sớm có thể gây thiếu hụt nguyên liệu chế biến, ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng và mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu.
Cục trưởng Trần Đình Luân cho biết, việc ổn định nguồn nguyên liệu là tối quan trọng vì thủy sản không thể sản xuất tức thì. Một chu kỳ nuôi tôm ngắn nhất cũng cần tối thiểu 3 tháng, nhiều loài lên tới 7-8 tháng. Do đó, công tác điều hành sản xuất phải bám sát thực tiễn, có tham mưu kịp thời để bộ có thể đưa ra các quyết sách đúng đắn, hỗ trợ doanh nghiệp ổn định sản xuất và xuất khẩu.
Về định hướng điều hành, ông Đặng Ngọc Điệp, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính cho biết, bộ sẽ chỉ đạo các địa phương tập trung nuôi biển theo hướng bền vững và nâng cao giá trị thương mại. Đồng thời, kiểm soát chặt chẽ các hành vi khai thác IUU, ngăn chặn tình trạng tàu cá Việt Nam vi phạm vùng biển nước ngoài.
Thứ trưởng Bộ NN-MT Phùng Đức Tiến cho biết, để đạt mục tiêu tăng trưởng 4,35%, ngành thủy sản cần hành động quyết liệt, đặc biệt trong chống khai thác IUU. Việc gỡ “thẻ vàng” là nhiệm vụ cấp thiết trong năm nay, đòi hỏi cập nhật đầy đủ báo cáo, dữ liệu theo đúng tinh thần Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 10-4-2024 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác IUU và phát triển bền vững ngành thủy sản.
Theo: Báo SÀI GÒN GIẢI PHÓNG
(vasep.com.vn) Tình trạng lạm thác đang đặt ngành đánh bắt cá của Kenya vào tình trạng nguy hiểm, đe dọa cả sinh kế và đa dạng sinh học. Các chuyên gia kêu gọi quản lý và hỗ trợ tốt hơn cho cộng đồng địa phương.
(vasep.com.vn) Nhà tổ chức Triển lãm Thủy sản Toàn cầu Diversified cho biết sự kiện lần thứ 31 này đang tiếp tục thu hút sự chú ý.
(vasep.com.vn) Xuất khẩu tôm Việt Nam trong quý I/2025 đạt 939 triệu USD, tăng 37% so với cùng kỳ năm 2024. Mức tăng trưởng ấn tượng này đến từ sự phục hồi nhu cầu tại nhiều thị trường lớn, đặc biệt là Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản và khối CPTPP. Tuy nhiên, phía sau con số lạc quan vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro trước thuế đối ứng của Trump với toàn thế giới và bối cảnh thương mại toàn cầu tiếp tục bất ổn.
(vasep.com.vn) Xuất khẩu tôm của Ấn Độ trong năm 2024 đã tăng trưởng hai con số, đạt gần 600.000 tấn, giúp quốc gia này vượt qua Ecuador để trở thành nước xuất khẩu tôm lớn có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, theo số liệu thương mại của Ấn Độ.
Ngành cá tra Việt Nam đang tích cực hoàn thiện quy trình sản xuất giống không sử dụng kích dục tố HCG – loại hóc môn chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc, từng bị khan hiếm trong dịch COVID-19 và bị EU khuyến cáo hạn chế. Từ giữa năm 2023, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II đã triển khai nghiên cứu thay thế HCG bằng các hoạt chất khác như não thùy cá chép, sGnRHa, LH-Rha, 17-20P và Buserelin. Kết quả bước đầu rất khả quan, xác định được liều lượng tối ưu. Trong năm 2025, quy trình này sẽ được thực nghiệm tại 10 trại giống, tiến tới đăng ký tiến bộ kỹ thuật và thương mại hóa.
(vasep.com.vn) Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu cá ngừ trong 3 tháng đầu năm 2025 đạt hơn 228 triệu USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2024. XK cá ngừ sang các thị trường chính có xu hướng tăng trưởng chậm lại.
Mỹ là nước nhập khẩu cá rô phi nhiều nhất thế giới, trong khi Trung Quốc xuất khẩu lớn nhất thế giới. Thế nhưng, với việc phải chịu mức thuế lên tới 150%, đang khiến cá rô phi Trung Quốc “mất cửa” vào thị trường Mỹ. Tuy nhiên, đây lại là cơ hội cho các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam gia tăng thị phần mặt hàng này tại Mỹ trong thời gian tới...
Theo nhiều thương lái thu mua tôm nguyên liệu và các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu trên địa bàn tỉnh cho biết, ngay sau khi Mỹ công bố hoãn áp thuế đối ứng từ 46% xuống 10% trong 90 ngày, giá tôm nguyên liệu trên thị trường đang dần ổn định và tăng nhẹ trở lại, với mức tăng từ 5- 10 ngàn đồng/kg theo từng phân khúc và kích cỡ. Đây là tín hiệu tích cực, giúp người nuôi tôm có thêm động lực để chuẩn bị cho vụ mùa mới.
(vasep.com.vn) Giá bán buôn tôm đông lạnh nhập khẩu tại Trung Quốc đã bắt đầu tăng sau nhiều tuần giảm, do lượng hàng tồn kho ở thị trường hạ nguồn cạn kiệt.
Tháng 2/2025, diện tích nuôi thả cá trên địa bàn toàn tỉnh là 1.987 ha; trong đó diện tích nuôi cá tra công nghiệp là 298,6 ha.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn