Thật không may, việc thực hiện lỏng lẻo các Luật thuỷ sản đã tạo điều kiện cho hoạt động đánh bắt IUU (hoạt động đánh bắt bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định) không suy giảm, dẫn đến sự sụt giảm lớn trữ lượng hải sản. Các mối quan tâm về môi trường, chủ yếu tập trung vào việc cứu hệ sinh thái và kiểm soát biến đổi khí hậu, là cơ sở để thay đổi chính sách nhằm ngăn chặn đánh bắt IUU.
Tuy nhiên, cần phải nhìn nhận đánh bắt IUU từ góc độ nhân quyền, đặc biệt là tác động không thể thay đổi của nó đối với cộng đồng nghèo ven biển của các quốc gia bị ảnh hưởng.
Nhắc đến Tây Phi là nhắc tới cướp biển, đặc biệt là ở khu vực vịnh Guinea, nơi đã nhận được nhiều sự quan tâm của các tổ chức hàng hải và Liên hợp quốc (UN).
Trong cuộc họp gần đây của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (UNSC) về an ninh hàng hải, một trong những nhà nghiên cứu hàng hải nổi tiếng Tây Phi, Tiến sĩ Ifesinachi Okafor cho biết việc không tính chi phí nhân công trong hoạt động đánh bắt IUU đã khiến nạn cướp biển được chú ý nhiều hơn việc tước đoạt chi phí nghề cá của các tàu nước ngoài.
Tiến sĩ Okafor cho biết, trong 50 năm qua, Châu Phi đã thiệt hại hơn 200 tỷ USD do các tàu liên kết với nước ngoài để đánh bắt bất hợp pháp. Hoạt động đánh bắt bất hợp pháp diễn ra rộng rãi tới mức chiếm từ 40-60% sản lượng đánh bắt hợp pháp của các nước Tây Phi. Ngược lại, thiệt hại kinh tế do cướp biển trong 20 năm qua không lên tới 20 tỷ USD. Tác động của môi trường cũng không ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế của hàng triệu con người. Tuy nhiên hơn 30 nghị quyết của UNSC và tuyên bố của Tổng thống đã được ban hành về nạn cướp biển ở vịnh Aden và Guinea từ năm 2008. Các đối tác nước ngoài đã đầu tư hàng triệu USD để giải quyết nạn cướp biển, đồng thời đầu tư hàng tỷ USD để cho phép tàu đánh cá của họ đánh bắt nguồn lợi hải sản đang bị cạn kiệt ở Châu Phi.
Phát biểu tại cuộc tranh luận, Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken đồng tình rằng cuộc tranh luận về cướp biển cũng giống hoạt động đánh bắt IUU. Ông cho rằng chúng ta phải phối hợp toàn diện và như nhau đối với các mối đe doạ khác như an ninh và an toàn hàng hải. Điều này bao gồm hoạt động đánh bắt IUU, hoạt động làm suy yếu tính bền vững của nguồn lợi hải sản, phá vỡ các biện pháp quản lý và bảo tồn xanh, và vi phạm quyền chủ quyền của các quốc gia ven biển và thường đi đôi với việc sử dụng lao động cưỡng bức và các hoạt động bất hợp pháp khác.
Vào tháng 8, Quỹ Công lý Môi trường (EJF) đã công bố một báo cáo dữ liệu sơ cấp mà tổ chức này đã thu thập được về quyền kinh tế xã hội của cộng đồng ngư dân quy mô nhỏ ở Ghana. Trọng tâm là các tác động của hoạt động đánh bắt IUU đối với quyền con người của các ngư dân đánh bắt thủ công.
Ghana là một trong những nước có tỷ lệ phụ thuộc vào hải sản cao nhất ở Châu Phi, hải sản cung cấp tới 60% lượng protein động vật và mức tiêu thụ hải sản bình quân theo đầu người hàng năm ước tính đạt 28kg. Ngoài ra, nghề cá biển của Ghana cung cấp sinh kế cho khoảng 2,5 đến 3 triệu người dọc theo chuỗi giá trị, chiếm khoảng 10% dân số của nước này.
Mặc dù nghề cá thủ công là trụ cột kinh tế quan trọng tại Ghana, nhưng ngày này đang trong tình trạng nguy cấp với các tác động kinh tế xã hội nghiêm trọng đối với cộng đồng ngư dân quy mô nhỏ. Các ngư dân đánh bắt thủ công của Ghana dựa vào việc đánh bắt cá nổi nhỏ, chủ yếu là cá trích, thường được gọi là “cá của nhân dân” do vai trò quan trọng của chúng đối với an ninh lương thực và sinh kế địa phương.
Một phần nguyên nhân là do các tàu đánh lưới công nghiệp đã làm sản lượng đánh bắt các loài cá nhỏ giảm mạnh. Được thúc đẩy bởi hoạt động buôn bán sinh lời tại địa phương, những người đánh cá đi vào các khu vực bị cấm và sửa đổi bất hợp pháp các ngư cụ của họ để đánh bắt cá trích, loại cá đang có nhu cầu tiêu thụ cao tại địa phương. Một phần lớn sản lượng đánh bắt được dành cho hoạt động buôn bán “saiko” bất hợp pháp, nơi những tàu đánh lưới chuyển hải sản đánh bắt trên biển sang các cano nhỏ chuyên dụng để cập cảng Ghana. Ước tính của EJF về hoạt động thương mại “saiko” trong năm 2017 cho thấy đã có 100.000 tấn hải sản được giao dịch với giá trị khoảng 50 triệu USD. Tỷ lệ hải sản chưa đạt kích cỡ thương mại bị đánh bắt thông qua hoạt động này ước tính là 67% và trong một số trường hợp cực đoan đã lên tới 100%.
Các nhà khoa hoc đã dự đoán ngành đánh bắt cá hồi nhỏ sẽ sụp đổ trong vòng 1 thập kỷ tới, và FAO đang khuyến nghị đóng cửa ngư trường đánh bắt cá trích đang được chia sẻ bởi Bờ Biển Ngà, Ghana, Togo và Benin để cho phép quần thể hải sản hồi phục.
Điều này phải trả giá bằng việc giảm thu nhập và gia tăng đói nghèo tại các công đồng ven biển của Ghana. Theo báo cáo của EJF, khoảng 90% ngư dân và các nhà chế biến tham gia khảo sát cho thấy thu nhập của họ đã giảm trong 5 năm qua. Khoảng 70% trong số này báo cáo rằng ngư cụ của họ bị hư hại bởi các tàu đánh bắt công nghiệp.
Do đó, các ngư dân đã và đang phải ra ngoài khơi xa để tìm nguồn hải sản, vượt ra ngoài phạm vi vùng loại trừ (IEZ) 6 hải lý, nhưng vẫn có những ngày họ không đánh bắt được gì.
Cộng đồng ngư dân ven biển bị thiệt thòi và dễ bị tổn thương này đã thêm vào ma trận của cướp biển vịnh Guines và những cuộc vượt biển thảm khốc tới Châu Âu qua Địa Trung Hải và Bắc Đại Tây Dương.
Cơ quan Đại diện thương mại Mỹ (USTR) đề xuất thu phí mới lên đến 1 triệu đô la cho mỗi chuyến tàu ghé cảng ở Mỹ của các hãng vận tải biển của Trung Quốc. Các hãng không phải của Trung Quốc cũng đối mặt các mức phí cao mới khi ghé cảng của Mỹ nếu đội tàu của họ có bất kỳ tàu nào được đóng tại Trung Quốc.
(vasep.com.vn) Chính phủ Peru đã ban hành một quy định mới nhằm bảo vệ ngư dân thủ công bị ảnh hưởng bởi những lo ngại về tính bền vững của nghề đánh bắt mực ống lớn (pota) của Peru.
Đó là mô hình của Hợp tác xã (HTX) thủy sản “sông trong ao” Hải Đăng (xã Thanh Sơn, thị xã Kim Bảng). Từ diện tích nuôi trồng ban đầu 4,2 ha, với 4 bể nuôi cá theo công nghệ “sông trong ao” tiên tiến, đến nay, quy mô sản xuất của HTX đã mở rộng trên 10 ha.
(vasep.com.vn) Các nhà chế biến hải sản Trung Quốc đã đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm có giá trị gia tăng vào năm 2024, ngay cả khi tiêu dùng trong nước suy yếu, giúp quốc gia này mở rộng thặng dư thương mại. Xuất khẩu tăng 0,5% lên 19,5 tỷ USD, trong khi nhập khẩu giảm 5,2% xuống 18,2 tỷ USD, đánh dấu sự thay đổi trong động lực thương mại của thị trường hải sản lớn nhất thế giới. Theo số liệu hải quan, khối lượng nhập khẩu giảm 3,6% xuống 4,50 triệu tấn, trong khi xuất khẩu tăng vọt 12,4% lên 4,08 triệu tấn.
(vasep.com.vn) Ecuador đã sẵn sàng vận chuyển lô hàng cá ngừ đóng hộp đầu tiên sang Trung Quốc, được hưởng lợi từ thỏa thuận thương mại có hiệu lực vào ngày 1 tháng 5 năm 2024. Theo Gustavo Caceres, chủ tịch Phòng Thương mại Ecuador-Trung Quốc, một sự kiện chính thức đã được tổ chức tại Bắc Kinh vào ngày 14 tháng 2 để đánh dấu cột mốc quan trọng này. Một thỏa thuận thương mại mới cho phép cá ngừ Ecuador vào thị trường Trung Quốc với mức thuế bằng 0, giảm so với mức thuế 5% trước đó.
(vasep.com.vn) Xuất khẩu tôm Việt Nam mở đầu năm 2025 tăng 28% đạt kim ngạch 311 triệu USD.
Ông Đỗ Đức Duy được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm làm Bộ trưởng Nông nghiệp và Môi trường.
(vasep.com.vn) Trong giai đoạn từ năm 2015 đến 2024, các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam đã chứng kiến sự thay đổi đáng kể trong thứ hạng và sự biến động trong chiến lược phát triển, mức độ cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh. Điều này thể hiện rõ qua sự thay đổi về kim ngạch xuất khẩu và tỷ lệ đóng góp vào tổng xuất khẩu cá tra trong nước của các doanh nghiệp trong Top 5.
(vasep.com.vn) Một nhà cung cấp hải sản có trụ sở tại Newfoundland và Labrador đã chia sẻ những lời khuyên hữu ích cho các doanh nghiệp Canada muốn mở rộng vào thị trường hải sản châu Âu, khi các sản phẩm của Canada đối mặt với nguy cơ bị áp thuế tại Hoa Kỳ.
(vasep.com.vn) Theo báo cáo "Xu hướng thị trường cá EU" mới được công bố bởi Tổng cục Hàng hải và Thủy sản thuộc Ủy ban Châu Âu vào cuối tháng 12, dữ liệu khảo sát các hộ gia đình ở các quốc gia thành viên EU cho thấy sự đa dạng trong lựa chọn cá và hải sản mà người tiêu dùng mua tại các cửa hàng bán lẻ, chợ và các nền tảng trực tuyến. Báo cáo không chỉ bao gồm cá tươi mà còn cả hải sản đông lạnh và chế biến sẵn.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn