Khác với thời điểm điểm cách đây 2 năm, chính sách xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc có những thay đổi lớn, trong đó yêu cầu thủy sản Việt Nam cần có mã số vùng nuôi trồng để đơn vị nhập khẩu tiện theo dõi chất lượng. Tuy nhiên, các hộ nuôi tôm ở TP. Móng Cái gần như mất phương hướng vì trong hồ sơ xin cấp mã này yêu cầu phải giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nuôi trồng thủy sản.
Trước khó khăn này, TP. Móng Cái lập tức đẩy nhanh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nuôi trồng thủy sản cho các hộ nuôi tôm đủ điều kiện, thúc đẩy hồ sơ đăng ký mã vùng để xuất khẩu chính ngạch.
Mặc dù chính quyền hết sức hỗ trợ, song còn nhiều hộ dân đã sử dụng đất nuôi trồng trước khi có quy hoạch nuôi trồng thủy sản tập trung, nằm ngoài quy hoạch, nhưng vẫn chưa được giao và cho thuê đất khiến công tác lập quy hoạch nuôi trồng thủy sản chưa khớp với hiện trạng, gây nhiều khó khăn trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Đơn cử, tại khu nuôi trồng thủy sản của gia đình anh Đỗ Quang Huy, xã Vạn Ninh, TP. Móng Cái được đầu tư quy mô lớn để nuôi tôm theo hình thức công nghiệp từ năm 2013, nhưng hiện tại khu nuôi tôm 2,9ha của gia đình anh vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
“Ngay khi có thông báo của xã, năm 2020 gia đình tôi đã làm hồ sơ theo hướng dẫn, trong đó, diện tích được cấp giấy theo hạn mức là 2ha, còn 0,9ha gia đình cũng đã làm thủ tục xin thuê lại. Tôi đã thực hiện đầy đủ các thủ tục theo hướng dẫn, nhưng đến nay gia đình vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”, anh Huy nói rõ.
Mỗi năm anh Huy nuôi 2 vụ, mỗi vụ thả trên 50 vạn con tôm giống, thu hoạch từ 15-17 tấn tôm thương phẩm/vụ. Nhưng do chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên việc thả nuôi tôm của gia đình gặp khá nhiều khó khăn. Đối với nghề nuôi tôm, nguồn điện ổn định là yếu tố vô cùng quan trọng, nhưng do không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên anh Huy không thể làm hợp đồng cung cấp điện với ngành điện lực.
Hơn nữa, nghề nuôi tôm luôn tiềm ẩn rủi ro về dịch bệnh, thời tiết, cần đảm bảo nguồn vốn đầu tư, song do không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên các hộ nuôi không tiếp cận được với nguồn vốn ưu đãi từ ngân hàng.
Bên cạnh đó, nhiều hộ dân chưa đồng thuận hoặc không có điều kiện chi trả kinh phí trong quá trình đo đạc, lập kế hoạch bảo vệ môi trường cũng ảnh hưởng rất nhiều đến tiến độ kê khai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất những khu vực nuôi trồng thủy sản tại Móng Cái.
Theo UBND xã Vạn Ninh, TP. Móng Cái, phần lớn các hộ nuôi trồng thủy sản đều mong muốn được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để ổn định sản xuất. Tuy nhiên, qua rà soát, tuyên truyền, năm 2021 toàn xã chỉ có 60 hộ đăng ký. Nguyên nhân là do các hộ phải nộp kinh phí đo đạc, phần hạn mức được cấp giấy chỉ 2ha, trong khi nhiều hộ nuôi có diện tích lớn, phải thuê lại phần diện tích đang thả nuôi.
Để đáp ứng nguyện vọng của người dân, TP. Móng Cái đã rà soát các loại đất trên địa bàn. Theo đó, hiện thành phố có 2.278,8ha nuôi trồng thủy sản tập trung theo quy hoạch, trong đó bãi triều 141ha, nuôi lồng bè trên biển 260ha, nuôi ao đầm 1.877,8ha.
Từ năm 2020, TP. Móng Cái đã xây dựng và triển khai kế hoạch cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nuôi trồng thủy sản cho người dân. Năm 2020, thành phố có 1.487 hộ dân nuôi trồng thủy sản, tổng diện tích 1.561,94ha, chưa được giao, cho thuê đất; 178 hộ thuê đất sản xuất, 616,57ha, chỉ có 36 hộ được giao đất nuôi trồng thủy sản điện tích 75,4ha; 274 hộ gửi hồ sơ có nhu cầu được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nuôi trồng thủy sản. Đến hết tháng 3/2021, thành phố đã cấp được 217 giấy, tương ứng 691,81ha.
Theo ông Bùi Văn Liêm, Hội Nghề cá TP. Móng Cái: Trong năm nay, có 288 hộ nuôi tôm đăng ký nhu cầu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nuôi trồng thủy sản, chính quyền địa phương đã chỉ đạo ngành chức năng, các địa phương tập trung kiểm tra, thẩm định các hồ sơ, phấn đấu đến ngày cuối tháng 10 cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 80% hồ sơ đăng ký.
(vasep.com.vn) Liên minh Thủy sản Toàn cầu (GSA), có trụ sở tại Portsmouth, New Hampshire, đã công bố vào 4/11 về việc phát hành Tiêu chuẩn Chế biến Thủy sản (SPS) phiên bản 6.0, một tiêu chuẩn chứng nhận mới dành cho các nhà chế biến thủy sản trên toàn thế giới.
(vasep.com.vn) Theo dữ liệu từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), tháng 9/2024, xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador đã giảm 11% so với cùng kỳ năm trước, nguyên nhân chính do nhu cầu giảm từ các thị trường quan trọng ở châu Á.
(vasep.com.vn) Ngày 31/10/2024, Na Uy và Nga thiết lập hạn ngạch khai thác cá tuyết Đại Tây Dương và cá haddock tại Biển Barents cho năm 2025. Động thái này đã đẩy giá nguyên liệu đông lạnh H&G của cả 2 loài này lên mức cao kỷ lục, đặc biệt là từ các nhà cung cấp Nga, do người mua cố gắng đảm bảo nguồn cung trong bối cảnh sắp thiếu hụt vào năm 2025.
(vasep.com.vn) Mùa khai thác cá minh thái Alaska (mùa B) đã kết thúc thành công, mặc dù có khó khăn ban đầu tại vùng Vịnh Alaska (GOA).
Tuyệt đối tuân thủ quy trình nuôi, mật độ thả nuôi, quy trình xử lý nước thải, chất thải và tăng cường chế độ dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng cho cá. Sử dụng chế phẩm sinh học, men vi sinh, chế phẩm tăng cường chức năng của gan, thận, đường ruột cho cá.
Những năm qua, người nuôi cá tra ở An Giang đã đẩy mạnh liên kết với doanh nghiệp nhằm tiêu thụ sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh tế.
10 CEO nữ được chọn đáp ứng nhiều tiêu chí như tạo ra thay đổi tích cực, để lại dấu ấn cá nhân và có tinh thần lãnh đạo truyền cảm hứng.
(vasep.com.vn) Bộ Thương mại và Thủy sản Na Uy đã công bố mức tăng đáng kể đối với hạn ngạch cua tuyết vào năm 2025, nâng tổng sản lượng được phép đánh bắt lên 12.725 tấn.
(vasep.com.vn) Sự sụt giảm mạnh trong doanh số bán mực ống illex đã góp phần vào sự giảm 15% của xuất khẩu thủy sản của Argentina, chỉ đạt 45.200 tấn vào tháng 9/2024.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn