Đánh bắt bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) cản trở sự bền vững của các loài hải sản quý của đại dương, gây thiệt hại hàng tỷ đô la mỗi năm cho các chính phủ, cộng đồng ven biển và ngư dân tuân thủ pháp luật, và gây thiệt hại nghiêm trọng cho môi trường biển. Mặc dù những tiến bộ trong việc theo dõi tàu qua vệ tinh và các yêu cầu pháp lý về nhận dạng tàu đã giúp giảm đánh bắt IUU, đặc biệt là xung quanh quyền sở hữu tàu và người chịu trách nhiệm cuối cùng đối với các hoạt động của tàu.
Chủ sở hữu hợp pháp của một con tàu là cá nhân hoặc công ty sở hữu giấy phép và giấy đăng ký của con tàu, nhưng pháp nhân đó thường chỉ nhận được thanh toán danh nghĩa từ chủ tàu thực tế, được gọi là chủ sở hữu thụ hưởng cuối cùng (UBO). UBO là điểm cuối cùng của chuỗi sở hữu. Thường có nhiều tầng lớp người và công ty ở giữa người sở hữu hợp pháp và UBO, và có thể có nhiều chủ sở hữu có lợi. Các nhà chức trách và những người theo dõi hoạt động đánh bắt thường gặp rất nhiều khó khăn trong việc xác định UBO là ai, đặc biệt là trong các trường hợp – chẳng hạn như đánh bắt IUU – mà người đó hoặc những người không muốn được xác định.
Những người che dấu quyền sở hữu của họ không hẳn là tội phạm, nhưng sự mập mờ của UBO, có thể làm cho những nhà điều tra tài chính lúng túng, đã giúp nhiều thủ phạm đánh bắt IUU trốn tránh được sự trừng phạt của pháp luật. Và mặc dù 83 quốc gia, bao gồm cả Mỹ, đã có luật quy định về việc đăng ký quyền sở hữu tàu, nhưng thông tin đó không phải lúc nào cũng có sẵn cho các cơ quan chức năng, chứ đừng nói đến việc công khai, hay thậm chí được xác minh khi được đệ trình, làm phức tạp thêm việc điều tra và truy tố hành vi đánh bắt bất hợp pháp.
Trong nhiều trường hợp, tiền phạt hay hình thức phạt được đánh vào thuyền viên, thuyền trưởng và chủ sở hữu hợp pháp của một con tàu, chứ không phải người trục lợi cuối cùng. UBO hiếm khi bị phạt và thường có thể tiếp tục vi phạm pháp luật mà không bị phạt. Và các thực thể che dấu chủ sở hữu thụ hưởng của họ cũng có nhiều khả năng bị liên quan tới các hành vi bất hợp pháp khác, bao gồm trốn thuế và tham nhũng. Trong ngành công nghiệp đánh bắt, tàu có thể mang cờ của một quốc gia, do những người từ quốc gia thứ 2 điều khiển và đánh bắt trong vùng biển của quốc gia thứ 3, việc che giấu sở hữu thụ hưởng sẽ làm tăng thêm nhầm lẫn và tạo ra nhiều cơ hội hơn cho các hoạt động bất hợp pháp.
Thiếu quy tắc nhất quán, thiếu minh bạch về quyền sở hữu thụ hưởng gây ra những thách thức mới
Các quy định liên quan đến đăng ký sở hữu thụ hưởng đối với tàu khác nhau ở các quốc gia. Trong số các nước có một số loại hình đăng ký quyền sở hữu thụ hưởng đối với tàu, chỉ có 37 quốc gia yêu cầu thông tin về những chủ sở hữu đó được cập nhật thường xuyên và chỉ 6 quốc gia có bất kỳ loại đăng ký UBOs nào được công bố công khai. Việc xác định chủ sở hữu thụ hưởng cũng khác nhau giữa các quốc gia, với nhiều quốc gia phân loại họ là những người sở hữu 25% hoặc nhiều hơn 1 công ty, trong khi một số ít (chẳng hạn như Ecuador) yêu cầu một người sở hữu một hoặc nhiều cổ phiếu được niêm yết.
Tuy nhiên, việc đăng ký quyền sở hữu có lợi không tự động giúp tăng tính minh bạch trong ngành thuỷ sản. Thông tin UBO hiếm khi được thu thập trong quá trình cấp phép hoặc đăng ký tàu. Trên thực tế, thông tin về quyền sở hữu chỉ chủ sở hợp pháp mới được thu thập.
Các chuyên gia minh bạch trên khắp thế giới ủng hộ việc đăng ký quyền sở hữu thụ hưởng như một phần của hệ thống quản lý tài chính. Nhưng mặc dù đây là một nhiệm vụ khó khăn đối đặt ra đối với nhiều chính phủ, các quốc gia có cơ quan đăng ký hiện có thể thực hiện các bước cơ bản để tăng cường các quy định của mình và áp dụng chúng vào quản lý nghề cá.
Đầu tiên, các chính phủ này phải yêu cầu thông tin về UBO bất cứ khi nào họ cấp quốc tịch cho tàu và bất cứ khi nào tàu xin giấy phép đánh bắt hải sản trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia đó. Thông tin UBO đó cũng nên được công bố rộng rãi thông qua các cơ quan đăng ký và các trang web theo dõi tàu. Hơn nữa, các tổ chức quản lý nghề cá khu vực nên yêu cầu UBO cung cấp thông tin khi cho phép các tàu đánh bắt cá trong ranh giới của họ.
Biết được chủ sở hữu thụ hưởng cuối cùng của tàu đánh bắt là một phần quan trọng trong việc ngăn chặn đánh bắt IUU và giúp các chính phủ biết được ai đang thu lợi, và chịu trách nhiệm về mặt pháp lý, từ việc đánh bắt trong vùng biển của họ. Các cơ quan đăng ký UBO hiện tại nên được mở rộng và phải yêu cầu thông tin này tại nhiều quốc gia hơn và cung cấp cho công chúng.
Thông qua việc theo dõi UBO, các nhà quản lý nghề cá và các quan chức thực thi có thể vén bức màn về ngành đánh bắt nổi tiếng không rõ ràng và giảm khả năng hoạt động bất hợp pháp liên quan tới việc che dấu quyền sở hữu tàu.
Cơ quan Đại diện thương mại Mỹ (USTR) đề xuất thu phí mới lên đến 1 triệu đô la cho mỗi chuyến tàu ghé cảng ở Mỹ của các hãng vận tải biển của Trung Quốc. Các hãng không phải của Trung Quốc cũng đối mặt các mức phí cao mới khi ghé cảng của Mỹ nếu đội tàu của họ có bất kỳ tàu nào được đóng tại Trung Quốc.
(vasep.com.vn) Chính phủ Peru đã ban hành một quy định mới nhằm bảo vệ ngư dân thủ công bị ảnh hưởng bởi những lo ngại về tính bền vững của nghề đánh bắt mực ống lớn (pota) của Peru.
Đó là mô hình của Hợp tác xã (HTX) thủy sản “sông trong ao” Hải Đăng (xã Thanh Sơn, thị xã Kim Bảng). Từ diện tích nuôi trồng ban đầu 4,2 ha, với 4 bể nuôi cá theo công nghệ “sông trong ao” tiên tiến, đến nay, quy mô sản xuất của HTX đã mở rộng trên 10 ha.
(vasep.com.vn) Các nhà chế biến hải sản Trung Quốc đã đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm có giá trị gia tăng vào năm 2024, ngay cả khi tiêu dùng trong nước suy yếu, giúp quốc gia này mở rộng thặng dư thương mại. Xuất khẩu tăng 0,5% lên 19,5 tỷ USD, trong khi nhập khẩu giảm 5,2% xuống 18,2 tỷ USD, đánh dấu sự thay đổi trong động lực thương mại của thị trường hải sản lớn nhất thế giới. Theo số liệu hải quan, khối lượng nhập khẩu giảm 3,6% xuống 4,50 triệu tấn, trong khi xuất khẩu tăng vọt 12,4% lên 4,08 triệu tấn.
(vasep.com.vn) Ecuador đã sẵn sàng vận chuyển lô hàng cá ngừ đóng hộp đầu tiên sang Trung Quốc, được hưởng lợi từ thỏa thuận thương mại có hiệu lực vào ngày 1 tháng 5 năm 2024. Theo Gustavo Caceres, chủ tịch Phòng Thương mại Ecuador-Trung Quốc, một sự kiện chính thức đã được tổ chức tại Bắc Kinh vào ngày 14 tháng 2 để đánh dấu cột mốc quan trọng này. Một thỏa thuận thương mại mới cho phép cá ngừ Ecuador vào thị trường Trung Quốc với mức thuế bằng 0, giảm so với mức thuế 5% trước đó.
(vasep.com.vn) Xuất khẩu tôm Việt Nam mở đầu năm 2025 tăng 28% đạt kim ngạch 311 triệu USD.
Ông Đỗ Đức Duy được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm làm Bộ trưởng Nông nghiệp và Môi trường.
(vasep.com.vn) Trong giai đoạn từ năm 2015 đến 2024, các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam đã chứng kiến sự thay đổi đáng kể trong thứ hạng và sự biến động trong chiến lược phát triển, mức độ cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh. Điều này thể hiện rõ qua sự thay đổi về kim ngạch xuất khẩu và tỷ lệ đóng góp vào tổng xuất khẩu cá tra trong nước của các doanh nghiệp trong Top 5.
(vasep.com.vn) Một nhà cung cấp hải sản có trụ sở tại Newfoundland và Labrador đã chia sẻ những lời khuyên hữu ích cho các doanh nghiệp Canada muốn mở rộng vào thị trường hải sản châu Âu, khi các sản phẩm của Canada đối mặt với nguy cơ bị áp thuế tại Hoa Kỳ.
(vasep.com.vn) Theo báo cáo "Xu hướng thị trường cá EU" mới được công bố bởi Tổng cục Hàng hải và Thủy sản thuộc Ủy ban Châu Âu vào cuối tháng 12, dữ liệu khảo sát các hộ gia đình ở các quốc gia thành viên EU cho thấy sự đa dạng trong lựa chọn cá và hải sản mà người tiêu dùng mua tại các cửa hàng bán lẻ, chợ và các nền tảng trực tuyến. Báo cáo không chỉ bao gồm cá tươi mà còn cả hải sản đông lạnh và chế biến sẵn.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn