Chuyện khó con tôm

TS. Hồ Quốc Lực 09:01 11/03/2024 Kim Thu
Thương trường luôn đầy bất trắc, gần như không năm nào không có thêm cái khó mới. Điều này trở thành bình thường, khó khăn là bạn đồng hành doanh nhân. Năm nay, ngành tôm Việt có lắm điều vất vả, theo nhẩm tính, chưa lúc nào ngành tôm ta gặp khó khăn to lớn như bây giờ.

Trước tiên, chuyện nuôi tôm. Hiện nay người nuôi tôm khốn khó vì dịch bệnh tôm rất trầm trọng, chủ yếu do vi khuẩn tấn công trên diện rộng. Tôm thả nuôi thiệt hại trong vòng tháng, cầm cự kéo dài thì tháng rưỡi, thu tôm khoảng 200 con kg, chỉ có lỗ tới lỗ mà thôi.

Nguyên nhân, thì bên cung ứng giống cho rằng giống tôm mình tốt. Người nuôi thì nói đã quan tâm xử lý môi trường nuôi cực kỳ cẩn thận rồi. Cơ quan chức năng tổ chức hội nghị đối thoại, kết quả vô minh! Người nuôi thiếu vốn, vụ nuôi tới rồi nhưng ao nuôi đang trơ đáy. Các nhà đầu tư thì âu lo rủi ro nên chưa mạnh tay, chờ diễn biến tình hình coi sao. Nhìn chung, qua tết là khởi động mùa tôm mới, năm nay chắc khởi động nhanh nhất cũng trễ một tháng vì đã sắp hết tháng Giêng.

Doanh nghiệp (DN) chế biến thì cầm cự vì đơn hàng không như thời hoàng kim. Vả lại, lúc này giá tôm thương phẩm tuy không cao lắm, nhưng vẫn còn cao so với giá bán, bởi giá tôm thế giới đang quá rẻ, rẻ hơn tôm mình trên 1 đô la mỗi kg tôm thương phẩm. Tính ra giá tôm thành phẩm thì chênh lệch trên 1 đô rưỡi, khó quá để tìm đơn hàng.

Thị trường lớn ra sao? Đồng yên của Nhật Bản mất giá kỷ lục 150 yên cho mỗi USD. Tình hình này khiến sức mua không thể mạnh. Hội chợ FOODEX ở Nhật Bản diễn ra đầu tháng 3 này chắc sẽ có nhiều doanh nhân tôm ta tham dự, gặp gỡ khách hàng bàn kế sách giữ chân người tiêu dùng. Cái được là sự chăm chỉ, cần mẫn của người lao động ta đã cung ứng tới thị trường này những sản phẩm mang tính truyền thống đối với người Nhật, với chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, chưa có ngành tôm nước nào theo kịp. Thế mạnh này đang bị ngành tôm Indonesia dòm ngó, nhưng ta có tự tin giữ vững thị phần tôm hàng đầu ở đây. Còn lại là chuyện giá cả.

Qua tháng tư là hội chợ thủy sản quốc tế ở Bacerlona, Tây Ban Nha. Đây là một trong ba hội chợ thủy sản lớn nhất thế giới (cùng với Boston - Hoa Kỳ, Thanh Đảo - Trung Quốc). Tôm ta đang gặp khó ở đây, năm qua mức tiêu thụ giảm sút nhiều. Nguyên nhân, tôm giá rẻ của Ecuador chiếm lĩnh thị trường này. Họ có lợi thế là giá rẻ, là đáp ứng xu thế người tiêu dùng ở đây là tôm có chứng nhận nuôi ASC, là chi phí vận chuyển thấp hơn.

Xu thế người tiêu dùng ở EU đi trước các thị trường khác. Họ đòi hỏi tôm nuôi đạt chuẩn an toàn (ASC), đòi hỏi bên cung ứng có giải pháp giảm phát thải (nuôi, chế biến), đòi hỏi truy xuất nguồn gốc tận gốc (thành phần thức ăn tôm, tôm bố mẹ…), đòi hỏi phúc lợi động vật (tôm bố mẹ không cắt mắt khi sinh sản nhân tạo, nuôi mật độ vừa phải…). Sự yêu cầu nghiêm ngặt này là một lý do khiến đại lộ VN-EU đã có nhưng các xe ta (DN chế biến) chưa thể tăng tốc nổi! Chắc chắn tình hình này càng khiến các doanh nhân tôm cá ta càng phải tiếp cận thị trường này thấu đáo hơn. Hội chợ tới chắc gian hàng Việt của chúng ta phải to lớn và hoành tráng hơn, thu hút khách hàng.

Thông lệ, tháng mười là hội chợ Thanh Đảo, Trung Quốc. Năm rồi, Trung Quốc nhập một triệu tấn tôm, nói lên dung lượng quá lớn của thị trường gần này. Thật ra, Trung Quốc có hàng ngàn DN lớn chế biến tôm cung ứng cho các hệ thông tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Họ có lợi thế là tôm dạng nguyên liệu từ nhiều nước có sức cung thừa đáp ứng nhu cầu của mình, cho nên Trung Quốc chủ yếu nhập tôm nguyên liệu về tái chế và cung ứng. Tôm ta đại đa số tôm thành phẩm là tôm chế biến khá sâu và sâu; cho nên ta biết mình biết người, tập trung bán vào Trung Quốc những mặt hàng tôm mà các nước cung ứng tôm khác không thể đáp ứng. Trong quá trình giao dịch trên chục năm qua, các DN tôm ta đã có nhiều kinh nghiệm cho câu chuyện này. Từ đó, Trung Quốc trở thành một thị trường lớn đầy tiềm năng cho tôm ta. Chắc chắc ở hội chợ Thanh Đảo sẽ là một điểm hẹn khá lý tưởng và về lâu dài, Trung Quốc sẽ chiếm vị trí cao hơn trong thị phần tôm ta.

Tổng quan, thời điểm này ngành tôm ta đang gặp khó quá lớn. Khó từ nuôi, chế biến tới thị trường tiêu thụ. Tất nhiên người trong cuộc phải chủ động gánh vác thôi, chớ trông chờ thì chắc mờ mịt lắm. Trong đó, người nuôi là vất vả nhất, thiếu vốn và thừa bất trắc; chỉ mong việc kiểm soát bệnh tôm từ các cơ sở cung ứng tốt hơn; chỉ mong thời tiết sẽ thuận lợi hơn và rất mong các nhà đầu tư vào cuộc, tiếp tay người nuôi.

Các doanh nhân tôm thì phải bươn chải thôi, không thể đợi sung rụng. Bây giờ làm ăn bền vững, quan tâm hơn các rủi ro, không còn ý tưởng “đánh quả” nữa. Đầu ra quyết định đầu vào, vai trò doanh nhân tôm vô cùng to lớn, đầy tính quyết định. Hàng trăm ngàn hộ nuôi tôm, hàng chục ngàn lao động chế biến trông chờ kết quả những chuyến xuất xuất ngoại tìm đường thoát nguy của các doanh nhân ngành. Tất cả còn ở phía trước, dù chúng ta có lòng tin về bản lĩnh đội ngũ doanh nhân tôm ta, nhưng điều âu lo lớn hơn là tình hình nuôi tôm, chưa thấy ánh sáng rõ nét phía trước dù mùa tôm đang cận kề.

TS. Hồ Quốc Lực - Nguyên Chủ tịch VASEP, Chủ tịch HĐQT FIMEX VN

Toàn cảnh sản xuất, XK tôm Việt Nam và vị thế tôm Việt Nam trong bức tranh ngành tôm thế giới trong 6 năm qua cùng với dự báo tới năm 2025, thông tin chi tiết có tại Báo cáo ngành hàng tôm 2018 - 2023 và dự báo đến năm 2025

Bạn đang đọc bài viết Chuyện khó con tôm tại chuyên mục TS. Hồ Quốc Lực của Hiệp hội VASEP
nganh tom viet nam ts. ho quoc luc xuat khau tom viet nam

TIN MỚI CẬP NHẬT

Hải quan và Biên phòng Hoa kỳ (CBP): Hướng dẫn thực thi thuế đối ứng từ 10/4/2025

 |  17:30 11/04/2025

Ngày 09/04/2025, Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ (CBP) ban hành bản tin CSMS # 64701128, hướng dẫn về thuế đối ứng theo Lệnh Hành pháp ngày 02/04/2025 (“Điều chỉnh nhập khẩu bằng thuế quan đối ứng để khắc phục thâm hụt thương mại hàng hóa lớn và kéo dài nhiều năm của Hoa Kỳ”). Quy định có hiệu lực từ 12:01 sáng giờ EDT ngày 10/04/2025.

Việt Nam tăng cường thâm nhập thị trường Halal Trung Đông

 |  08:45 11/04/2025

Việt Nam đang tích cực tìm kiếm cơ hội tiếp cận thị trường Halal toàn cầu với quy mô ước tính 4,5 nghìn tỷ USD năm 2030. Các chuyến thăm trong năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới một số quốc gia Trung Đông như UAE, Qatar và Ả Rập Xê-út cho thấy ưu tiên của Việt Nam trở thành nguồn cung cấp nông thủy sản Halal cho khu vực.

Tăng trưởng ấn tượng, mực – bạch tuộc Việt vẫn đối mặt rào cản kép từ Mỹ và EU

 |  08:43 11/04/2025

(vasep.com.vn) Tháng 2/2025, xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng tích cực, với mức tăng gấp đôi so với cùng kỳ, đạt gần 53 triệu USD. Con số này nâng tổng giá trị XK trong 2 tháng đầu năm 2025 lên hơn 105 triệu USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2024. Tuy nhiên, XK mực, bạch tuộc cũng đang đối mặt với thách thức lớn từ các quy định mới của Mỹ và EU, đặc biệt là Đạo luật Bảo vệ Động vật có vú ở Biển (MMPA).

Xuất khẩu tôm hùm sống, bột cá, mực của Hoa Kỳ bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi mức thuế 84% của Trung Quốc

 |  08:39 11/04/2025

(vasep.com.vn) Động thái của Trung Quốc vào thứ Tư (ngày 9/4) nhằm áp dụng mức thuế bổ sung 50% đối với Hoa Kỳ, nâng tổng mức thuế lên 84%, sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu tôm hùm sống, bột cá và mực nang/mực ống.

Trump kêu gọi đàm phán, tạm hoãn áp thuế – ngành thủy sản toàn cầu đảo lộn kế hoạch

 |  08:37 11/04/2025

(vasep.com.vn) Trump tạm hoãn áp thuế quan đối ứng 90 ngày để đàm phán với hơn 75 quốc gia, tạo “đòn bẩy tối đa” trong thương mại. Động thái này khiến các nước như Việt Nam, Thái Lan, Indonesia tạm yên tâm, trong khi Ecuador và Chile mất lợi thế thuế quan ngắn hạn trong xuất khẩu thủy sản.

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung leo thang và tác động đối với thủy sản Việt Nam

 |  08:33 11/04/2025

(vasep.com.vn) Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung leo thang với các mức thuế chưa từng có (Mỹ áp 125% cho hàng NK từ Trung Quốc, Trung Quốc trả đũa với mức thuế 84% cho hàng Mỹ) là cơ hội để Việt Nam củng cố vị thế tại Mỹ, nhưng cũng đặt ra thách thức lớn từ sự chuyển hướng của Trung Quốc. Ngành thủy sản Việt Nam cần hành động nhanh, linh hoạt và minh bạch để tận dụng “cửa sổ vàng” này, đồng thời cũng cần thận trọng để tránh bị cuốn vào vòng xoáy cạnh tranh tiêu cực.

Trump hạ mức thuế toàn cầu xuống 10%, tăng thuế của Trung Quốc lên 125%

 |  10:43 10/04/2025

(vasep.com.vn) Rạng sáng 10/4 (theo giờ Việt Nam), Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo tạm dừng kế hoạch áp thuế đối ứng trong 90 ngày với tất cả các đối tác thương mại không trả đũa Mỹ, trong khi mức thuế quan áp với Trung Quốc được nâng lên 125%.

Nhầm lẫn xung quanh thuế quan đối với phi lê chế biến tại châu Á sử dụng nguyên liệu thô của Hoa Kỳ

 |  08:58 10/04/2025

(vasep.com.vn) Hiện đang có nhiều nhầm lẫn trong ngành thủy sản Hoa Kỳ liên quan đến mức thuế quan áp dụng cho các sản phẩm phi lê được chế biến tại châu Á từ nguyên liệu thô có xuất xứ từ Hoa Kỳ. Một số doanh nghiệp cho rằng họ không phải chịu bất kỳ loại thuế nào, trong khi những người khác tin rằng toàn bộ lô hàng phải chịu mức thuế đầy đủ. Lại có những ý kiến khác cho rằng cách tính thuế phức tạp hơn, đòi hỏi phải có công thức tính toán chi tiết.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC