Chiến sự ở Ukraine ảnh hưởng như thế nào đến thương mại quốc tế và các nền kinh tế mới nổi

Thị trường thế giới 08:40 07/06/2022
Ảnh hưởng của chiến sự ở Ukraine có thể nhận thấy trên khắp thế giới, đặc biệt với chính bản thân người dân của đất nước. Nó đã phá vỡ chuỗi cung ứng và dẫn đến một sự gia tăng về giá cả, lạm phát cùng với những hệ quả khác. Bài viết này sẽ tập trung vào những tác động đó.

Chiến sự ở Ukraine và các lệnh trừng phạt do Nga và Belarus áp đặt đã có ảnh hưởng rất lớn đến đến thương mại quốc tế của chính bản thân các nước này và các quốc gia trong chuỗi. Các tác động này bao gồm sự thiếu hụt lương thực, nguyên liệu thô, những bộ phận của tuyến đường thương mại đã bị huỷ bỏ, sự chuyển dịch nhu cầu đến giá cả gia tăng.

Sự gia tăng lạm phát

Từ góc độ thương mại, hậu quả lớn nhất cuộc chiến mang lại là sự gia tăng giá cả hàng hoá. Có ba loại hàng hoá chính mà chiến tranh đã tác động đến: năng lượng, nông nghiệp, và kim loại. Điều này gây nên mức lạm phát cao hơn trên toàn thế giới, kéo theo sự dịch chuyển trong nhu cầu, khi khách hàng không còn sẵn sàng và không còn khả năng chi trả cho những thứ họ thường mua sắm.

Sự gián đoạn vận tải quốc tế

Cước phí vận tải đã tăng cao kỉ lục trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19. Việc giá chất đốt tăng đang gây ra lạm phát và có thể kéo giá cước vận tải quốc tế tăng theo. Bên cạnh đó, lệnh trừng phạt áp đặt chống lại Nga và sự lo ngại về vấn đề an ninh đã ảnh hưởng đến vận tải đường biển, hàng không qua Ukraine và Nga. Việc định tuyến lại những kết nối này rất đắt đỏ thêm với có ít tuyến đường thương mại trên Biển Đen hơn đồng nghĩa ngay cả các quốc gia không bị các hạn chế thương mại cũng có thể gặp khó khăn khi nhập khẩu từ khu vực.

Vấn đề an ninh lương thực của các nền kinh tế mới nổi

Ukraine và Nga nằm trong top những nền cung cấp hàng hoá nông nghiệp chủ yếu của thế giới về cây lương thực và dầu hoả. Hai quốc gia này cung cấp hơn 30% lúa mì, 32% lúa mạch, 17% ngô và hơn 50% dầu hướng dương, hạt và bữa ăn của toàn thế giới. Nhiều nền kinh tế mới nổi hoặc dễ bị tổn thương phụ thuộc vào những nguồn cung cấp này để đảm bảo an ninh lương thực, đặc biệt với khu vực Trung Đông và Châu Phi. Các quốc gia như Benin, Ai Cập và Sudan nhập khẩu hầu như lúa mì từ Ukraine và Nga, và có rất ít sự lựa chọn để thay thế cho những quốc gia này.

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) trong bài báo cáo của mình đã ước tính rằng 20-30% diện tích Ukraine sử dụng để nuôi trồng ngũ cốc mùa đông, ngô và hạt hướng dương sẽ không được sử dụng và thu hoạch trong mùa vụ 2022-2023. Sản lượng của những cây trồng này nhiều khả năng cũng sẽ giảm sút, cùng với sự gián đoạn của công đoạn chế biến và vận chuyển. Nguồn cung cây trồng giảm tiếp tục làm tăng giá và sự cạnh tranh của các nguồn thay thế. Trong một thị trường khó khăn như vậy, các nước đang phát triển có thể gặp khó khăn trong việc cạnh tranh nguồn cung với các nước phát triển. Indonesia đã cấm xuất khẩu dầu cọ để giảm tình trạng thiếu dầu ăn trong nước, tăng giá và sẽ dỡ bỏ lệnh cấm khi giá giảm xuống dưới 14.000 rupia (0,92 €)/lít.

Nga cũng là nước xuất khẩu phân đạm và kali hàng đầu, nhiều nền kinh tế mới nổi dựa vào nguồn cung phân bón này để tạo ra sản lượng. Sự gián đoạn của thị trường này có thể ảnh hưởng đến sản xuất lương thực của họ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Sự gia tăng cạnh tranh đáng kể cho các nhà xuất khẩu

Bên cạnh những tác động của nó lên hoạt động nhập khẩu, cuộc chiến cũng gây khó khăn cho tình trạng xuất khẩu đến Ukraine và Nga. Trở ngại trong việc tiếp cận các thị trường này là một vấn đề cấp bách đối với hàng hóa dễ hư hỏng như trái cây tươi và rau quả. Một số sản phẩm mà các nhà xuất khẩu không thể vận chuyển đến Ukraine và Nga có thể được phân phối lại cho các thị trường (Châu Âu) khác. Tuy nhiên, các nhà xuất khẩu có thể không tránh khỏi tình trạng nguồn cung vượt quá lượng cầu. Việc tái phân phối cũng gây ra sự gia tăng cạnh tranh và giảm giá thành sản phẩm. Đồng thời, giá năng lượng và phân bón tăng đang khiến chi phí sản xuất tăng cao, tạo ra một thách thức không nhỏ cho các nhà xuất khẩu.

Mỹ Hạnh (Theo CBI)

lam phat van tai quoc te an ninh luong thuc canh tranh chien tranh ukraine

TIN MỚI CẬP NHẬT

VASEP phát hành Báo cáo Xuất khẩu thủy sản Quý I/2024

 |  14:07 02/05/2024

(vasep.com.vn) Sau khi sụt giảm liên tục trong nửa cuối năm 2023, sang quý I/2024, XK thủy sản của Việt Nam đã có tín hiệu hồi phục nhẹ với mức tăng 6,5% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt gần 2 tỷ USD. XK bứt phá mạnh mẽ vào tháng 1 là giai đoạn trước Tết Nguyên đán, nhưng có chiều hướng chững lại trong tháng 2 và tháng 3.

ASPA đề xuất cấm nhập khẩu tôm Ấn Độ được sản xuất bằng lao động cưỡng bức

 |  08:58 02/05/2024

(vasep.com.vn) Hiệp hội Chế biến tôm Mỹ (ASPA) đã trình yêu cầu lên Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Mỹ (CBP) về việc cấm nhập khẩu tôm từ Ấn Độ được sản xuất bằng lao động cưỡng bức, theo quy định của mục 307, Đạo luật thuế quan năm 1930.

Nga trợ cấp vận tải đường sắt trong nước để thúc đẩy tiêu thụ thủy sản nội địa

 |  08:49 02/05/2024

(vasep.com.vn) Vận tải đường sắt nội địa của Nga chở các sản phẩm thủy sản từ vùng Viễn Đông đến miền Trung đã tăng đáng kể trong quý 1/2024. Chính phủ Nga đã trợ cấp vận chuyển thủy sản đông lạnh bằng đường sắt từ khu vực đánh bắt trọng điểm trong một nỗ lực rõ ràng nhằm khuyến khích tiêu dùng nội địa trong bối cảnh hạn chế xuất khẩu ngày càng tăng.

Giá surimi sẽ tiếp tục giảm trong năm 2024

 |  08:44 02/05/2024

(vasep.com.vn) Thời kỳ khó khăn trên thị trường surimi cá minh thái vẫn tiếp tục đối với các nhà sản xuất Mỹ, nhưng mọi thứ đã thay đổi nhanh chóng sau cuộc khủng hoảng giá trước đó. khi mà tập đoàn Pacific Andes bùng nổ giữa cuối năm 2015 và 2017.

Peru: Công bố hạn ngạch mùa cá cơm đầu tiên năm 2024

 |  12:45 01/05/2024

(vasep.com.vn) Peru đã chính thức công bố mùa khai thác cá cơm đầu tiên trong năm 2024, dự kiến sẽ bắt đầu ngày 16/4/2024, với hạn ngạch khai thác chính thức 2,475 triệu tấn.

Tìm hiểu về nhu cầu thị trường tôm châu Âu

 |  12:43 01/05/2024

(vasep.com.vn) Với gần 30 quốc gia và 10 loài tôm đặc biệt phổ biến, việc nhìn vào thị trường tôm châu Âu mang lại cái nhìn sâu sắc hấp dẫn về sự khác biệt văn hóa và ẩm thực trên khắp lục địa. Tôm thẻ chân trắng có thể là loại tôm phổ biến nhất ở châu Âu nhưng có tới hơn 10 loài tôm được tiêu thụ rộng rãi

FTA với Trung Quốc có hiệu lực trong bối cảnh bất lợi cho tôm Ecuador

 |  08:53 29/04/2024

(vasep.com.vn) Thuế suất nhập khẩu của Trung Quốc đối với tôm Ecuador mã HS 0306170 sẽ giảm xuống 0% theo các điều khoản của hiệp định thương mại tự do song phương.

ASC khảo sát nhu cầu người tiêu dùng với thủy sản được chứng nhận

 |  08:51 29/04/2024

(vasep.com.vn) Hội đồng Quản lý Nuôi trồng Thủy sản (ASC) đã hoàn thành nghiên cứu người tiêu dùng lớn nhất cho đến nay, thông qua một cơ quan nghiên cứu thị trường độc lập, phỏng vấn hơn 15.000 người tiêu dùng ở 14 quốc gia khác nhau về nhận thức và tiêu thụ thủy sản của họ.

Tồn kho cá minh thái ở Trung Quốc giảm

 |  08:00 29/04/2024

(vasep.com.vn) 2 tháng đầu năm 2024, cả NK và XK cá minh thái của Trung Quốc đều có xu hướng giảm. Tháng 1/2024, Trung Quốc NK hơn 17 nghìn tấn cá minh thái, giảm 43% so với cùng kỳ.

Nga cung cấp hơn 98% nguồn cung cá minh thái cho Hàn Quốc

 |  08:38 26/04/2024

(vasep.com.vn) Hàn Quốc đã nhập khẩu 18.606 tấn cá minh thái đông lạnh trong tháng 3/2024, giảm 10% so với 20.677 tấn nhập khẩu cùng kỳ năm 2023.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC