Cuộc họp cấp Bộ trưởng WTO về trợ cấp thủy sản cam kết sớm đi đến Hiệp định trợ cấp thủy sản của WTO

Chính sách 08:56 21/07/2021 Nguyễn Trang
Ngày 15/7, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã tổ chức Cuộc họp Ủy ban đàm phán thương mại (TNC) cấp Bộ trưởng về trợ cấp thủy sản theo hình thức trực tuyến kết hợp trực tiếp tại trụ sở WTO ở Geneva. Đại diện 128 thành viên đã tham dự, trong đó có 104 đoàn đã phát biểu tại cuộc họp.

Cuộc họp trực tuyến cấp Bộ trưởng của WTO về trợ cấp thủy sản ngày 15/7

Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phùng Đức Tiến làm Trưởng đoàn và đại diện các Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Công Thương, Ngoại giao, Tư pháp, Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế đã tham dự cuộc họp trực tuyến.

Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai, Trưởng Phái đoàn Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, WTO và các tổ chức quốc tế tại Geneva, tham dự cuộc họp trực tiếp tại trụ sở WTO.

Đàm phán trợ cấp thủy sản đã được khởi động cách đây 20 năm, song do quan điểm, lợi ích của các thành viên còn nhiều khác biệt nên chưa đạt được sự đồng thuận.

Các thành viên chưa thực hiện được Mục tiêu phát triển bền vững (SDG) số 14.6 của Chương trình Nghị sự đến năm 2030 về phát triển bền vững được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua năm 2015.

Trong đó, Lãnh đạo cấp cao các nước nhất trí đưa ra hạn đến năm 2020 phải cấm các loại trợ cấp là nguyên nhân gây ra việc gia tăng khai thác quá mức/gia tăng năng lực khai thác quá mức, cũng như xóa bỏ trợ cấp đối với khai thác thủy sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (khai thác IUU).

Cuộc họp WTO cấp Bộ trưởng ngày 15/7 do nữ Tổng Giám đốc WTO kiêm Chủ tịch Ủy ban đàm phán thương mại của WTO (TNC) bà Ngozi Okonjo-Iweala chủ trì.

Sự kiện này nhằm tranh thủ sự ủng hộ về chính trị của các thành viên WTO vào giai đoạn nước rút để có thể kết thúc đàm phán trợ cấp thủy sản – nội dung có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển bền vững của đại dương, của nguồn lợi hải sản và cuộc sống của hàng triệu người dân trên thế giới – trước khi diễn ra Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 12 (MC 12) vào cuối tháng 11/2021.

Tại cuộc họp, các thành viên WTO cam kết sẽ kết thúc đàm phán sớm trước MC12 của WTO và trao quyền cho Phái đoàn các nước tại Geneva.

Các thành viên WTO cũng xác nhận rằng, văn bản đàm phán hiện tại có thể được sử dụng làm cơ sở cho các cuộc đàm phán thời gian tới để đạt được thỏa thuận cuối cùng.

Theo Tổng Giám đốc Ngozi Okonjo-Iweala, các Bộ trưởng và Trưởng Phái đoàn đã thể hiện cam kết mạnh mẽ đưa các cuộc đàm phán này đi đến đích.

Các thành viên đã có sự thống nhất chung về tầm quan trọng của an ninh lương thực và cuộc sống của những người đánh bắt thủy sản thủ công ở các nước đang phát triển và kém phát triển…

Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) ước tính, 1/3 trữ lượng cá toàn cầu bị đánh bắt quá mức. Con số này tăng từ 10% vào năm 1970 và 27% vào năm 2000.

Nguồn dự trữ cạn kiệt đe dọa cuộc sống của người dân ven biển có thu nhập thấp và sinh kế của những ngư dân nghèo, dễ bị tổn thương.

Mỗi năm, chính phủ các nước cung cấp khoảng 35 tỷ USD trợ cấp nghề cá, 2/3 trong số đó dành cho đánh bắt cá thương mại.

Năm 2015, các nhà lãnh đạo thế giới đã xác định tiêu chí đạt thỏa thuận trợ cấp thủy sản đến năm 2020 là một phần của Mục tiêu Phát triển Bền vững và các Bộ trưởng Thương mại các thành viên WTO đã tái khẳng định cam kết này vào năm 2017.

Các vấn đề khó khăn cần giải quyết là làm thế nào để mở rộng đối xử đặc biệt và khác biệt đối với các nước thành viên WTO đang phát triển và kém phát triển nhất, trong khi vẫn duy trì mục tiêu tổng thể là nâng cao tính bền vững của đại dương.

Các Bộ trưởng cho rằng, cuộc sống của những người đánh bắt thủ công nghèo và dễ bị tổn thương ở các nước đang phát triển và kém phát triển có tầm quan trọng lớn, cũng như yêu cầu đảm bảo mục tiêu bền vững trong các cuộc đàm phán.

Nữ Tổng giám đốc Okonjo-Iweala cho rằng, đoàn đại biểu các thành viên WTO cần chuẩn bị cho một giai đoạn đàm phán chuyên sâu.

Khi bước vào giai đoạn mới thảo luận dựa trên văn bản, trách nhiệm kết thúc các cuộc đàm phán này thực sự thuộc về các thành viên WTO.

Để đạt được Hiệp định, các thành viên cần tìm ra những sự đánh đổi và linh hoạt cần thiết. Việc đạt kết quả thành công trước MC12 là trách nhiệm của các thành viên. Thế giới đang theo dõi.

Người đứng đầu WTO cũng cho biết, cuộc đàm phán trợ cấp thủy sản là một phép thử đối với cả uy tín của WTO với tư cách là một diễn đàn đàm phán đa phương và cả đối với khả năng của hệ thống thương mại trong việc ứng phó với các vấn đề của cộng đồng toàn cầu.

Bà Okonjo-Iweala nêu rõ: "Nếu chúng ta chờ đợi thêm 20 năm nữa, có thể sẽ không còn hải sản để trợ cấp, hoặc không còn các cộng đồng khai thác hải sản thô sơ để hỗ trợ".

(Theo báo Thế giới và VN)

tro cap thuy san hiep dinh tro cap thuy san cua wto

TIN MỚI CẬP NHẬT

VASEP phát hành Báo cáo Xuất khẩu thủy sản 9 tháng đầu năm và dự báo cả năm 2024

 |  16:21 31/10/2024

Cuốn Báo cáo Xuất khẩu Thủy sản quý III/2024 của VASEP trình bày một bức tranh tổng quan về tình hình xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2024, với kết quả ấn tượng đạt 7,2 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong quý III, xuất khẩu thủy sản ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ 15%, đạt 2,8 tỷ USD, nhờ vào sự hồi phục tích cực từ nhu cầu và giá cả tại các thị trường trọng điểm như Mỹ và Trung Quốc, cùng với lợi thế cạnh tranh của sản phẩm giá trị gia tăng tại các thị trường khác như Nhật Bản và Australia.

Ngành thủy sản Nga đối mặt với gánh nặng thuế trong năm 2025

 |  08:42 31/10/2024

(vasep.com.vn) Hiệp hội Thủy sản Toàn Nga (VARPE) cho biết, năm 2025, các doanh nghiệp thủy sản Nga sẽ phải chịu thuế tăng thêm 8%. Đáng chú ý, tổng số tiền thu từ việc sử dụng các khu vực đánh bắt thủy sản dự kiến sẽ đạt 26 tỷ RUB (271 triệu USD) vào năm 2025, tăng so với 24 tỷ RUB của năm nay.

Tồn kho cá tra tại Mỹ giảm mạnh, kỳ vọng Thủy sản Vĩnh Hoàn (VHC) hưởng lợi lớn

 |  08:38 31/10/2024

Với vị thế là nhà xuất khẩu cá tra fillet đông lạnh Việt Nam lớn nhất sang Mỹ, Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn (Thủy sản Vĩnh Hoàn, mã cổ phiếu VHC) được kỳ vòng sẽ hưởng lợi trực tiếp từ việc tồn kho cá tra ở đây đang giảm mạnh.

Ngàn tỉ từ đầu tôm, đuôi cá

 |  08:36 31/10/2024

Giá 1 kg tôm chỉ 20 USD nhưng 1 kg chitosan (chiết xuất từ tôm) có thể có giá 500 USD. Đây là bài toán của ngành chế biến thủy sản…

Nga có thể đẩy mạnh XK thủy sản sang các thị trường trong khối BRICS

 |  08:43 30/10/2024

(vasep.com.vn) Hiệp hội Thủy sản Toàn Nga (VARPE) dự đoán thị phần của sản phẩm thủy sản Nga tại EU sẽ giảm xuống chỉ còn 6,5% vào năm 2030, khi nguyên liệu thô được chuyển hướng sang châu Phi, châu Mỹ Latinh và Trung Đông.

3 quí liên tiếp, Việt Nam là đối tác cung cấp thuỷ sản lớn thứ 5 tại Singapore

 |  08:42 30/10/2024

Việt Nam vẫn nằm trong nhóm các quốc gia có thị phần xuất khẩu thủy sản lớn nhất đến Singapore với 3 quí liên tiếp duy trì vị trí số 5.

Doanh nghiệp tôm và cá tra bội thu trong quý III

 |  08:38 30/10/2024

Nhiều doanh nghiệp thuỷ sản báo kết quả tích cực trong quý III nhờ doanh số bán hàng tăng trưởng tích cực, thị trường xuất khẩu đón nhiều tin vui.

Bộ NN-PTNT đề nghị tăng nuôi trồng thủy sản

 |  08:36 30/10/2024

Bộ NN-PTNT đề nghị các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tăng cường chỉ đạo sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024 đảm bảo kế hoạch tăng trưởng.

Xuất khẩu cá tra sang Iraq đạt cao nhất trong 3 năm qua

 |  08:42 29/10/2024

(vasep.com.vn) Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, XK cá tra sang Iraq liên tục ghi nhận tăng trưởng trong 9 tháng đầu năm nay. XK cá tra sang nước này còn vượt Iran - quốc gia được coi là cửa ngõ giao thương giữa Việt Nam và khu vực Trung Đông.

Các chuyên gia của FAO tiếp tục hỗ trợ Panama thực hiện PSMA

 |  08:40 29/10/2024

(vasep.com.vn) Hai chuyên gia từ Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) đã dẫn đầu các cuộc thảo luận kéo dài 1 tuần với Cơ quan quản lý tài nguyên nước quốc gia tại Thành phố Panama, Panama, theo một dự án do Liên minh châu Âu tài trợ nhằm hỗ trợ việc thực hiện Thỏa thuận về các biện pháp của quốc gia có cảng (PSMA) của FAO và các văn bản quốc tế bổ sung. Nhiệm vụ diễn ra từ ngày 23 – 27/9/2024.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC