Chi phí sản xuất tăng
Theo ông Lê Văn Quang, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn thủy sản Minh Phú (MPC), doanh nghiệp (DN) chế biến xuất khẩu tôm lớn nhất VN, giá cước vận tải biển cập nhật mới nhất đến giữa tháng 7 đang tiếp tục giảm vì lạm phát cao và tiêu thụ kém ở tất cả các thị trường. Cụ thể, giá cước đã bao gồm các loại phụ phí tới Los Angeles (bờ tây nước Mỹ) là 8.100 USD/container 40 feet; giá đi New York/New Jersey (bờ đông nước Mỹ) là 11.307 USD/container 40 feet. Dù giá cước vận tải biển đang giảm dần, nhưng giá xăng dầu trong nước cao đã làm chi phí sản xuất từ vận tải đến nguyên vật liệu tăng từ 10 - 20% trong 6 tháng đầu năm. Bây giờ để “kéo” một container hàng 40 feet từ Cà Mau đến cảng Cát Lái mất tổng cộng khoảng 10 triệu đồng. Điều này làm giá cả hàng hóa của VN càng trở nên đắt đỏ hơn so với trước.
Thực trạng trên thể hiện rất rõ trong phân tích mới đây của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản VN (VASEP). Theo đó, tại thời điểm tháng 6.2022, dù đã giảm một chút nhưng để xuất được một container 40 feet qua bờ đông nước Mỹ (bang Florida) thì giá cước khoảng 16.400 USD/container. Tính cả phí vận chuyển đường bộ từ nhà máy tại các tỉnh tới TP.HCM thì chi phí trung bình 400 - 410 triệu đồng/container. Giá xăng dầu tăng đã đẩy chi phí logistics tăng từ 10 - 20% so với trước. Cước tàu biển vừa giảm thì chi phí vận chuyển trong nước lại tăng, các DN khó vẫn hoàn khó.
Ông Nguyễn Văn Kịch, Chủ tịch HĐQT Công ty CP thủy sản CAFATEX, chia sẻ: “Vừa qua, giá xăng dầu có giảm chút ít nhưng chưa ăn thua gì so với mức tăng mạnh kể từ đầu năm. Đáng nói là dù giá xăng đã giảm nhưng chưa có hàng hóa nào giảm theo giá xăng. Nếu không hạ nhiệt giá xăng, rất khó kiểm soát lạm phát như mục tiêu. Câu chuyện lạm phát khiến sức mua yếu ở Mỹ, EU, Nhật chính là vấn đề mà chúng ta phải tính toán nếu muốn phục hồi kinh tế”.
Một khảo sát bỏ túi của Thanh Niên thực hiện cho thấy đa số DN đều có chung nhận định nếu giá xăng giảm theo đúng mức giảm giá của thế giới hiện nay, về 26.000 - 27.000 đồng/lít từ nay đến cuối năm thì sẽ hỗ trợ rất tốt cho người dân và DN. Bên cạnh đó nên giảm mạnh các loại thuế tiêu thụ đặc biệt, giá trị gia tăng... với xăng dầu, đến khi nền kinh tế khả quan thì có thể thu lại các khoản này.
Không hủy nhưng hoãn nhận hàng
“Thị trường tiêu thụ trầm lắng ở tất cả các thị trường từ Mỹ, Nhật, tới EU... do lạm phát tăng, người dân thắt chặt chi tiêu nên xuất khẩu chậm lại rất nhiều”, ông Lê Văn Quang nói và dẫn chứng: Đồng yen mất giá 17%, giờ 138 yen “ăn” 1 USD. Các nhà nhập khẩu lấy yen đổi USD để nhập khẩu sản phẩm và bị lỗ. Tình trạng tương tự với đồng euro và các nhà nhập khẩu ở châu Âu khi đồng tiền này đã xuống mức thấp nhất trong 20 năm qua. Khách hàng của Công ty CP Tập đoàn thủy sản Minh Phú ký hợp đồng từ cách đây 3 - 5 tháng, tuy không hủy đơn nhưng đàm phán xin nhận hàng chậm. Các nhà nhập khẩu Nhật Bản cũng mới điều chỉnh giá bán lẻ tăng lên 20%, làm thị trường vốn đã trầm lắng lại càng ảm đạm. “Mức tăng này khiến khách hàng bị sốc, để làm quen với mức giá mới cần mất từ 3 - 5 tháng. Điều này cũng ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất kinh doanh của DN trong nước nói chung”, ông Quang nói.
Giải bài toán thiếu hụt nguyên liệu
Đối với nguồn nguyên liệu nhập khẩu, trên cơ sở chiến lược phát triển thủy sản đến năm 2030 đã được Thủ tướng phê duyệt năm 2021, VASEP đề nghị Chính phủ ban hành quy định và chính sách khuyến khích nhập khẩu nguyên liệu thủy sản để sản xuất xuất khẩu, gia công xuất khẩu. Điều này sẽ giúp VN tận dụng lợi thế về năng lực chế biến hiện đại, tay nghề công nhân và đạt được mục tiêu trở thành “nhà máy chế biến” lớn của thủy sản thế giới. Một khó khăn khác mà các DN thủy sản đang gặp là các thủ tục chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác còn nhiều bất cập khiến DN vẫn vướng mắc khi sử dụng nguồn nguyên liệu khai thác có chứng nhận.
Tính tới tháng 6.2022, EU vẫn chưa gỡ thẻ vàng IUU cho thủy sản VN. VASEP đề nghị nhà nước cần có chính sách đầu tư hạ tầng nghề cá và nâng cao năng lực thực thi quản lý tàu thuyền, khai thác biển. Trước mắt là cải tiến cơ sở dữ liệu quản lý tàu thuyền khai thác, sửa đổi quy định ghi nhật ký và số hóa quy trình kiểm tra, cấp xác nhận, chứng nhận khai thác.
Ông Nguyễn Văn Kịch, chủ DN CAFATEX chế biến cả tôm và cá tra, nhấn mạnh: Khó khăn chưa dừng lại ở đó, ngành chế biến tôm còn đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguyên liệu làm giá tăng từng ngày vào thời điểm hiện tại. Nguyên nhân là nông dân các tỉnh ven biển miền Tây mất mùa, sản lượng thiếu hụt. Còn đối với cá tra, do thị trường Trung Quốc không ổn định, gần đây lại đóng cửa chống dịch nên xuất khẩu của ta đầu năm có tăng nhưng cũng rất đáng lo. Giá cá tra nguyên liệu hiện ở mức 28.000 - 29.000 đồng/kg nhưng chi phí thức ăn, thuốc, công lao động rất cao, người nuôi không có lãi. Chính vì vậy hiện nay nhiều người không dám thả nuôi mới. Nguy cơ thiếu hụt nguyên liệu sẽ diễn ra trong thời gian tới ở một vài giai đoạn.
Theo VASEP, nguồn nguyên liệu từ nuôi trồng trong nước chiếm 70%, nhưng hiện nay các địa phương đang đô thị hóa nên các biến động từ quy hoạch đất cho sản xuất đang là thách thức lớn cho ngành thủy sản. Do vậy, Chính phủ và các địa phương cũng cần có chính sách để phát triển và mở rộng vùng nuôi trồng thủy sản tập trung. Bên cạnh đó, cần có các chính sách về đất đai như quy định sử dụng đất, quy hoạch đất để ngành thủy sản phát triển được các vùng nuôi tập trung phù hợp.
Mỹ Hạnh (Theo Báo Thanh niên)
(vasep.com.vn) Tháng 10/2024, XK tôm Việt Nam đạt 394 triệu USD, tăng 24%. Lũy kế 10 tháng đầu năm nay, XK tôm mang về 3,2 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái. XK sang tất cả các các thị trường tiêu thụ chính đều ghi nhận tăng trưởng 2 con số trong tháng 10 năm nay.
Trong 30 năm, cá tra Việt Nam đã có mặt ở 150 thị trường cùng nhiều loại cá thịt trắng khác nhờ vào nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra Việt Nam.
(vasep.com.vn) Xuất khẩu thủy sản nuôi trồng của Brazil đã đạt đến mức cao mới trong quý 3 năm 2024, với khối lượng xuất khẩu tăng 158% và giá trị tăng 174% so với cùng kỳ năm trước, đạt 4.031 tấn với giá trị 18,5 triệu USD.
(vasep.com.vn) Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Campuchia (MAFF) xác nhận rằng Cục Thủy sản (FA) và lực lượng đặc nhiệm đang tăng cường các biện pháp giải quyết tình trạng đánh bắt bất hợp pháp trên toàn quốc trong mùa cấm đánh bắt để bảo tồn nguồn lợi cá.
(vasep.com.vn) Một báo cáo mới từ Pew Charitable Trusts cho rằng cần có phương pháp tiếp cận đa loài trong quản lý nguồn cá để giải quyết tình trạng suy giảm nguồn cá ở Bắc Đại Tây Dương.
(vasep.com.vn) Nhập khẩu cá rô phi của Hoa Kỳ tiếp tục giảm trong tháng 9, với mức giảm đáng kể về khối lượng và giá, chủ yếu là đối với phi lê tươi.
(vasep.com.vn) Thông báo của Phái đoàn EU tại Senegal nêu rõ mối lo này xuất phát từ thiếu sót trong hệ thống giám sát đối với cả tàu cá trong nước và quốc tế hoạt động từ cảng Dakar.
(vasep.com.vn) Tổ chức Pew Charitable Trusts gần đây đã xuất bản một bài báo nêu bật phạm vi quốc tế của Trung tâm giám sát, kiểm soát và giám sát Khu bảo tồn biển Cocos của Costa Rica (MCCA). Trung tâm này, nơi bảo vệ Di sản thế giới của UNESCO, đi đầu trong cuộc chiến chống đánh bắt bất hợp pháp tại một trong những khu bảo tồn biển quan trọng nhất thế giới.
(vasep.com.vn) Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, XK cá ngừ của Việt Nam trong tháng 10 đạt gần 93 triệu USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2023. Tính luỹ kế 10 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch XK đạt hơn 821 triệu USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2023.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn