Nó cũng là tác nhân để EU kiện Hãng dược phẩm Astra zeneca không thực hiện đúng hợp đồng cung ứng vaccine; nó cũng là tác nhân minh chứng cho câu nói “Cái gì không mua được bằng tiền thì mua bằng nhiều tiền!”, khi các nước giàu có sẵn sàng mua vaccine với giá cao để đủ lượng chăm lo người dân mình, dẫn đến các hãng cung ứng vaccine tham tiền, không đủ hàng cung ứng cho các hợp đồng đã ký trước, dẫn đến vụ kiện nói trên. Và hệ luỵ không hay sau đó là có nơi dư vaccine, để tồn tới hết hạn; có nơi người dân đang vất vả chống dịch và chưa có vaccine làm vũ khí làm lá chắn an toàn cho mình.
Nói xa chẳng qua nói gần. Nói chuyện “nhà” gần gũi dễ cảm nhận hơn. Tháng 6, một tháng đầy căng thẳng trên cả nước, nhất là các địa phương có nhiều ca nhiễm như Bắc Giang và TP HCM. Không chỉ vậy, tác động không hay từ virus này bao trùm cả nước. Đọc những tin như có nhà máy đến gần 20 ngàn lao động phải tạm đóng cửa vì có một ca F1 (Đồng Nai), một siêu thị lớn cũng phải đóng cửa 21 ngày vi có một ca dương tính vào mua sắm nơi này, một số địa phương phải phong toả vì có khoảng chục ca dương tính trong cộng đồng... để thấy rủi ro từ con virus này quá lớn. Một chút sơ suất là các cơ sở sản xuất, dịch vụ phải đóng cửa theo quy định, xui rủi có thể dẫn đến thua lỗ, thậm chí phá sản. Như vậy ai không âu lo?!
Ngành thuỷ sản nói chung, ngành chế biến thuỷ sản nói riêng tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long đến nay may mắn còn an toàn. Có một cơ sở chế biến gia công hải sản trên TP HCM tạm đóng cửa vì có ca nhiễm trong công nhân, còn lại đều giữ vững “trận địa”. VASEP cùng một số Hiệp hội ngành nghề đã có ý kiến lên Chính phủ quan tâm lực lượng lao động trong các nhà máy, trong các khu công nghiệp. Chính phủ đã có tiếng nói, đã bổ sung lao động các khu công nghiệp là một đối tượng ưu tiên. Tuy nhiên, dù đã có sự chuẩn bị từ xa, nhưng lượng vaccine cũng đi qua “nhà giàu” mới tới “nhà nghèo” như tình huống nêu trên. Và tin vui nhất chậm nhất cuối năm nay nước ta đủ lượng vaccine bảo đảm đáp ứng đạt tỉ lệ trên 70% người dân được chích ngừa phòng chống dịch tạo ra miễn dịch cộng đồng.
Cả thế giới bây giờ chắc mới thấm thía tác hại của Covid-19, nhưng chắc dòng suy nghĩ của ai quan tâm tới cuộc sống ngày mai sẽ không dừng lại bây nhiêu. Mà còn lo lắng sắp tới nó còn biến thể nào, vaccine mới có kịp thời đối phó? Hơn nữa, có thể có thêm con virus nào khác, tác hại ra sao?... Thế giới đang đứng trước thử thách không nhỏ, nhưng quan trọng hơn là sắp tới thử thách mới sẽ trầm trọng hơn thế nào (*)!
Chuyện lớn đó dành riêng cho các lãnh tụ lớn và các nhà khoa học hàng đầu ưu tú. Còn người dân thường chỉ quan tâm những việc sát sườn hơn. Như dân Hà Nội, né giãn cách, phải điều chỉnh cách thưởng thức tô phở thời “mắc dịch”; như dân Sài Gòn né giãn cách, phải vượt vài chục cây số để thưởng thức ly cà phê, ăn sáng hay cắt tóc... hay như bao lái xe từ miền Tây lên Sài Gòn giao hàng phải mang theo thức ăn cho cả ngày vì các quán ven đường đóng cửa và ngại lây lan nếu ghé quán; như bao bệnh nhân từ một số địa phương không thể lên Sài Gòn tái khám theo lịch hẹn vì xe khách ngưng hoạt động và bệnh viện hạn chế nhận điều trị bệnh; như tâm lý nghi ngại khi tiếp xúc người lạ của dân miền Tây, không phải kỳ thị mà do chấp hành quá nghiêm chỉnh, hơi cứng nhắc quy định của chính quyền.
Tháng 6, tháng nóng cả nước dù lý thuyết đang vào mùa mưa. Cái nóng này như làm nóng thêm tình hình lây lan virus. Tuy nhiên, qua 3 lần phát dịch trước, đã tích luỹ kinh nghiệm quý giá cho chính quyền lẫn những người đương đầu chống dịch. Cho nên dù con virus này cao tay thêm biến thế mới, hung hăng hơn, nhưng người dân ta luôn có đủ lòng tin vượt qua khó khăn như Chủ tịch TP.HCM đã phát biểu, thành phố này sẽ khống chế dịch trong tháng 6 này.
Lòng tin tháng 7 dịch sẽ đi qua, xã hội trở lại bình yên, hoạt động sản xuất, kinh doanh trở về trạng thái ổn định. Và hơn nữa, cuối năm nay đất nước ta sẽ cơ bản vượt qua đại dịch thế giới này. Riêng ngành chế biến thủy sản, may mắn có VASEP tích cực chăm lo cũng ít nhiều thêm chút an ủi, động viên, tin rằng sẽ vượt qua mọi nghịch cảnh và năm nay tiếp tục hoàn thành vượt kế hoạch trong bối cảnh đầy sóng gió này.
Tháng 6/2021
Hồ Quốc Lực
(*)https://tinmoi24.vn/canh-bao-rung-minh-ve-benh-x-sau-dai-dich-covid-19/news-28-2-661d1d4e660040941470eaaaec1c5c5c
Sáng 17/4 tại thành phố Cần Thơ, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) phối hợp với Cục Thủy sản và Kiểm ngư – Sở Nông nghiệp và Môi trường Tp Cần Thơ tổ chức thành công Hội thảo “Giải pháp tổ chức sản xuất và xuất khẩu cá rô phi năm 2025”.
(vasep.com.vn) Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, tháng 3/2025, XK cá tra sang các thị trường tiếp tục tăng trưởng dương 16%, đạt 182 triệu USD. Lũy kế XK cá tra QI/2025 đạt hơn 465 triệu USD, tăng 13% so với QI/2024.
(vasep.com.vn) Ngày 10/4/2025, Hiệp hội VASEP đã phát hành công văn số 50/CV-VASEP gửi Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn và các Bộ trưởng liên quan, khẩn thiết đề xuất các giải pháp hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp thủy sản vượt qua khó khăn sau khi Hoa Kỳ áp thuế đối ứng lên hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam.
(vasep.com.vn) Theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp, Chăn nuôi và Thủy sản Argentina, xuất khẩu thủy sản của Argentina đã tăng vọt lên mức cao kỷ lục hàng tháng vào tháng 2, nhờ doanh số bán mực illex tăng mạnh.
(vasep.com.vn) Bang Mississippi đã thông qua dự luật yêu cầu các cơ sở kinh doanh thực phẩm phải ghi rõ nguồn gốc thủy sản, cho biết sản phẩm được nhập khẩu hay đánh bắt từ Vịnh Mexico.
(vasep.com.vn) Hoa Kỳ đã nhập khẩu 64.145 tấn tôm, trị giá 530,9 triệu USD trong tháng 2/2025, tăng 8% về khối lượng và tăng 16% về giá trị so với 59.668 tấn trị giá 456,5 triệu USD đô la được nhập khẩu vào tháng 2/2024, theo Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA).
(vasep.com.vn) Các nhân viên thực thi pháp luật của Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA) hiện đang sử dụng thiết bị phản ứng chuỗi polymerase (PCR) nhanh mới để hỗ trợ giải quyết tình trạng đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không được quản lý (IUU).
(vasep.com.vn) Giá cá tuyết cod Đại Tây Dương và cá haddock đông lạnh bỏ đầu và moi ruột (H&G) đang có dấu hiệu giảm nhẹ vì các nhà chế biến tại Trung Quốc ngừng mua nguồn cung từ Hoa Kỳ.
(vasep.com.vn) Gabriel Luna, người nuôi tôm người Ecuador và là chủ sở hữu của GLuna Shrimp, đã trao đổi về tình hình hiện tại của ngành tôm Ecuador, đồng thời đề cập đến những thách thức gần đây do mức thuế quan mới của Hoa Kỳ gây ra.
(vasep.com.vn) Năm 2024 là một năm “bùng nổ” với ngành cá ngừ Ecuador với kim ngạch XK đạt mức cao nhất trong hơn 10 năm qua. Theo số liệu của Trung tâm Thương mại Thế giới (ITC), xuất khẩu cá ngừ của Ecuador năm 2024 đạt hơn 1,6 tỷ USD, tăng 18% so với năm 2023. Trong đó, cá ngừ đóng hộp chiếm tới 94 tổng kim ngạch XK của nước này.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn