Hội nghị thượng đỉnh kéo dài 5 ngày, tổ chức tại Lisbon đã tập trung vào chia sẻ khoa học và dữ liệu nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng đại dương do biến đổi khí hậu, lạm thác, mất đa dạng sinh học và ô nhiễm.
Các quốc gia và các bên liên quan khác như các nhà hoạch định chính sách, các nhà khoa học và các nhóm môi trường đều nhất trí về sự cấp thiết phải bảo vệ môi trường.
Các đại dương rất quan trọng trong việc làm chất đệm làm giảm biến đổi khí hậu, hấp thụ 90% nhiệt lượng dư thừa do hoạt động con người tạo ra. Nhưng họ đang gặp khó khăn, kể từ năm 1993, tốc độ ấm lên của đại dương đã tăng gấp đôi, dẫn đến việc tẩy trắng rạn san hô, dịch chuyển quần thể cá, suy giảm đa dạng sinh học và axit hoá đại dương tác động tiêu cực đến các loài động vật có vỏ.
Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản và Đại dương (DFO) Canada cho biết, cộng đồng toàn cầu phải cùng nhau để xoay chuyển tình hình của các đại dương. Và ông nhấn mạnh rằng biến đổi khí hậu là thách thức của cả cuộc đời, trong đó các đại dương khoẻ mạnh là một phần của giải pháp quan trọng.
Nhưng các vấn đề đại dương không phải là trọng tâm duy nhất của hợp tác quốc tế. Mà hợp tác quốc tế còn cần phải đề cập đến tầm quan trọng của đại dương đối với cộng đồng và sự đa dạng của các hoạt động kinh tế từ sản xuất lương thực đến du lịch khiến chúng trở nên vô cùng quan trọng đối với tương lai của loài người.
Tại cuộc họp, Canada ủng hộ các ưu tiên như phát triển bền vững nghề cá và cam kết toàn cầu nhằm bảo vệ 30% diện tích biển vào năm 2030 song song với phát triển kinh tế xanh.
Canada cùng với Vương quốc Anh, Mỹ, Iceland, với một số nhà khoa học và nhóm bảo vệ đại dương đã đồng thuận trong việc chống khai thác bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) tại các vùng biển ngoài khơi.
Mối đe doạ từ các hoạt động đánh bắt IUU là rất lớn, chiếm 30% hoạt động đánh bắt trên toàn cầu và lấy đi 26 triệu tấn hải sản từ các vùng biển quốc tế mỗi năm.
DFO cho biết nguồn lợi thuỷ sản có giá trị của Canada, bao gồm cá hồi và cá ngừ, di cư ra ngoài ranh giới quốc gia vào các vùng biển quốc tế, nơi có nguy cơ đánh bắt IUU ngày càng tăng.
Cam kết của Liên minh Hành động chống đánh bắt IUU cam kết các thành viên thực hiện các thoả thuận toàn cầu nhằm ngăn chặn đánh bắt bất hợp pháp, tăng cường giám sát, kiểm soát và hạn chế các hoạt động đánh bắt bất hợp pháp, đồng thời khuyến khích tính minh bạch và chia sẻ dữ liệu.
Tại hội nghị, Canada cũng chia sẻ thông tin về công nghệ và phương pháp mà nước này đang sử dụng để theo dõi đánh bắt IUU, chẳng hạn như chương trình “Phát hiện tàu tối”, sử dụng dữ liệu vệ tinh để giúp các quốc gia ven biển nhỏ hơn, chẳng hạn như Ecuador, theo dõi hoạt động đánh bắt bất hợp pháp ở các khu vực đáng lo ngại như Quần đảo Galápagos.
Là thành viên của Liên minh Đại dương Toàn cầu, Canada cũng khuyến khích các quốc gia khác thực hiện cam kết để thiết lập các khu vực bảo tồn biển (MPAs), bảo tồn 30% diện tích biển vào năm 2030.
Trong khi, DFO phải đối mặt với những lời chỉ trích từ một số quốc gia từ Bờ Tây đang mệt mỏi chờ đợi Chính phủ liên bang thành lập các khu MPA. Quy trình thành lập MPA tích hợp mô hình bảo tồn do người bản địa lãnh đạo trong khuôn khổ quản lý nghề cá của DFO, điều này đã gây ra sự chậm trễ tạm thời.
Bộ trưởng hy vọng sẽ đưa ra một thông báo liên quan đến mạng lưới Khu bảo tồn Biển Thềm phía Bắc ở Bờ Tây trước tháng Hai. Đó là khi Vancouver sẽ tổ chức Đại hội các khu bảo tồn biển quốc tế lần thứ 5 (IMPAC5), một hội nghị đã được Liên hợp quốc thông qua, nơi các bên liên quan, nhà khoa học và nhà hoạch định chính sách sẽ xây dựng đường cơ sở cho các thông số quốc tế và biện pháp bảo vệ cho các khu MPA.
Cơ quan Đại diện thương mại Mỹ (USTR) đề xuất thu phí mới lên đến 1 triệu đô la cho mỗi chuyến tàu ghé cảng ở Mỹ của các hãng vận tải biển của Trung Quốc. Các hãng không phải của Trung Quốc cũng đối mặt các mức phí cao mới khi ghé cảng của Mỹ nếu đội tàu của họ có bất kỳ tàu nào được đóng tại Trung Quốc.
(vasep.com.vn) Chính phủ Peru đã ban hành một quy định mới nhằm bảo vệ ngư dân thủ công bị ảnh hưởng bởi những lo ngại về tính bền vững của nghề đánh bắt mực ống lớn (pota) của Peru.
Đó là mô hình của Hợp tác xã (HTX) thủy sản “sông trong ao” Hải Đăng (xã Thanh Sơn, thị xã Kim Bảng). Từ diện tích nuôi trồng ban đầu 4,2 ha, với 4 bể nuôi cá theo công nghệ “sông trong ao” tiên tiến, đến nay, quy mô sản xuất của HTX đã mở rộng trên 10 ha.
(vasep.com.vn) Các nhà chế biến hải sản Trung Quốc đã đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm có giá trị gia tăng vào năm 2024, ngay cả khi tiêu dùng trong nước suy yếu, giúp quốc gia này mở rộng thặng dư thương mại. Xuất khẩu tăng 0,5% lên 19,5 tỷ USD, trong khi nhập khẩu giảm 5,2% xuống 18,2 tỷ USD, đánh dấu sự thay đổi trong động lực thương mại của thị trường hải sản lớn nhất thế giới. Theo số liệu hải quan, khối lượng nhập khẩu giảm 3,6% xuống 4,50 triệu tấn, trong khi xuất khẩu tăng vọt 12,4% lên 4,08 triệu tấn.
(vasep.com.vn) Ecuador đã sẵn sàng vận chuyển lô hàng cá ngừ đóng hộp đầu tiên sang Trung Quốc, được hưởng lợi từ thỏa thuận thương mại có hiệu lực vào ngày 1 tháng 5 năm 2024. Theo Gustavo Caceres, chủ tịch Phòng Thương mại Ecuador-Trung Quốc, một sự kiện chính thức đã được tổ chức tại Bắc Kinh vào ngày 14 tháng 2 để đánh dấu cột mốc quan trọng này. Một thỏa thuận thương mại mới cho phép cá ngừ Ecuador vào thị trường Trung Quốc với mức thuế bằng 0, giảm so với mức thuế 5% trước đó.
(vasep.com.vn) Xuất khẩu tôm Việt Nam mở đầu năm 2025 tăng 28% đạt kim ngạch 311 triệu USD.
Ông Đỗ Đức Duy được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm làm Bộ trưởng Nông nghiệp và Môi trường.
(vasep.com.vn) Trong giai đoạn từ năm 2015 đến 2024, các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam đã chứng kiến sự thay đổi đáng kể trong thứ hạng và sự biến động trong chiến lược phát triển, mức độ cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh. Điều này thể hiện rõ qua sự thay đổi về kim ngạch xuất khẩu và tỷ lệ đóng góp vào tổng xuất khẩu cá tra trong nước của các doanh nghiệp trong Top 5.
(vasep.com.vn) Một nhà cung cấp hải sản có trụ sở tại Newfoundland và Labrador đã chia sẻ những lời khuyên hữu ích cho các doanh nghiệp Canada muốn mở rộng vào thị trường hải sản châu Âu, khi các sản phẩm của Canada đối mặt với nguy cơ bị áp thuế tại Hoa Kỳ.
(vasep.com.vn) Theo báo cáo "Xu hướng thị trường cá EU" mới được công bố bởi Tổng cục Hàng hải và Thủy sản thuộc Ủy ban Châu Âu vào cuối tháng 12, dữ liệu khảo sát các hộ gia đình ở các quốc gia thành viên EU cho thấy sự đa dạng trong lựa chọn cá và hải sản mà người tiêu dùng mua tại các cửa hàng bán lẻ, chợ và các nền tảng trực tuyến. Báo cáo không chỉ bao gồm cá tươi mà còn cả hải sản đông lạnh và chế biến sẵn.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn