Chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP có gì đặc biệt?

Sản xuất 09:02 24/12/2019
Trước những đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng của thị trường, rất nhiều nông dân đã thay đổi tư duy tích cực trong chăn nuôi, lựa chọn các mô hình chăn nuôi an toàn, đặc biệt là chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP. Góc nhìn thực tế của 2 mô hình sau đây đã phần nào chứng minh VietGAP là lựa chọn đúng.

Nuôi tôm VietGAP lãi tiền tỷ mỗi năm

Là địa phương có thế mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản, những năm qua UBND huyện Hậu Lộc cũng như Sở NNPTNT Thanh Hóa luôn khuyến khích và tăng cường hỗ trợ người dân nhân rộng mô hình nuôi tôm nước lợ theo tiêu chuẩn VietGAP, an toàn vệ sinh thực phẩm.

Chủ tịch UBND xã Hòa Lộc Nguyễn Văn Tuấn cho biết, đến tháng 7/2019, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản của xã Hòa Lộc đã tăng lên 97ha. Nhiều gia đình ở xã Hòa Lộc cũng đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích đồng muối, đất lúa kém hiệu quả sang nuôi tôm thâm canh.

Hiện tại, xã Hòa Lộc đã có 3,6 ha nuôi công nghiệp áp dụng công nghệ cao như nuôi tôm an toàn theo tiêu chuẩn VietGap trong nhà lưới, nhà bạt mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với nuôi tôm truyền thống. Vụ nuôi tôm Xuân - Hè năm 2019, xã Hòa Lộc tiếp tục chỉ đạo người dân chuyển một số diện tích đất sản xuất muối kém hiệu quả và vùng ven đê nhiễm mặn sang sản xuất mô hình trang trại tổng hợp như lúa - cá, mở rộng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng công nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Điển hình trong số các hộ nuôi tôm theo tiêu chuẩn VietGAP có gia đình anh Đỗ Văn Hải (thôn Bái Trung, xã Hòa Lộc, huyện Hậu Lộc).

Là kỹ sư thủy sản của Đại học Thủy sản Nha Trang, anh Hải đã từng có một khoảng thời gian dài lăn lộn khắp các đầm nuôi tôm ở các tỉnh Bến Tre, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu... để học hỏi thêm về kỹ thuật nuôi cũng như tìm kiếm cơ hội để đầu tư kinh doanh. Tuy nhiên, làm ăn xa nhà gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý, đầu tư nên anh Hải quyết định về quê để lập nghiệp, mong muốn làm giàu, đóng góp xây dựng quê hương.

Năm 2016-2017, gia đình anh Hải nhận thầu của xã Hòa Lộc 2,8 ha vốn là diện tích đất đồng muối kém hiệu quả và bắt đầu thực hiện ý tưởng lập nghiệp trên mảnh đất quê hương bằng việc phát triển mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng tiêu chuẩn VietGAP, theo quy trình vi sinh, không sử dụng kháng sinh, chất cấm. Gia đình đã vay ngân hàng đầu tư hơn 8 tỷ đồng xây dựng cơ sở hạ tầng ao nuôi đồng bộ, hiện đại với đối tượng nuôi là tôm thẻ chân trắng, nuôi 2 - 3 vụ/năm.

Với mỗi ha nuôi, anh Hải chia làm nhiều ô để dễ quản lý; trong đó dành một phần diện tích làm hồ lắng, lọc nước biển. Nước biển trước khi dẫn vào các ao nuôi phải qua 2-3 công đoạn lắng lọc tại hồ lắng. các quy trình xử lý nước. Phương pháp lắng, lọc nước trước khi cấp vào ao nuôi giúp nâng cao chất lượng nước, giảm bớt tối đa sự phát sinh mầm bệnh, tăng năng suất tôm nuôi.

Với việc được đào tạo cơ bản trong trường Đại học, kinh nghiệm những năm làm kỹ thuật các tỉnh trong Nam, cộng với việc đầu tư quy mô, hiện đại, kỹ thuật chăm sóc tốt nên con tôm trong đầm của anh phát triển tốt, đều, không bị dịch bệnh. Năm đầu tiên, 1 ha tôm thẻ chân trắng của anh bội thu cả 2 vụ với sản lượng khoảng 30 tấn/hecta/vụ, sau khi trừ chi phí, anh Hải nắm chắc trong tay 3-4 tỷ đồng lãi ròng.

Hiện nay, tổng diện tích trang trại là 12ha, trong đó, diện tích nuôi tôm là 7ha, diện tích ao lắng 5ha. Thị trường tiêu thụ tôm của gia đình anh Hải cũng khá ổn định và đa dạng, ngoài cấp đông xuất bán cho thị trường Trung Quốc, anh còn bán cho các khu du lịch, các chợ đầu mối ở các tỉnh miền Bắc. Không chỉ làm giàu cho gia đình, hộ anh Hải còn tạo việc làm cho hơn 10 lao động thường xuyên... Ngoài ra, để phát huy hiệu quả mô hình, anh Hải còn giúp đỡ các hộ nuôi trồng khác trong xã về khâu kỹ thuật, cung cấp vật tư, nguồn giống, thức ăn...

Lợn sạch nhờ VietGAP

Trang trại chăn nuôi lợn của gia đình chị Nguyễn Thị Thịnh, thôn Cây Xy, xã Cấp Tiến (Sơn Dương – Tuyên Quang) với quy mô 500 con/lứa và 100 lợn nái đã được cấp chứng nhận VietGAP. Chị Nguyễn Thị Thịnh cho biết, khi chưa áp dụng đầy đủ quy trình phòng, chống dịch bệnh nên tỷ lệ hao hụt đầu còn cao, tốc độ tăng trưởng của đàn vật nuôi chậm, hiệu quả chăn nuôi đạt thấp.

Năm 2017, được sự tư vấn, hỗ trợ của Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản tỉnh, gia đình chị bắt đầu áp dụng quy trình VietGAP. Theo chị Thịnh, thời gian đầu áp dụng, cảm thấy rất gò bó, bởi những tiêu chuẩn, quy chuẩn: Quy trình tiêm vắc xin, khử trùng tiêu độc chuồng trại; đánh số theo dõi đối với từng ô chuồng, từng lô lợn đưa vào nuôi; nhập, sử dụng thức ăn, thuốc thú y cũng phải nhật ký.

Song sau 1 thời gian thực hiện chị Thịnh đã thấy sự thay đổi tích cực so với cách nuôi theo phương thức cũ, đàn lợn sinh trưởng tốt, tỷ lệ lợn bị hao hụt thấp, lợi nhuận cao hơn. Trung bình mỗi tháng gia đình chị Thịnh xuất chuồng khoảng 10 tấn lợn thịt, với giá 40.000 đồng/kg, trừ chi phí, lãi 30 triệu đồng, cao hơn 20% so với khi chưa áp dụng VietGAP. 

Áp dụng tiêu chuẩn chăn nuôi VietGAP từ nhiều năm nay nên sản phẩm lợn thịt của trang trại chăn nuôi lợn thuộc Công ty TNHH Nông nghiệp xanh Thành Công, xã Lang Quán (Yên Sơn) đã được Chi cục Quản lý chất lượng Nông, lâm sản và Thủy sản tỉnh đánh giá rất cao. Trong các lần kiểm tra, lấy mẫu sản phẩm đều đảm bảo an toàn, không có dư lượng chất kháng sinh, không chất cấm, không chất tạo nạc; chất thải chăn nuôi được xử lý, bảo đảm vệ sinh thú y và môi trường. 

Theo ông Nguyễn Văn Thuấn, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng Nông, lâm và Thủy sản tỉnh, thực tế 2 mô hình áp dụng quy trình VietGAP vào chăn nuôi lợn đã mang lại nhiều lợi ích. Sản phẩm chất lượng, có sức cạnh tranh, thuận lợi trong tiêu thụ, tăng thu nhập của người chăn nuôi; người tiêu dùng được sử dụng sản phẩm an toàn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng; giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

Tuy nhiên, số lượng trang trại chăn nuôi lợn áp dụng cũng như được cấp chứng nhận còn quá ít. Hiện tại toàn tỉnh mới có 4 trang trại chăn nuôi lợn được cấp VietGAP, trong khi số lượng trang trại chăn nuôi lợn của tỉnh là gần 200 trang trại, chưa kể các mô hình gia trại với tổng đàn lợn khoảng 600.000 con. 

Để phát triển chăn nuôi lợn bền vững, theo hướng an toàn, xây dựng thương hiệu lợn sạch Tuyên Quang, Sở NNPTNT chỉ đạo Chi cục Quản lý chất lượng Nông, lâm sản Thủy sản, Chăn nuôi và Thú y tỉnh triển khai các chương trình hỗ trợ, hướng dẫn các trang trại, hợp tác xã chăn nuôi lợn đủ điều kiện và có nhu cầu áp dụng theo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thú y, đặc biệt là tiêu chuẩn VietGAP.

(Theo Dân Việt)

 

 

Bạn đang đọc bài viết Chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP có gì đặc biệt? tại chuyên mục Sản xuất của Hiệp hội VASEP

TIN MỚI CẬP NHẬT

Infographic: Xuất khẩu tôm Việt Nam 10 tháng đầu năm 2024

 |  08:36 22/11/2024

(vasep.com.vn) Tháng 10/2024, XK tôm Việt Nam đạt 394 triệu USD, tăng 24%. Lũy kế 10 tháng đầu năm nay, XK tôm mang về 3,2 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái. XK sang tất cả các các thị trường tiêu thụ chính đều ghi nhận tăng trưởng 2 con số trong tháng 10 năm nay.

Xanh hóa quy trình sản xuất và chế biến trong xuất khẩu cá tra

 |  08:34 22/11/2024

Trong 30 năm, cá tra Việt Nam đã có mặt ở 150 thị trường cùng nhiều loại cá thịt trắng khác nhờ vào nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra Việt Nam.

Xuất khẩu thủy sản của Brazil tăng vọt trong quý 3/2024

 |  08:26 22/11/2024

(vasep.com.vn) Xuất khẩu thủy sản nuôi trồng của Brazil đã đạt đến mức cao mới trong quý 3 năm 2024, với khối lượng xuất khẩu tăng 158% và giá trị tăng 174% so với cùng kỳ năm trước, đạt 4.031 tấn với giá trị 18,5 triệu USD.

Campuchia tăng cường các biện pháp giải quyết tình trạng đánh bắt bất hợp pháp

 |  08:51 21/11/2024

(vasep.com.vn) Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Campuchia (MAFF) xác nhận rằng Cục Thủy sản (FA) và lực lượng đặc nhiệm đang tăng cường các biện pháp giải quyết tình trạng đánh bắt bất hợp pháp trên toàn quốc trong mùa cấm đánh bắt để bảo tồn nguồn lợi cá.

Kêu gọi áp dụng phương pháp quản lý đa loài đối với tình trạng đánh bắt quá mức ở Đông Bắc Đại Tây Dương

 |  08:49 21/11/2024

(vasep.com.vn) Một báo cáo mới từ Pew Charitable Trusts cho rằng cần có phương pháp tiếp cận đa loài trong quản lý nguồn cá để giải quyết tình trạng suy giảm nguồn cá ở Bắc Đại Tây Dương.

Nhập khẩu cá rô phi của Mỹ tiếp tục giảm

 |  08:37 20/11/2024

(vasep.com.vn) Nhập khẩu cá rô phi của Hoa Kỳ tiếp tục giảm trong tháng 9, với mức giảm đáng kể về khối lượng và giá, chủ yếu là đối với phi lê tươi.

EU chấm dứt thỏa thuận đánh bắt cá với Senegal

 |  08:36 20/11/2024

(vasep.com.vn) Thông báo của Phái đoàn EU tại Senegal nêu rõ mối lo này xuất phát từ thiếu sót trong hệ thống giám sát đối với cả tàu cá trong nước và quốc tế hoạt động từ cảng Dakar.

Đảo Cocos của Costa Rica dẫn đầu cuộc chiến chống đánh bắt bất hợp pháp

 |  08:31 20/11/2024

(vasep.com.vn) Tổ chức Pew Charitable Trusts gần đây đã xuất bản một bài báo nêu bật phạm vi quốc tế của Trung tâm giám sát, kiểm soát và giám sát Khu bảo tồn biển Cocos của Costa Rica (MCCA). Trung tâm này, nơi bảo vệ Di sản thế giới của UNESCO, đi đầu trong cuộc chiến chống đánh bắt bất hợp pháp tại một trong những khu bảo tồn biển quan trọng nhất thế giới.

Xuất khẩu cá ngừ tháng 10 lập đỉnh sau hơn 2 năm

 |  08:29 20/11/2024

(vasep.com.vn) Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, XK cá ngừ của Việt Nam trong tháng 10 đạt gần 93 triệu USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2023. Tính luỹ kế 10 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch XK đạt hơn 821 triệu USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2023.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC