Tuy nhiên, nguồn cá đang dần cạn kiệt, gây khó khăn về kinh tế, và gia tăng do đó thúc đẩy tình trạng di cư bất thường sang châu Âu. Lí do bao gồm: việc gia tăng các tàu đánh cá nước ngoài trong vùng biển trong khu vực, các thỏa thuận nghề cá không đồng đều với nước ngoài, luật pháp yếu kém và việc thực thi pháp luật kém.
Các nước Tây Phi nên hợp tác cùng nhau để đảm bảo sự công bằng trong thỏa thuận nghề cá; đầu tư vào việc giám sát để ngăn chặn việc đánh bắt trái phép; và thực hiện các chính sách bảo vệ tốt hơn hệ sinh thái biển.
Theo Tổ chức Di cư Quốc tế của Liên hợp quốc (IOM), từ năm 2017 đến năm 2023, hơn 900.000 người di cư đã đến châu Âu bất thường bằng đường biển và đường bộ qua Ý, Tây Ban Nha, Hy Lạp, Malta và Síp. Ước tính 26% trong số này đến từ Tây và Trung Phi. Nhiều người trong số đó phải quay lại nhà hoặc bỏ mạng trên đường đi.
Từ tháng 1 đến tháng 3 năm nay, 532 người đã mất tích khi cố gắng vượt Đại Tây Dương và Địa Trung Hải do đuối nước, mất nước hoặc hạ thân nhiệt.
Theo Tổ chức Hỗ trợ Người lao động nghề cá (ICSF), việc đánh bắt cá bất hợp pháp đã khiến hơn 300.000 người mất việc làm thủ công hoặc truyền thống ở Tây Phi. Họ buộc phải tìm việc làm ở lĩnh vực khác hoặc ở nước ngoài.
Đại dịch Covid-19 đã làm trầm trọng thêm tình trạng di cư bất thường. Có gần 25 triệu người không đủ lương thực, cao hơn 34% so với năm 2020.
Năm 2005 và 2006, trữ lượng cá ở Sénégal đã sụt giảm. Kết quả là gần 36.000 người Tây Phi đã trốn sang Quần đảo Canary để vào châu Âu.
Ngành thủy sản chiếm 10,2% xuất khẩu của Sénégal và tạo ra doanh thu 400 triệu USD vào năm 2021. Sénégal tạo ra 53.000 việc làm nghề cá và hơn nửa triệu người phụ thuộc vào nghề cá. Việc đánh bắt quá mức, ô nhiễm và biến đổi khí hậu là những mối đe dọa lớn nhất đối với thị trường việc làm trong ngành.
Các quốc gia phải đầu tư vào việc giám sát các đại dương, phát triển các chính sách phát triển bền vững có khả năng tạo ra việc làm lâu dài. Ngư nghiệp cần đầu tư lớn, bao gồm trợ cấp để giúp ngư dân địa phương có thuyền và kho chứa.
Các nước Tây Phi đã phát triển các chính sách thủy sản mạnh mẽ nhằm đảm bảo tương lai cho ngư dân địa phương.
Gambia đã đảm bảo ít nhất 30% tổng số vị trí lao động lành nghề trên tàu đánh cá, hun khói cá và các hình thức chế biến khác.
Tuy nhiên, các quốc gia cũng cần phải ngừng ký kết các hiệp định có nguy cơ gây nguy hiểm cho nguồn cá trong khu vực.
Ngày 28/11/2024, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Trần Thành Nam đã ký ban hành Thông tư 17/2024/TT-BNNPTNT về việc sửa đổi, bổ sung một số Thông tư quy định thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện bảo đảm ATTP thuộc phạm vi quản lý của Bộ NN&PTNT.
(vasep.com.vn) Theo Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Hoa Kỳ (NOAA), ngư dân đã cập cảng được hơn 13,6 triệu pao sò điệp trong 8 tháng đầu của vụ khai thác 2024-2025, tính đến ngày 11/12. Con số này chỉ bằng 56,39% trong tổng số 24,2 triệu pao số lượng dự kiến cập bến hằng năm (APL).
(vasep.com.vn) Nghị viện Châu Âu đang chuẩn bị để thiết lập lại các thỏa thuận an ninh và thương mại với Anh vào năm tới, sau khi nước này rời khỏi EU vào đầu năm 2020.
(vasep.com.vn) Tối 23-12, tại TP HCM, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) tổ chức "Lễ Mừng xuất khẩu thủy sản đạt 10 tỉ USD năm 2024". VASEP đã vinh danh 49 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản xuất sắc năm 2024.
Tối 23/12, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) tổ chức "Lễ mừng xuất khẩu thủy sản đạt 10 tỷ USD năm 2024" tại TP.HCM. Đây là lần thứ 2 (sau năm 2022), VASEP tổ chức hoạt động này nhằm nhìn lại kết quả và hướng tới những mục tiêu cao hơn trong năm 2025.
(vasep.com.vn) Nghề lưới kéo bị đình chỉ tại các cảng lớn của Tây Ban Nha khi hàng trăm người tụ tập bên ngoài Ủy ban Châu Âu tại Madrid.
(vasep.com.vn) Sáng ngày 23/12/2024, VASEP đã tổ chức thành công Hội nghị "Đánh giá 01 năm hoạt động của CLB surimi và bột cá VASEP". Tham dự Hội nghị có ông Trần Đình Luân - Cục trưởng Cục Thủy sản, bà Đoàn Phương Lan - Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Kinh tế Bộ Ngoại giao, ông Nguyễn Thành Duy - Phó Vụ trưởng Vụ Trung Đông - Châu Phi Bộ Ngoại giao, ông Nguyễn Đình Thụ - Chi Cục trưởng Chi Cục Chất lượng, Chế biến và phát triển Thị trường khu vực Nam bộ, đại diện Sở NN&PTNT một số tỉnh thành và các DN thành viên CLB,...
(vasep.com.vn) Tại Lễ mừng xuất khẩu thủy sản đạt 10 tỷ USD do VASEP tổ chức ngày 23/12/2024, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng đã có bài phát biểu chúc mừng VASEP và các doanh nghiệp thành viên về những thành tựu ấn tượng đã đạt được trong năm 2024. Thứ trưởng cũng nêu ra những yêu cầu đặt ra của ngành thủy sản trong bối cảnh hiện tại. Dưới đây là nội dung bài phát biểu của Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng tại buổi lễ.
Tối 23-12, tại TP HCM, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) tổ chức "Lễ Mừng xuất khẩu thủy sản đạt 10 tỉ USD năm 2024".
(vasep.com.vn) Tây Ban Nha được đánh giá là quốc gia dẫn đầu về nuôi trồng thủy sản ở cấp độ châu Âu. Bà Aurora de Blas, Tổng Giám đốc Quản lý Thủy sản và Nuôi trồng Thủy sản, đã nhấn mạnh tầm quan trọng của hoạt động này đối với nền kinh tế Tây Ban Nha, góp phần tạo việc làm và đảm bảo an ninh lương thực.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn