Chào năm mới – Niềm tin mới

TS. Hồ Quốc Lực 08:32 25/01/2022 Kim Thu
Con trâu sắp được nghỉ ngơi, an dưỡng sức khỏe cho chu kỳ gánh vác tới. Con cọp được ra trận. Trong các con giáp, cọp là mạnh mẽ hàng đầu. Các năm cọp “trấn giữ” đã qua, ngành thủy sản đều có bức tốc đáng kể. Như con cọp 1998, ngành tôm đã “tranh thủ” được làn sóng khách hàng Nhật Bản bỏ Indonesia loạn lạc tìm nơi mua bán ổn định hơn. Con cọp 2010, ngành tôm vươn mình, rũ bỏ khó khăn từ khủng hoảng kinh tế thế giới trước đó.

Năm 2021, đứng trước bao thách thức, chủ yếu từ COVID-19 gây ra trực tiếp hay gián tiếp. Căn bản là gây gián đoạn nhất thời, gây đứt gãy cục bộ chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng. Hậu quả tồn đọng đáng kể còn kéo dài đến nay là tình trạng phí thuê container rỗng giao hàng các thị trường xa còn cao ngất ngưởng. Đáng ngại hơn nữa, tình trạng này lại lặp lại ở các thị trường gần đây. Tuy nhiên, dù khó khăn đầy mới mẻ và nhất là biến đổi liên tục, khiến một số doanh nghiệp (DN) thủy sản đã rơi vào tình trạng thụ động và tạm đóng cửa một thời gian, nhưng căn bản toàn ngành vẫn duy trì được trận địa. Điều này minh chứng qua các con số, ngành thủy sản đã hoàn thành vượt mức kế hoạch năm, trong đó ngành tôm cũng đạt kết quả tương tự. Sản lượng tôm nuôi, kim ngạch xuất khẩu tôm năm 2021 đều tăng so năm 2020, tuy chỉ một con số. Kết quả này nói lên tính năng động của toàn bộ mắt xích chuỗi giá trị con tôm. Và thực ra, để có kết quả này, hàng chục vạn hộ nuôi tôm, hàng chục vạn công nhân chế biến đã vất vả lao động trong hoàn cảnh eo hẹp, trong sự lo lắng luôn thường trực trong đầu, bởi rủi ro dịch bệnh, rủi ro thiếu vật tư nuôi tôm… có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Nói cho tận nguồn, không ít mái đầu đã thêm điểm trắng, không ít gương mặt thêm đậm nét phong sương…

Năm 2022, có những thông tin đáng lưu ý. Nếu tình hình dịch bệnh giảm thiểu, nhu cầu từ mảng dịch vụ sẽ hồi phục, sức cầu sẽ tăng tốt. Thời tiết tuy có lạnh hơn một chút, nhưng sẽ không tác động đáng kể để người nuôi tôm mạnh dạn thả nuôi, tranh thủ giá tôm thương phẩm đang còn tốt. Người lao động qua thời gian dài va chạm dịch bệnh đã có sự chuyển đổi trong suy nghĩ tích cực hơn, chỉ có con đường chấp hành kỷ luật, chấp hành quy định sản xuất mới bảo đảm an toàn hơn về sức khỏe và có thể tăng thêm thu nhập. Mặt khác, một số lao động, trước đây xa xứ mưu sinh, nay có ý nghĩ tìm việc gần nhà cho giản tiện. Các yếu tố này là động lực để các DN chế biến mở rộng quy mô sản xuất của mình.

Như vậy năm 2022 không ít cơ hội đáng kể để ngành tăng tốc. Cũng nói cho trọn, ngoài các yếu tố tích cực, một thách thức không nhỏ là các cường quốc tôm, đối thủ, như Ecuador, Ấn Độ, Indonesia đều thoát ra khỏi đại dịch, đều có kế hoạch phục hồi và chinh phục thị trường. Đáng kể Ecuador, Ấn Độ có thế mạnh là tôm giá rẻ. Indonesia có thế mạnh là tôm không bị thuế ở Hoa Kỳ, không bị kiểm tra nhập khẩu gay gắt như tôm Việt ở Nhật Bản.

Trước thềm Xuân, ôn cố tri tân, và cơ bản hơn là biết người biết ta, chúng ta có quyền tin tưởng ngành tôm Việt luôn biết tranh thủ cơ hội, biết phát huy tính năng động truyền thống của mình, biết phát huy thế mạnh tôm Việt ở từng thị trường, biết né các thế mạnh các đối thủ để năm 2022 sẽ là năm tăng tốc mạnh mẽ hơn, tạo một tiếng vang lớn, như tiếng gầm của chúa sơn lâm, tạo nền tảng vững vàng đưa ngành tôm Việt lên tầm cao thế giới, đạt thứ hạng đầu trong tương lai gần.

TS. Hồ Quốc Lực - Nguyên Chủ tịch VASEP, Chủ tịch HĐQT FIMEX VN

Để biết thêm thông tin về sản xuất và xuất khẩu tôm Việt Nam theo chuỗi 5 năm (2016-2021), tác động của Covid tới ngành, xu hướng của các thị trường thế giới, xin mời Quý độc giả tham khảo Báo cáo ngành hàng tôm, 2016-2021, dự báo tới năm 2025. 

Bạn đang đọc bài viết Chào năm mới – Niềm tin mới tại chuyên mục TS. Hồ Quốc Lực của Hiệp hội VASEP

TIN MỚI CẬP NHẬT

Bột nhuyễn thể trong thức ăn nuôi trồng thủy sản cải thiện hiệu suất sinh sản của cá

 |  08:38 26/04/2024

(vasep.com.vn) Các nhà khoa học từ LABOMAR (Viện Khoa học Hàng hải ở Đông Bắc Brazil) và Spring Genetics Tilapia ở Miami, cùng với nhà sản xuất bột nhuyễn thể Aker BioMarine, đã nghiên cứu tác dụng của chất phụ gia này đối với cá. Nghiên cứu cho thấy chất phụ gia này có tác dụng tích cực đối với cá, đặc biệt là chức năng sinh sản.

Mỹ và các quốc đảo Thái Bình Dương đạt thỏa thuận về tiếp cận cá ngừ vào năm 2024

 |  08:36 26/04/2024

(vasep.com.vn) Mỹ và các quốc đảo Thái Bình Dương đã ký bản ghi nhớ (MOU) về khả năng tiếp cận nghề cá vào năm 2024, khi các nhà lập pháp Mỹ nỗ lực hướng tới việc chính thức thông qua các sửa đổi đối với Hiệp ước cá ngừ Nam Thái Bình Dương.

Tăng cường quản lý nuôi cá lồng bè trên sông, hồ chứa nước ngọt

 |  08:30 26/04/2024

(vasep.com.vn) Ngày 09/04/2024, Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân đã kỹ ban hành Công văn 621/TS-NTTS về việc tăng cường quản lý nuôi cá lồng bè trên sông, hồ chứa nước ngọt.

Mỹ, Argentina hợp tác chống đánh bắt bất hợp pháp của Trung Quốc

 |  08:28 25/04/2024

(vasep.com.vn) Bắt đầu từ tháng 4 này, Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Mỹ và Hải quân Argentina sẽ bắt đầu tiến hành các cuộc tập trận chung nhằm chống lại hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp của Trung Quốc ở Đại Tây Dương.

Giá cá ngừ vằn ổn định ở mức thấp giúp cá nhà bán lẻ ký các hợp đồng lớn

 |  08:26 25/04/2024

(vasep.com.vn) Giá cá ngừ vằn giao tại Bangkok, Thái Lan vẫn ổn định ở mức 1.300 USD/tấn, trong khi giá cá ngừ tại Manta, Ecuador vẫn ở mức 1.4500 – 1.500 USD/tấn (giao tại tàu).

Tưng bừng hàng giá trị gia tăng tại Triển lãm Barcelona

 |  08:23 25/04/2024

(vasep.com.vn) Ngày 23/04/2024, Triển lãm Thuỷ sản toàn cầu lần thứ 30 đã khai mạc tại Trung tâm triển lãm Fira Gran Via, thành phố Barrcelona, Tây Ban Nha. Nhiều đơn vị chế biến và XK thủy sản của Việt Nam tham dự Triển lãm. Tại Triển lãm năm nay, các mặt hàng thủy sản chế biến sâu vẫn chiếm được sự quan tâm, ưa chuộng của đông đảo khách tham gia Triển lãm.

Doanh nghiệp hải sản “đặc biệt quan tâm” Nghị định 37/2024/NĐ-CP mới ban hành

 |  08:47 24/04/2024

(vasep.com.vn) Ngày 4/4/2024 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 37/2024/NĐ-CP (NĐ 37), có hiệu lực từ ngày 19/5/2024, bổ sung một số điều của NĐ26/2019/ NĐ-CP ngày 8/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản. Ngày 5/4/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 38/2024/NĐ-CP (NĐ 38), có hiệu lực từ ngày 20/5/2024 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực thủy sản. Nội dung của hai nghị định nêu trên có nhiều điểm mới, trong đó có nhiều quy định liên quan trực tiếp đến việc thực thi pháp luật về thủy sản của các DN XK thủy sản.

Các yêu cầu và biện pháp quản lý thuỷ sản sống xuất khẩu vào Trung Quốc

 |  08:29 24/04/2024

(vasep.com.vn) Theo Tổng cục Hải quan Trung Quốc, danh sách các cơ sở được phép XK Thủy sản sống của Việt Nam sang thị trường này có 62 cơ sở, trong đó có 5 cơ sở được XK tôm sú/tôm thẻ, còn lại 46 cơ sở được XK cua và tôm hùm.

Infographic: Xuất khẩu hải sản của Việt Nam 3 tháng đầu năm 2024

 |  08:26 24/04/2024

(vasep.com.vn) Xuất khẩu hải sản của Việt Nam 3 tháng đầu năm 2024 đạt 837 triệu USD, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2023. Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc & HK, Thái Lan và Nga là 6 thị trường NK nhiều nhất hải sản của Việt Nam trong giai đoạn này.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC