COVID-19: Góc nhìn về hai thị trường lớn nhất của cá tra Việt Nam

Doanh nghiệp 14:58 17/07/2020
Gần đây, bức tranh thời hậu COVID-19 đang được Chính phủ, nhiều chuyên gia quan tâm, trong đó có việc tổ chức nhiều hội thảo nhằm đánh giá tác động của đại dịch này tới các hoạt động kinh tế.

Quả thực, COVID-19 đã ảnh hưởng không nhỏ lên đời sống hành vi, xã hội, kinh tế…. với tốc độ và mức độ khó lường. Đây là điều chưa bao giờ nhân loại gặp phải, và là giai đoạn cho thấy sự thay đổi hành vi tiêu dùng. Và đối với sản phẩm cá tra cũng không ngoại lệ.

Hiện tại các doanh nghiệp tự nuôi cá tra nguyên liệu chiếm khoảng 70% nguồn cung, nên khi cơn bão đóng cửa nền kinh tế của các nước, hầu hết các doanh nghiệp chế biến cá tra chịu “khó khăn kép”. Mặc dù, đâu đó trong ngành vẫn có những doanh nghiệp lội ngược dòng tận dụng cơ hội tăng trưởng cho các mặt hàng chế biến sẵn, tiện lợi cho bán lẻ.

Vượt qua COVID-19, cá tra Việt Nam đã rất anh dũng “ra khơi” và chịu lắm thương tích nhưng vẫn gồng mình vượt qua… Chúng ta đã tự rút ra rất nhiều bài học cho chính mình, đó là bài học về quản trị rủi ro, về đa dạng thị trường và sản phẩm….nhưng chúng ta cũng đang bị kéo theo dòng chảy của thị trường….thay vì làm chủ cuộc chơi với chiến lược dài hạn và chủ động.

Phải chăng đã đến lúc ngành cá tra Việt Nam phải suy ngẫm làm sao để có thể đứng vững và ứng phó trước những cơn đại địch khác có thể xảy ra trong tương lai, không riêng gì COVID? Mọi người hay nói “trong nguy có cơ”, vậy cơ hội cho con cá tra sắp đến là gì? Hãy cùng nhau điểm qua hai thị trường lớn nhất của cá tra là Mỹ và Trung Quốc.

Trung Quốc sau tết âm lịch, dịch bệnh bùng phát, quí 1/2020, giá trị XK sang thị trường này giảm sút đã 37,5% so với quý 1/2019. Từ tháng 4/2020, nhu cầu tiêu thụ hồi phục dần nhờ cá tra có giá cả rất phù hợp cho yêu cầu tồn trữ an ninh lương thực và chuỗi nhà hàng cũng đã dần hồi phục. Đáng tiếc, sau đó dịch bệnh tái phát ở chợ Tân Thiên Địa (Bắc Kinh) lại gây tâm lý hoảng sợ hàng hải sản nhập khẩu. Cá tra nhập khẩu vào Trung Quốc giờ phải thêm “giấy thông hành - pass covid” để ổn định tâm lý người tiêu dùng. Kênh siêu thị một lần nữa chịu áp lực “hàng nhập khẩu”, trong khi trước đây nhãn “hàng nhập khẩu” này có tác dụng an lòng người tiêu dùng về chất lượng và an toàn thực phẩm.

Thế giới thay đổi rất nhanh nên ứng xử tức thời của nhà nhập khẩu Trung quốc và năng lực kiểm soát dịch bệnh của cơ quan chức năng Trung Quốc đã giúp nhiều nhà XK cá tra Việt Nam tin tưởng rằng thị trường Trung quốc sẽ sớm khôi phục vào tháng 7.

Còn ở thị trường Mỹ, cá tra Việt Nam đã xâm nhập thị trường này 20 năm, nhưng kênh tiêu thụ chính vẫn là Foodservice (kênh dịch vụ thực phẩm). Trong khi việc truyền thông về cá tra hầu như vắng bóng. Đơn cử qua kênh điều tra của nhóm các nhà đầu tư quan tâm đến ngành cá tra Việt Nam thì sự nhận diện của người tiêu dùng về cá tra Việt Nam rất ít so với nhận diện cá rô phi, đặc biệt các đầu bếp của chuỗi nhà hàng thì gần như không nhận biết rõ ràng về hai loại cá thịt trắng này. Mùa COVID-19, trong khi thị phần cá rô phi Brazil tăng gần 100% nhập khẩu vào Mỹ, cá rô phi Trung Quốc mặc dù chịu thuế 25% vẫn tăng một cách đáng kể, riêng cá tra Việt Nam vào thị trường Mỹ sụt giảm gần 25% trong 6 tháng đầu năm nay. Nhưng thị trường Mỹ với chính sách mở cửa nền kinh tế, chuỗi nhà hàng cũng đã khôi phục, các nhà cung cấp cá tra Việt Nam có thể tin rằng kim ngạch các tháng cuối năm sẽ dần ổn định.

Tuy nhiên, chúng ta đã để con cá tra tự bơi giữa các cơn sóng thần khi dựa vào lợi thế về giá rẻ cạnh tranh phù hợp với các kiểu chế biến và phù hợp với hoàn cảnh kinh tế để phát triển. Khi bị tẩy chay hoặc bị tấn công bằng các rào cản ở nước nhập khẩu, chúng ta đều thụ động hoặc không phản ứng kịp thời. Thiết nghĩ đã đến lúc chúng ta cần kết hợp với các nhà nhập khẩu ngoài xây dựng lại thương hiệu, cần có các hoạt động truyền thông bài bản và dài hơi cho con cá tra. Hoạt động truyền thông sẽ giúp người tiêu dùng nhận diện cá tra Việt Nam giữa hàng nghìn sản phẩm bày bán ở siêu thị để ưu tiên lựa chọn không chỉ cho mùa dịch mà cả cho đời sống thường nhật.

Chúng ta đã chứng kiến sự tăng trưởng ngoạn mục của cá tra ở thị trường Anh trong thời kỳ dịch bùng phát và chắc chắn thói quen của người tiêu dùng sẽ được dẫn dắt để họ đến với con cá tra Việt Nam một cách tự nhiên. Đó phải chăng nhờ sự đóng góp của tên sản phẩm “Basa” và sự hợp tác về giữa tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm nghiêm túc trong nhiều năm qua?!

Thị trường Mỹ cũng cần một tên gọi sát thực và gần gũi với cả người tiêu dùng và người sản xuất, đã đến lúc con cá tra đòi các nhà sản xuất và nhà nhập khẩu, cơ quan hữu quan cho mình một cái tên xinh đẹp thay vì “Swai” hoặc “Stripped Pangasius” để dễ tiếp cận người tiêu dùng và dễ nhận diện. Sản phẩm tinh chế cá tra cũng đã từng đạt giải thưởng lớn tại tại Hội chợ Thủy sản quốc tế Brussels, tại sao chúng ta không thể cho mình quyền suy nghĩ về viễn cảnh tươi sáng hơn của cá tra Việt Nam? Quan trọng là cách làm, cách truyền thông, sự đồng hành của các doanh nghiệp. Chúng ta cần sự chia sẻ và hợp tác trong cả chuỗi cung ứng để tất cả đều có thể phát triển bền vững.

Bài học COVID-19 cho chúng ta trải nghiệm nên cân bằng hơn giữa Foodservice (Kênh dịch vụ thực phẩm) và Retail (kênh bán lẻ), cần có các hoạt động truyền thông kịp thời để ổn định tâm lý thị trường, cần có các hoạt động ứng phó để  người tiêu dùng an tâm tin tưởng. Cần có tên gọi phù hợp cho từng thị trường và quảng bá để người tiêu dùng nhận diện và yêu thích.

Cần sự chia sẻ

Cần sự hợp tác.

Cần cải tiến

Cần qui hoạch,

Cần cân đối cung cầu.

Cần bảo vệ môi trường

Rất nhiều việc chúng ta còn có thể cùng nhau làm cho con cá tra phát triển đúng vị thế nó nên có và phải có.

Trương Thị Lệ Khanh - Chủ tịch Ủy ban Cá nước ngọt VASEP, Chủ tịch HĐQT VINH HOAN CORP

TIN MỚI CẬP NHẬT

Giá bột cá giảm ở Trung Quốc do thông báo hạn ngạch cá cơm của Peru

 |  09:01 29/04/2024

Việc khai vụ đánh bắt cá cơm đầu tiên của Peru - với tổng sản lượng đánh bắt cho phép là 2,475 triệu tấn - đã khiến giá bột cá tại Trung Quốc giảm. Giá bột cá Peru xuất khẩu sang Trung Quốc giảm trong tuần trước do kỳ vọng nguồn cung mới.

Mỹ tìm kiếm cơ hội hỗ trợ Việt Nam gỡ thẻ vàng IUU

 |  08:52 29/04/2024

Đó là thông tin từ Tổng lãnh sự quán Mỹ tại Việt Nam về hội thảo về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp tổ chức 3 ngày tại Đà Nẵng

Quý I năm 2024, Việt Nam lần đầu tiên là đối tác xuất khẩu thủy sản lớn thứ 5 vào thị trường Singapore

 |  08:49 29/04/2024

Thương vụ Việt Nam tại Singapore cho biết, theo thống kê của Cơ quan quản lý Doanh nghiệp Singapore, trong 3 tháng đầu năm 2024, Singapore đã nhập khẩu thủy sản từ gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng kim ngạch nhập khẩu đạt gần 340 triệu SGD, giảm 5,67% so với cùng kỳ năm 2023.

Bột nhuyễn thể trong thức ăn nuôi trồng thủy sản cải thiện hiệu suất sinh sản của cá

 |  08:38 26/04/2024

(vasep.com.vn) Các nhà khoa học từ LABOMAR (Viện Khoa học Hàng hải ở Đông Bắc Brazil) và Spring Genetics Tilapia ở Miami, cùng với nhà sản xuất bột nhuyễn thể Aker BioMarine, đã nghiên cứu tác dụng của chất phụ gia này đối với cá. Nghiên cứu cho thấy chất phụ gia này có tác dụng tích cực đối với cá, đặc biệt là chức năng sinh sản.

Mỹ và các quốc đảo Thái Bình Dương đạt thỏa thuận về tiếp cận cá ngừ vào năm 2024

 |  08:36 26/04/2024

(vasep.com.vn) Mỹ và các quốc đảo Thái Bình Dương đã ký bản ghi nhớ (MOU) về khả năng tiếp cận nghề cá vào năm 2024, khi các nhà lập pháp Mỹ nỗ lực hướng tới việc chính thức thông qua các sửa đổi đối với Hiệp ước cá ngừ Nam Thái Bình Dương.

Tăng cường quản lý nuôi cá lồng bè trên sông, hồ chứa nước ngọt

 |  08:30 26/04/2024

(vasep.com.vn) Ngày 09/04/2024, Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân đã kỹ ban hành Công văn 621/TS-NTTS về việc tăng cường quản lý nuôi cá lồng bè trên sông, hồ chứa nước ngọt.

Mỹ, Argentina hợp tác chống đánh bắt bất hợp pháp của Trung Quốc

 |  08:28 25/04/2024

(vasep.com.vn) Bắt đầu từ tháng 4 này, Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Mỹ và Hải quân Argentina sẽ bắt đầu tiến hành các cuộc tập trận chung nhằm chống lại hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp của Trung Quốc ở Đại Tây Dương.

Giá cá ngừ vằn ổn định ở mức thấp giúp cá nhà bán lẻ ký các hợp đồng lớn

 |  08:26 25/04/2024

(vasep.com.vn) Giá cá ngừ vằn giao tại Bangkok, Thái Lan vẫn ổn định ở mức 1.300 USD/tấn, trong khi giá cá ngừ tại Manta, Ecuador vẫn ở mức 1.4500 – 1.500 USD/tấn (giao tại tàu).

Tưng bừng hàng giá trị gia tăng tại Triển lãm Barcelona

 |  08:23 25/04/2024

(vasep.com.vn) Ngày 23/04/2024, Triển lãm Thuỷ sản toàn cầu lần thứ 30 đã khai mạc tại Trung tâm triển lãm Fira Gran Via, thành phố Barrcelona, Tây Ban Nha. Nhiều đơn vị chế biến và XK thủy sản của Việt Nam tham dự Triển lãm. Tại Triển lãm năm nay, các mặt hàng thủy sản chế biến sâu vẫn chiếm được sự quan tâm, ưa chuộng của đông đảo khách tham gia Triển lãm.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC