Ngàn tỉ từ đầu tôm, đuôi cá

Tin tổng hợp 08:36 31/10/2024
Giá 1 kg tôm chỉ 20 USD nhưng 1 kg chitosan (chiết xuất từ tôm) có thể có giá 500 USD. Đây là bài toán của ngành chế biến thủy sản…

Ngành thủy sản cũng đang đặt mục tiêu cao là đến năm 2030, toàn bộ phụ phẩm trong công nghiệp chế biến tôm, cá đều được tái sử dụng cho sản xuất tuần hoàn. Ảnh: Shutterstocks

Vĩnh Hoàn đang là doanh nghiệp có lợi thế dẫn đầu trong ngành thủy sản với mô hình nuôi trồng bền vững và khép kín với 5 công ty con gồm sản xuất giống cá tra, thức ăn thủy sản, chiết xuất và sản xuất gelatin, collagen cùng một công ty liên kết trong lĩnh vực sản xuất phân bón. Trong đó, biên lợi nhuận gộp của nhà máy sản xuất collagen và gelatin có thể lên tới 30%. Bà Trương Thị Lệ Khanh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vĩnh Hoàn, cho biết, việc tối ưu hóa được sản xuất, khép kín hết, không để tồn cặn giúp doanh nghiệp tối ưu hóa được lợi nhuận. 

Mô hình tuần hoàn của Vĩnh Hoàn không chỉ có giá trị trong chế biến sản phẩm giá trị cao từ phụ phẩm mà còn đang góp phần vào mục tiêu Net Zero của Việt Nam. Đặc biệt, nhiều công ty thủy sản lớn như De Heus, Minh Phú, Thăng Long, Việt Nam Food, Skretting… cũng đang đầu tư nghiên cứu và phát triển hướng tới nuôi trồng, chế biến thủy sản giảm phát thải ròng theo các cam kết từ thị trường quốc tế.

Vì vậy, thúc đẩy doanh nghiệp áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn thay cho mô hình kinh tế tuyến tính là giải pháp hữu hiệu nhất hiện nay và được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng để đưa ra lời giải của bài toán hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. 

Thực tế, Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ đạt 10 tỉ USD giá trị xuất khẩu ngành tôm, gấp khoảng 3 lần hiện nay, tương đương sản lượng khoảng 1,1 triệu tấn. Ước tính phụ phẩm từ tôm vào khoảng nửa triệu tấn. Theo ông Phan Thanh Lộc, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Việt Nam Food, phụ phẩm từ tôm có thể tạo ra giá trị gấp 20-30 lần nếu ứng dụng vào ngành dược phẩm, hay từ 15-20 lần nếu ứng dụng vào ngành thực phẩm chức năng. Với sản lượng tôm hơn 1,2 triệu tấn, trong năm 2023, lượng phụ phẩm tôm ở Việt Nam vào khoảng nửa triệu tấn.

Mô hình kinh tế tuần hoàn đang mang lại kết quả tích cực cho Vĩnh Hoàn khi doanh thu mảng collagen và gelatin (C&G) ghi nhận mức tăng trưởng CAGR lên tới 21% trong giai đoạn 2018-2023, đóng góp 7% vào tổng doanh thu trong năm 2023. Nếu bán bột cá, mỡ cá thì chỉ có giá 1,2-1,5 USD/kg, nhưng sản xuất collagen có thể thu về từ 15-20 USD/kg thành phẩm. Ước tính, việc tận dụng phụ phẩm có thể gia tăng 15-25% giá trị cho toàn bộ chuỗi nuôi và chế biến cá tra của Vĩnh Hoàn. 

Công ty Cổ phần Tập đoàn PAN cũng xác định bền vững là xu hướng tất yếu của nông nghiệp hiện đại nên đầu tư cho mô hình sản xuất tái chế. Trong đó, thay vì phải bỏ ra chi phí lớn để xử lý nguồn thải hơn 7.500 tấn đầu và vỏ tôm thì doanh nghiệp đã hợp tác với một công ty chế biến vỏ tôm và có thể thu thêm 15 tỉ đồng từ chế biến phụ phẩm vỏ tôm.

Nhìn rộng hơn, Việt Nam hiện có 170-180 triệu tấn phụ phẩm nông nghiệp mỗi năm. Nếu có quy trình và công nghệ thu hồi, tái chế biến, lượng phụ phẩm này có thể mang lại giá trị kinh tế cao, cũng như góp phần giảm rác thải ra môi trường… Ngành thủy sản cũng đang đặt mục tiêu cao là đến năm 2030, toàn bộ phụ phẩm trong công nghiệp chế biến tôm, cá đều được tái sử dụng cho sản xuất tuần hoàn. 

Ông Đào Trọng Hiếu, đại diện Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, cho biết, ngoài vấn đề về công nghệ, một trong những vấn đề nan giải nhất là việc thu gom, vận chuyển phụ phẩm vì phân tán, nhỏ lẻ và manh mún. Vì vậy, Hiệp hội Cá tra Việt Nam từng đề xuất các địa phương cần quy hoạch vùng nuôi đồng bộ, tiến tới hình thành những vùng sản xuất cá tra tập trung, áp dụng những thành tựu tiến bộ khoa học kỹ thuật theo hướng tuần hoàn.

Với các khó khăn trên, bài học của Việt Nam Food trở nên đáng giá khi mỗi năm, Công ty đang xử lý được 35.000-50.000 tấn phụ phẩm tôm, làm tăng giá trị phụ phẩm tôm lên gấp 6-8 lần. Từ kinh nghiệm của mình, lãnh đạo của Việt Nam Food cho rằng, để thúc đẩy ngành công nghiệp này phải có các sáng kiến đột phá và phải xây dựng được hệ sinh thái hoàn chỉnh của ngành. “Chúng tôi tin rằng chất thải hôm nay là tài nguyên của ngày mai. Để làm được điều này bắt buộc phải có sự định hướng của Nhà nước vì đây là ngành mới”, ông Lộc cho biết.

Nguồn: nhipcaudautu.vn

Bạn đang đọc bài viết Ngàn tỉ từ đầu tôm, đuôi cá tại chuyên mục Tin tổng hợp của Hiệp hội VASEP
che bien thuy san phu pham san xuat san xuat tuan hoan thuy san vinh hoan

TIN MỚI CẬP NHẬT

Xuất khẩu tôm của Honduras phục hồi trong tháng 11

 |  08:41 20/12/2024

(vasep.com.vn) Hiệp hội Nuôi trồng Thủy sản Quốc gia Honduras (Andah) dự báo năm 2024 sẽ kết thúc với khối lượng xuất khẩu đạt từ 62,5 đến 63 triệu pound tôm, thu về khoảng 220 triệu USD.

Infographic: Xuất khẩu hải sản của Việt Nam 11 tháng đầu năm 2024

 |  08:39 20/12/2024

(vasep.com.vn) Tính đến hết tháng 11/2024, xuất khẩu hải sản của Việt Nam đạt 3,7 tỷ USD. XK các nhóm sản phẩm đều tăng so với cùng kỳ, trừ nhóm các sản phẩm mực. XK sang các thị trường chính cũng đều tăng so với cùng kỳ.

Nuôi trồng thủy sản đối mặt 9 vấn đề

 |  08:26 20/12/2024

Số liệu của Cục Thủy sản, năm 2024, thủy sản ước đạt 9,2 triệu tấn, tăng 2% so với năm ngoái. Trong đó, nuôi trồng tăng 4% đạt 5,4 triệu tấn đã cao hơn hẳn khai thác chỉ 3,8 triệu tấn, cho thấy ngành đi đúng hướng tăng nuôi trồng, giảm khai thác. Tuy nhiên, nuôi trồng để phát triển bền vững cần ưu tiên giải quyết 9 vấn đề đang đối mặt.

Trung Quốc phê duyệt nhập khẩu cua tuyết sống từ Na Uy

 |  08:58 19/12/2024

(vasep.com.vn) Cua tuyết sống ngày càng được quan tâm tại các thị trường châu Á, và việc tiếp cận thị trường Trung Quốc mang lại tiềm năng to lớn cho các nhà xuất khẩu Na Uy.

Canada: Tiềm năng của bột cải dầu trong thức ăn thủy sản

 |  08:56 19/12/2024

(vasep.com.vn) Nghiên cứu nhằm hỗ trợ ngành nuôi trồng thủy sản áp dụng các phương thức bền vững hơn và giảm sự phụ thuộc vào thức ăn có nguồn gốc từ biển

Anh chính thức gia nhập CPTPP, mặt hàng xuất khẩu nào của Việt Nam có lợi?

 |  08:38 19/12/2024

TPO - Ngày 15/12, Vương quốc Anh chính thức trở thành thành viên thứ 12 của Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Điều này mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt tiếp cận sâu hơn thị trường có quy mô lên đến 900 tỷ bảng Anh.

Infographic: Xuất khẩu tôm Việt Nam 11 tháng đầu năm 2024

 |  08:28 19/12/2024

(vasep.com.vn) Xuất khẩu tôm 11 tháng của năm 2024 mang về gần 3,6 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái. XK sang các thị trường tiêu thụ chính đều ghi nhận ở mức 2 con số.

Australia tăng cường cuộc chiến chống đánh bắt bất hợp pháp

 |  08:46 18/12/2024

(vasep.com.vn) Lực lượng Biên phòng Australia đã thiết lập một hoạt động mới nhằm vào các tàu cá nước ngoài đánh bắt bất hợp pháp ngoài khơi bờ biển Lãnh thổ phía Bắc, nơi ngày càng có nhiều tàu đánh bắt cá bất hợp pháp của Indonesia bị phát hiện trong những tháng gần đây.

Đồng Tháp: Thả trên 220kg cá chép tự nhiên

 |  08:37 18/12/2024

Ngày 16-12, UBND huyện Tam Nông (tỉnh Đồng Tháp) cho biết vừa phối hợp với chùa Tâm Thành (xã Phú Cường, huyện Tam Nông) thả trên 220kg cá chép đang mang trứng xuống sông Tiền. Vị trí thuộc phường An Thạnh, TP Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp), đây là khu vực lưu giữ và bảo tồn nguồn lợi thủy sản, cấm đánh bắt cá dưới mọi hình thức.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC