VARPE dự báo xuất khẩu sản phẩm thủy sản của Nga có thể đạt tới 8,85 tỷ USD vào năm 2030. Cụ thể, xuất khẩu sang các nước EU dự kiến sẽ giảm từ 779,3 triệu USD (14,9% tổng xuất khẩu) trong năm 2023 xuống còn 570 triệu USD (chỉ 6,5%).
Ngược lại, xuất khẩu sang các thị trường mới ở châu Phi, châu Mỹ Latinh và Trung Đông ước tính sẽ tăng từ 105 triệu USD (2%) trong năm 2023 lên tới 523 triệu USD (5,9%) vào năm 2030.
Mục tiêu của ngành thủy sản Nga là mở rộng xuất khẩu đến các quốc gia "thân thiện", đặc biệt là các thành viên BRICS — bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi, Iran, Ai Cập, Ethiopia và UAE. Các doanh nghiệp thủy sản Nga không nên "nhường" các thị trường xuất khẩu hiện tại cho đối thủ cạnh tranh.
Năm ngoái, xuất khẩu thủy sản của Nga sang Trung Quốc đạt 2,8 tỷ USD (chiếm 53,3% tổng xuất khẩu), sang Hàn Quốc đạt 804 triệu USD (chiếm 15,3%) và sang Nhật Bản đạt 759 triệu USD (chiếm 14,5%). Dự kiến đến năm 2030, xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ đạt 4,88 tỷ USD (chiếm 55%), sang Hàn Quốc đạt 1,48 tỷ USD (chiếm 17%) và sang Nhật Bản đạt 1,41 tỷ USD (16%).
Xuất khẩu cua của Nga dự kiến sẽ tăng gấp đôi lên tới 3,6 tỷ USD vào năm 2030, trong khi Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc vẫn sẽ là các thị trường xuất khẩu chính. Ngoài ra, các nhà xuất khẩu cua Nga cũng cần chú trọng vào các thị trường mới, đặc biệt là Ả Rập Saudi.
Dự báo xuất khẩu surimi cá pollock sẽ tăng 59% lên 185 triệu USD vào năm 2030. Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ là các thị trường xuất khẩu hàng đầu cho các sản phẩm này. Giá trị xuất khẩu trứng cá Pollock cũng được dự đoán sẽ tăng 42% lên 313 triệu USD vào năm 2030, trong khi xuất khẩu cá mòi Thái Bình Dương dự kiến cũng sẽ gấp đôi lên 347 triệu USD vào năm 2030.
Giá trị xuất khẩu bột cá dự kiến sẽ tăng hơn gấp 4 lần lên 1,1 tỷ USD, tương đương 546.000 tấn vào năm 2030, so với 262 triệu USD hay 174.000 tấn năm ngoái. Trung Quốc sẽ tiếp tục là thị trường xuất khẩu hàng đầu cho bột cá Nga.
Tháng 4/2024, VARPE kế hoạch tăng xuất khẩu thủy sản sang Ấn Độ lên 150.000-160.000 tấn/năm trong 3 đến 4 năm tới; sang châu Phi lên 150.000-200.000 tấn/năm từ mức hiện tại là 40.000-50.000 tấn/năm; sang châu Mỹ Latinh từ 70.000-75.000 tấn/năm cá phi lê.
Dự báo của VARPE theo chỉ đạo của Chính phủ
Tháng 4/2024, cơ quan thủy sản Nga Rosrybolovstvo cam kết nỗ lực để tăng cường xuất khẩu thủy sản đến các thị trường quốc tế mới. Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Algeria và Nigeria là các thị trường ưu tiên cho xuất khẩu sản phẩm có GTGT cao. Các sản phẩm thủy sản chất lượng cao sẽ được XK sang Trung Quốc, các nước Đông Nam Á và các quốc gia vùng Vịnh, theo Rosrybolovstvo.
Năm 2023, tổng xuất khẩu thủy sản của Nga đạt 2,56 triệu tấn về khối lượng, tăng 8,6%, và đạt 5,8 tỷ USD về giá trị, giảm 5,6% so với năm 2022.
Năm 2023, xuất khẩu thủy sản của Nga sang Trung Quốc đạt 1,21 triệu tấn, gấp đôi so với năm 2022, trong khi xuất khẩu sang Hàn Quốc đạt 617.000 tấn, giảm 33% so với năm 2022.
Nga xuất khẩu 138.000 tấn sang Hà Lan (tăng 4%), 75.500 tấn sang Belarus (giảm 3%), 33.000 tấn sang Nhật Bản (giảm 43%), 26.000 tấn sang Kazakhstan (tăng 11%) và 18.000 tấn sang Nigeria (giảm 64%). Cá đông lạnh chiếm 76% tổng xuất khẩu thủy sản của nước này, trong đó cá Pollock, cá herring và cua đứng đầu danh sách sản phẩm thủy sản xuất khẩu, theo Rosrybolovstvo.
Chín tháng đầu năm nay, tổng xuất khẩu thủy sản của Nga chỉ đạt 1,18 triệu tấn, giảm 19% so với 1,47 triệu tấn trong cùng kỳ năm 2023.
Đây là mục tiêu Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đưa ra tại Hội nghị đối thoại với nông dân Việt Nam năm 2024 sáng ngày 31/12.
(vasep.com.vn) Trung Quốc sẽ tăng thuế đối với một số sản phẩm thủy sản nhập khẩu chính, bao gồm tôm đông lạnh, cá tuyết, cá minh thái và bào ngư vào năm 2025 để thích ứng với sự sụt giảm kinh tế trong nước.
(vasep.com.vn) Grupo Carapitanga, một trong ba nhà sản xuất tôm lớn nhất Brazil, đang nhắm đến lĩnh vực bán lẻ trong nước đang nổi lên của đất nước này và tìm hiểu các cơ hội trên thị trường quốc tế khi tìm cách tăng doanh số bán hàng.
(vasep.com.vn) Morocco đã công bố hạn ngạch đánh bắt bạch tuộc cho vụ đông năm 2025 với mức tăng đáng kể là 23,6% so với năm 2024. Chính quyền nước này đã đặt ra hạn ngạch ở mức 28.800 tấn.
Với việc chiếm hơn 10% thị phần trong ngành thức ăn thủy sản tại Việt Nam, Sao Mai Super Feed đã khẳng định vị thế là một trong những thương hiệu hàng đầu, góp phần quan trọng trong sự phát triển của ngành cá tra và nâng tầm sản phẩm cá tra Việt Nam trên trường quốc tế.
Lượng doanh nghiệp thủy sản Việt Nam được cấp phép xuất khẩu thủy sản vào Đài Loan hiện đã tăng lên nhanh chóng.
(vasep.com.vn) Các nhà xuất khẩu thủy sản của Nga sang Trung Quốc đã báo cáo số liệu kinh doanh không mấy khả quan trong năm 2024, mặc dù có kỳ vọng doanh số sẽ tăng cả về khối lượng và giá trị.
(vasep.com.vn) Trung Quốc và Anh tiếp tục đẩy EU ra khỏi thị trường cá tuyết đông lạnh của Na Uy trong tuần 51 (16-22/12/2024), vì hai nước này cùng nhau mua hơn 80% tổng lượng xuất khẩu, theo dữ liệu mới nhất từ Hội đồng Hải sản Na Uy (NSC).
Ngành công nghiệp logistic vốn có tính chu kỳ, trải qua nhu cầu tăng cao và sự phức tạp trong hoạt động trong một số giai đoạn nhất định. Bằng cách hiểu các mùa cao điểm này, bạn có thể lập kế hoạch và chuẩn bị để đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra suôn sẻ. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ khám phá năm giai đoạn cao điểm trong logistic vào năm 2025, cách chúng có thể tác động đến chuỗi cung ứng của bạn và các chiến lược để quản lý từng đợt cao điểm trong mùa cao điểm.
(vasep.com.vn) Chính phủ Greenland đã đặt tổng sản lượng đánh bắt được phép đối với cá bơn Greenland (halibut) ngoài khơi ở khu vực Tây Greenland vào năm 2025 là 16.503 tấn, duy trì giới hạn đánh bắt như năm trước, giám đốc bán hàng tại Nam và Đông Âu của Royal Greenland, Sore Eschen, cho biết.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn