Chương trình giám sát thủy sản nhập khẩu vào Mỹ

Thị trường Mỹ 14:33 16/08/2017
Cục Quản lý Đại dương và Khí quyển quốc gia Hoa Kỳ (NOAA) đã công bố Chương trình Giám sát thuỷ sản nhập khẩu vào Hoa Kỳ (SIMP) ngày 9 tháng 12 năm 2016. Chương trình được thiết lập nhằm theo dõi một số sản phẩm thuỷ sản nhập khẩu vào quốc gia này, yêu cầu báo cáo và lưu giữ báo cáo cần thiết để ngăn chặn khai thác thuỷ sản không báo cáo, không quản lý và bất hợp pháp (IUU), mô tả sản phẩm sai lệch cho các sản phẩm thuỷ sản được đưa vào Hoa Kỳ, do đó, sẽ góp phần vào việc bảo vệ nền kinh tế trong nước, an ninh lương thực toàn cầu và sự chia sẻ nguồn tài nguyên biển bền vững.

 

Ảnh minh họa

Khai thác thuỷ sản bất hợp pháp (IUU) và gian lận thương mại gây nguy hại đến sức khoẻ của các quần đàn cá, bóp méo thị trường tiêu thụ, tác động tiêu cực đến niềm tin của người tiêu dùng với những sản phẩm được sản xuất tuân thủ với quy định quản lý nghề cá. Là quốc gia đứng đầu về quản lý nghề cá và là thị trường tiêu thụ thuỷ sản lớn của thế giới, Hoa Kỳ có trách nhiệm chống lại các thực hành bất hợp pháp, phá hoại tính bền vững việc chia sẻ tài nguyên biển.

NOAA và các cơ quan chức năng của Chính phủ Hoa Kỳ đã nỗ lực tham gia vào việc tăng cường năng lực thực thi pháp luật trên thế giới, thúc đẩy quan hệ đối tác và thiết lập truy xuất nguồn gốc thuỷ sản. Chương trình giám sát thuỷ sản nhập khẩu vào Hoa Kỳ là pha đầu tiên của một Chương trình truy xuất dựa vào rủi ro – yêu cầu nhà nhập khẩu ghi chép và cung cấp thông tin, báo cáo các số liệu quan trọng – từ điểm khai thác đến điểm vào thị trường Mỹ- danh sách ban đầu của những loài cá nhập khẩu và xác định các sản phẩm từ cá, đặc biệt là những loài dễ bị tổn thương bởi hoạt động khai thác IUU và/hoặc gian lận thương mại thuỷ sản.

Chương trình SIMP được thành lập cho phép ghi chép, lưu trữ số liệu yêu cầu đối với các thuỷ sản và sản phẩm thuỷ sản ưu tiên đã được xác định là đặc biệt dễ tổn thương đối với hoạt động khai thác bất hợp pháp và gian lận thương mại. Số liệu thu thập được sẽ cho phép những loài ưu tiên này được truy xuất từ điểm vào thị trường Mỹ quay lại điểm được khai thác hoặc sản xuất để kiểm chứng xem chúng có được khai thác hay sản xuất hợp pháp không. Thu thập tài liệu về sản lượng và sản lượng lên bến cho những loài thuỷ sản ưu tiên sẽ được hoàn thành thông qua hệ thống Dữ liệu thương mại quốc tế (ITDS), là cổng dữ liệu riêng của Chính phủ Hoa Kỳ cho việc báo cáo tất cả các hàng hoá xuất và nhập khẩu. Chương chình SIMP không phải là chương chình cấp nhãn, cũng không phải chương trình đối mặt với người tiêu dùng. Cùng với thẩm quyền của điều luật Magnusisn –Stevens và an ninh thông tin nghiêm ngặt của hệ thống ITDS- các thông tin thu thập được trong khuôn khổ Chương trình này sẽ được bảo mật. Ghi chép của nhà nhập khẩu sẽ được yêu cầu lưu trữ về chuỗi hành trình sản phẩm cá hoặc sản phẩm từ cá từ điểm khai thác đến điểm vào Hoa Kỳ.

Một số loài ưu tiên: bào ngư, cá tuyết Đại tây dương, nghẹ xanh Đại tây dương, cá nục heo, cá song, cua huỳnh đế, cá tuyết Thái bình dương.

Những loài sẽ áp dụng: Cá Hồng đỏ, hải sâm, cá nhám, tôm, cá kiếm, cá ngừ: cá ngừ mắt to, ngừ sọc dưa , ngừ vây vàng, ngừ vây ngực dài và cá ngừ vây xanh

Thời gian có hiệu lực: từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 là ngày bắt buộc tuân thủ cho hầu hết các loài trong danh sách ưu tiên trong quy định, riêng tôm và bào ngư sẽ được hoãn lại ở giai đoạn sau. Ngày có hiệu lực của quy định này đối với tất cả tôm và bào ngư nhập khẩu-khai thác tự nhiên và nuôi – sẽ được giữ lại cho đến khi có báo cáo tương xứng và/hoặc yêu cầu lưu giữ hồ sơ đã được thiết lập cho ngành nuôi trồng thủy sản nội địa của Hoa Kỳ- đối với sản phẩm tôm và bào ngư từ nuôi trồng thuỷ sản. Vào thời gian đó, bộ phận thuỷ sản của NOAA sẽ thông báo ngày tuân thủ cho bào ngư và tôm.

Thông tin cần được thu thập:

Đối với chủ thể khai thác hoặc sản xuất cần thu thập các thông tin sau: (1) Tên, quốc gia mang cờ của tàu khai thác; )(2) Bằng chứng về quyền khai thác (giấy phép, số giấy phép), (3) Mã nhận dạng tàu (nếu có); (4) Tên của trại nuôi hoặc thiết bị/hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản; (5) Loại ngư cụ khai thác được sử dụng, khai thác cá gì, khi nào và ở đâu, danh sách các loài cá – Hệ thống thông tin khoa học thủy sinh nghề cá (ASFIS) 03 mã alphabeta; (6) Ngày lên cá; (7) Điểm lên cá lần đầu; (8) Dạng sản phẩm ở thời điểm lên cá- bao gồm số lượng và khối lượng sản phẩm; (9) Ngư trường hoặc nơi nuôi trồng thuỷ sản và (10) Tên của thực thể mà cá được lên hoặc chuyển đến.

Lưu ý: Trong trường hợp các sản phẩm và sản phẩm bao gồm nhiều lần thu hoạch, mỗi lần liên quan đến lô hàng phải được báo cáo nhưng người nhập khẩu không cần liên kết mỗi lần với một sản phẩm hoặc một phần của lô hàng đó.

Đối với Hồ sơ nhập khẩu cần thu thập các thông tin như: (1)Tên, địa chỉ, thông tin liên lạc; (2) Ban Thuỷ sản của NOAA sẽ phát hành mã số cho phép thương mại thuỷ sản quốc tế (IFTP); (3) Người nhập khẩu sẽ có trách nhiệm lưu giữ thông tin ghi chép về chuỗi hành trình sản phẩm như trình bày chi tiết ở trên; (4) Thông tin về việc chuyển tải sản phẩm (công bố bởi tàu khai thác/tàu chuyển tải, vận đơn; (5) Thông tin về chế biến, tái chế, pha trộn sản phẩm.

Thông tin chi tiết về  quy định cuối cùng được cập nhật tại trang thông tin điện tử sau: www.iuufishing.noaa.gov.

TIN MỚI CẬP NHẬT

Nhà xuất khẩu tôm hàng đầu Ecuador khai trương nhà máy mới, doanh thu tăng

 |  08:52 03/07/2024

(vasep.com.vn) Kết quả tài chính năm 2023 của doanh nghiệp tôm Ecuador, Industrial Pesquera Santa Priscila, cho thấy doanh thu ổn định và lợi nhuận gộp được cải thiện. Tuy nhiên, lợi nhuận ròng giảm so với cùng kỳ năm ngoái.

Dự luật mới cho phép cơ quan an toàn thực phẩm Hoa Kỳ tiêu hủy thủy sản bị từ chối

 |  08:47 03/07/2024

(vasep.com.vn) Một dự luật được lưỡng đảng ủng hộ được đưa ra hôm thứ Năm (27/6) sẽ cho Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) quyền loại bỏ thủy hải sản nhập khẩu không đạt yêu cầu kiểm tra y tế tại biên giới.

Hạn ngạch khai thác cá minh thái của Nga năm 2025 giảm mạnh

 |  08:46 03/07/2024

(vasep.com.vn) Cơ quan Thủy sản Liên bang Nga tiết lộ kế hoạch tạm thời cắt giảm tổng sản lượng khai thác cho phép (TAC) của cá minh thái ở Viễn Đông vào năm tới, dựa trên các đề xuất mới nhất của các nhóm ngành. Ngày 24/6/2024, Cơ quan Thủy sản Liên bang Nga (Rosrybolovstvo) cho biết mức TAC cá minh thái năm 2025 ở Viễn Đông có thể được điều chỉnh giảm.

Khối lượng xuất khẩu cá tra Việt Nam tháng 5/2024 đạt mức cao nhất trong 2 năm qua

 |  08:42 03/07/2024

(vasep.com.vn) Tháng 5/2024, XK cá tra của Việt Nam đạt 80.000 tấn, đây là mức XK cao nhất kể từ năm 2022 và đánh dấu tháng thứ 3 liên tiếp tăng trưởng - chủ yếu do nhu cầu cao từ Trung Quốc.

Cơ hội cho xuất khẩu cá tra khi có FTA Việt Nam - Mercosur

 |  09:17 02/07/2024

(vasep.com.vn) Việt Nam đang trong quá trình thúc đẩy đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) với khối Thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur), để đưa FTA này thành động lực khai thác thị trường xuất khẩu khu vực Mỹ Latinh.

EU hỗ trợ Kenya chống đánh bắt trái phép

 |  09:15 02/07/2024

(vasep.com.vn) Liên minh Châu Âu sẽ hỗ trợ cuộc chiến của Kenya chống lại hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) ở các vùng lãnh hải khiến nước này mất đi hàng tỷ USD doanh thu.

Sản xuất thức ăn côn trùng ở châu Á có tiềm năng phát triển

 |  09:07 02/07/2024

(vasep.com.vn) Đông Nam Á là một trong những khu vực dẫn đầu về sản lượng sản xuất thức ăn từ côn trùng nhờ vào điều kiện khí hậu thuận lợi và chi phí lao động thấp. Tại Singapore, từ ngày 19 – 22/6/2024, Hiệp hội Thực phẩm và thức ăn chăn nuôi từ côn trùng Châu Á (AFFIA) tổ chức Hội nghị Thức ăn từ côn trùng 2024 (IFW) để cùng nhau thảo luận về tình hình sản xuất côn trùng tại Châu Á và đưa ra những kỳ vọng cho thời gian tới.

Na Uy: Tăng gấp đôi xuất khẩu thủy sản sang Đông Nam Á từ năm 2020

 |  09:03 02/07/2024

(vasep.com.vn) Nhu cầu tiêu dùng thủy sản tăng mạnh, cùng với đồng krone (NOK) suy yếu đã thúc đẩy giá trị xuất khẩu thủy sản hàng năm của Na Uy sang Thái Lan và Việt Nam tăng tương ứng 103% và 113% kể từ năm 2020.

An Giang có trên 313 ha diện tích nuôi cá tra đạt chứng nhận quốc tế

 |  08:46 02/07/2024

(vasep.com.vn) Hiện toàn tỉnh An Giang có trên 1.220 ha mặt nước nuôi thương phẩm với khoảng 399 cơ sở nuôi cá tra thương phẩm.

Việt Nam quyết tâm cao gỡ cảnh báo "Thẻ vàng" IUU trong năm 2024

 |  08:42 01/07/2024

(vasep.com.vn) Ngày 24/6/2024, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 275/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang tại Hội nghị Sơ kết Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC