Các hãng vận tải container lại báo tăng phí

Sản xuất 13:00 15/05/2021 Bảo Ngọc
Mặc doanh nghiệp kêu ca, phí vận tải biển sau khi tăng như vũ bão, các hãng tàu lại tiếp tục thông báo tăng phí tiếp trong bối cảnh đại dịch Covid-19 gây khủng hoảng tại nhiều nước trên thế giới.

Tăng hầu hết các tuyến huyết mạch 

Ngày 11.5, trên trang Container News thông tin, các hãng vận tải container châu Âu tăng phí trên toàn thế giới. Cụ thể, 3 trong số các hãng vận tải container lớn nhất thế giới đã phát thông báo đến khách hàng về đợt tăng cước phí vào cuối tháng 5 và đầu tháng 6 tới, mức tăng khoảng 400-800 USD/container. Cụ thể, hãng tàu biển của Đức Hapag-Lloyd thông báo phụ phí Tăng giá chung (General Rate Increase - GRI) trên các tuyến từ Đông Á (trong đó có Việt Nam) đến Mỹ và Canada sẽ tăng từ ngày 15.5 tới. Mức tăng này áp dụng cho tất cả các container hàng khô, hàng lạnh, container bồn… với 960 USD/container 20’ và 1.200 USD/cont. 40’. Ngoài ra, hãng tàu CMA CGM cũng thông báo tăng giá cước vận chuyển hàng hóa các loại (FAK) mới, có hiệu lực từ giữa tháng 5 trên nhiều tuyến đường từ Somali đến Bắc Âu, Địa Trung Hải, Biển Đen, Ấn Độ và Pakistan… và áp tăng phí hàng khô, hàng vượt khổ (OOG) và hàng đứt gãy từ cảng Beira (Mozambique) đến châu Âu, Địa Trung Hải... từ ngày 23.5 tới. Rồi hãng tàu MSC tăng phụ phí mùa cao điểm mới, áp dụng từ ngày 18.5 với mức tăng 800 USD/container…

Như vậy có thể thấy, các loại phí hãng dự kiến tăng đều nằm trên các tuyến vận tải biển huyết mạch của thế giới. Ngày 11.5, thông tin trên các trang logistics quốc tế cho thấy, giá cước vận chuyển container theo hợp đồng được công bố trên Chỉ số vận tải hàng hóa container ở Trung Quốc (CCFI) vào cuối tuần trước đã ở mức kỷ lục mới với 2.074 điểm. Chỉ số này từng đạt đỉnh 2.072 điểm vào ngày 19.2.2021.

Từ giữa sau tháng 10.2020 đến nay, giá cước vận tải biển tăng nhanh, cao gấp 7-10 lần. Theo các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và các hiệp hội ngành nghề, giá cước tuyến Á - Âu tăng kỷ lục, lên đến 10.000 USD/container 40’, trong khi giá bình thường năm trước là từ 1.500 - 1.800 USD/cont. Dịch bệnh Covid-19 đã tạo ra những làn sóng địa chấn trong thương mại toàn cầu và hàng hóa được vận chuyển bằng tàu container nhiều hơn. Giá cước vận tải tăng đã khiến tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu giảm, tạo áp lực lớn cho doanh nghiệp, thậm chí một số công ty tuyên bố phá sản hoặc không thể xuất hàng được khi giá cước ăn hết vào giá vốn.

Đánh giá về khủng hoảng hàng hóa thời Covid-19 của Hội đồng vận tải thế giới (Mỹ) mới đây cho rằng, không ai có thể lường trước các mức giá cước đang gây căng thẳng cho mạng lưới vận tải container hiện nay, vì nhu cầu thay đổi không giống như bất kỳ thời kỳ nào trong quá khứ. Trao đổi với Thanh Niên, một số công ty logistics cho biết, chưa nhận được thông tin các hãng tàu sẽ tăng các loại phí tăng giá chung, phí mùa cao điểm… Tuy nhiên, “không sớm thì muộn”, chắc chắn sẽ tăng vì các đại diện hãng tàu luôn thu theo mức công ty mẹ nước ngoài đưa ra.

Lợi nhuận hãng tàu tăng gấp 26 lần

Tăng phí, lợi nhuận của các hãng tàu lại tăng kỷ lục, “xưa nay chưa từng có”. 

Báo cáo tài chính của loạt hãng tàu lớn trên thế giới trong quý 1 cho thấy, doanh thu và lợi nhuận của các hãng tàu này đều tăng khủng. Cụ thể, hết quý 1/2021, hãng tàu Cosco có lợi nhuận tăng 26 lần so cùng kỳ năm ngoái, đạt 2,71 tỉ USD nhờ sự phục hồi mạnh của ngành vận chuyển container. Doanh thu của hãng này cũng tăng 80% (tương đương 9,87 tỉ USD), trong đó thu từ vận chuyển container tăng 82% (tương đương 9,67 tỉ USD). Tương tự, hãng tàu Maersk ước doanh thu đạt 12,4 tỉ USD và lợi nhuận ròng 3,1 tỉ USD trong quý 1, sản lượng vận chuyển bằng đường biển tăng 5,7% và giá cước bình quân tăng 35% so với cùng kỳ năm 2020. Cũng trong báo cáo mới đây, Maersk dự đoán lợi nhuận ròng cả năm của tập đoàn có thể cao gấp đôi so với ước tính trước đó, đạt khoảng từ 9 - 11 tỉ USD. Hãng tàu OOCL cũng báo cáo tổng sản lượng đã tăng 23,8% so với cùng kỳ năm ngoái, doanh thu tăng đến 96% lên 3,02 tỉ USD. Doanh thu trung bình trên mỗi TEU của OOCL tăng 58,3% so với quý đầu tiên của năm ngoái. Hay hãng tàu Evergreen vừa có sự cố bị mắc cạn tại kênh đào Suer doanh thu quý 1 cũng tăng 35%, ước đạt 2,27 tỉ USD, lợi nhuận ròng 567,13 triệu USD, đảo ngược khoản lỗ ròng 24,24 triệu USD trong quý 1/2020.

Trước đó, một vài số liệu thống kê của cho thấy, lợi nhuận ròng của một số hãng tàu ngoại trong năm 2020 - năm thế giới xảy ra đại dịch - so với năm 2019 cũng tăng vọt. Cụ thể, hãng tàu CMA CGM tăng 354%, từ 878 triệu USD lên gần 3,104 tỉ USD; hãng COSCO tăng 221%, từ hơn 960 triệu USD lên 2,122 tỉ USD; hãng Hapag Lloyd tăng 162%, từ 811,4 triệu USD lên hơn 1,315 tỉ USD; hãng Maersk (có cộng khấu hao) tăng 148%, từ 4,436 tỉ USD lên 6,545 tỉ USD…

Ông Nguyễn Thắng, giám đốc công ty dịch vụ giao nhận tại Q.2,TP.HCM cho biết, trong danh sách 10 hãng tàu lớn nhất thế giới đều có tham gia vận chuyển hàng hóa đến và đi từ Việt Nam ra toàn cầu. Việc tăng giá khủng của cước, phí vận tải biển có quá nhiều doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu kêu ca rồi, nhưng trong hoàn cảnh cước cả thế giới đều tăng, doanh nghiệp không có lựa chọn nào ngoài việc chấp nhận giảm lợi nhuận và tăng giá bán. Tuy nhiên, có một thực tế là vai trò đại lý, công ty đại diện các hãng tàu ngoại tại Việt Nam chỉ biết làm thủ tục và thu hộ cho công ty mẹ. Câu trả lời luôn luôn là “giá từ công ty mẹ quyết, văn phòng tại Việt Nam không có quyền quyết định.

“Tình thế này mà còn tăng nữa thì nói thẳng là các hãng tàu “ăn dày” quá. Đúng là trong đại dịch khó khăn, thiếu container… cước tăng, nhưng việc lợi nhuận của họ thu được từ kinh doanh dịch vụ tăng vọt như vậy khiến đối tác thấy bị “ép” rõ ràng. Nền kinh tế toàn cầu đang có dấu hiệu các doanh nghiệp lớn, có khả năng chi phối thị trường “bắt tay” ngầm để tăng giá mà trong đó, cước phí vận tải biển thấy rõ nhất”, ông Thắng nói thẳng.

(Theo báo Thanh Niên)

Bạn đang đọc bài viết Các hãng vận tải container lại báo tăng phí tại chuyên mục Sản xuất của Hiệp hội VASEP
van tai container

TIN MỚI CẬP NHẬT

Hải quan và Biên phòng Hoa kỳ (CBP): Hướng dẫn thực thi thuế đối ứng từ 10/4/2025

 |  17:30 11/04/2025

Ngày 09/04/2025, Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ (CBP) ban hành bản tin CSMS # 64701128, hướng dẫn về thuế đối ứng theo Lệnh Hành pháp ngày 02/04/2025 (“Điều chỉnh nhập khẩu bằng thuế quan đối ứng để khắc phục thâm hụt thương mại hàng hóa lớn và kéo dài nhiều năm của Hoa Kỳ”). Quy định có hiệu lực từ 12:01 sáng giờ EDT ngày 10/04/2025.

Việt Nam tăng cường thâm nhập thị trường Halal Trung Đông

 |  08:45 11/04/2025

Việt Nam đang tích cực tìm kiếm cơ hội tiếp cận thị trường Halal toàn cầu với quy mô ước tính 4,5 nghìn tỷ USD năm 2030. Các chuyến thăm trong năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới một số quốc gia Trung Đông như UAE, Qatar và Ả Rập Xê-út cho thấy ưu tiên của Việt Nam trở thành nguồn cung cấp nông thủy sản Halal cho khu vực.

Tăng trưởng ấn tượng, mực – bạch tuộc Việt vẫn đối mặt rào cản kép từ Mỹ và EU

 |  08:43 11/04/2025

(vasep.com.vn) Tháng 2/2025, xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng tích cực, với mức tăng gấp đôi so với cùng kỳ, đạt gần 53 triệu USD. Con số này nâng tổng giá trị XK trong 2 tháng đầu năm 2025 lên hơn 105 triệu USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2024. Tuy nhiên, XK mực, bạch tuộc cũng đang đối mặt với thách thức lớn từ các quy định mới của Mỹ và EU, đặc biệt là Đạo luật Bảo vệ Động vật có vú ở Biển (MMPA).

Xuất khẩu tôm hùm sống, bột cá, mực của Hoa Kỳ bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi mức thuế 84% của Trung Quốc

 |  08:39 11/04/2025

(vasep.com.vn) Động thái của Trung Quốc vào thứ Tư (ngày 9/4) nhằm áp dụng mức thuế bổ sung 50% đối với Hoa Kỳ, nâng tổng mức thuế lên 84%, sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu tôm hùm sống, bột cá và mực nang/mực ống.

Trump kêu gọi đàm phán, tạm hoãn áp thuế – ngành thủy sản toàn cầu đảo lộn kế hoạch

 |  08:37 11/04/2025

(vasep.com.vn) Trump tạm hoãn áp thuế quan đối ứng 90 ngày để đàm phán với hơn 75 quốc gia, tạo “đòn bẩy tối đa” trong thương mại. Động thái này khiến các nước như Việt Nam, Thái Lan, Indonesia tạm yên tâm, trong khi Ecuador và Chile mất lợi thế thuế quan ngắn hạn trong xuất khẩu thủy sản.

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung leo thang và tác động đối với thủy sản Việt Nam

 |  08:33 11/04/2025

(vasep.com.vn) Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung leo thang với các mức thuế chưa từng có (Mỹ áp 125% cho hàng NK từ Trung Quốc, Trung Quốc trả đũa với mức thuế 84% cho hàng Mỹ) là cơ hội để Việt Nam củng cố vị thế tại Mỹ, nhưng cũng đặt ra thách thức lớn từ sự chuyển hướng của Trung Quốc. Ngành thủy sản Việt Nam cần hành động nhanh, linh hoạt và minh bạch để tận dụng “cửa sổ vàng” này, đồng thời cũng cần thận trọng để tránh bị cuốn vào vòng xoáy cạnh tranh tiêu cực.

Trump hạ mức thuế toàn cầu xuống 10%, tăng thuế của Trung Quốc lên 125%

 |  10:43 10/04/2025

(vasep.com.vn) Rạng sáng 10/4 (theo giờ Việt Nam), Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo tạm dừng kế hoạch áp thuế đối ứng trong 90 ngày với tất cả các đối tác thương mại không trả đũa Mỹ, trong khi mức thuế quan áp với Trung Quốc được nâng lên 125%.

Nhầm lẫn xung quanh thuế quan đối với phi lê chế biến tại châu Á sử dụng nguyên liệu thô của Hoa Kỳ

 |  08:58 10/04/2025

(vasep.com.vn) Hiện đang có nhiều nhầm lẫn trong ngành thủy sản Hoa Kỳ liên quan đến mức thuế quan áp dụng cho các sản phẩm phi lê được chế biến tại châu Á từ nguyên liệu thô có xuất xứ từ Hoa Kỳ. Một số doanh nghiệp cho rằng họ không phải chịu bất kỳ loại thuế nào, trong khi những người khác tin rằng toàn bộ lô hàng phải chịu mức thuế đầy đủ. Lại có những ý kiến khác cho rằng cách tính thuế phức tạp hơn, đòi hỏi phải có công thức tính toán chi tiết.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC