Sau khoảng thời gian chuyển tiếp 18 tháng, từ ngày 1/9/2017, cá tra nhập khẩu vào Mỹ sẽ tuân theo các quy định như các sản phẩm cá da trơn sản xuất tại Mỹ, và sẽ chịu sự giám sát nghiêm ngặt của Bộ nông nghiệp nước này.
Sản phẩm cá tra Việt Nam đang xuất khẩu sang 160 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, với giá trị xuất khẩu chiếm khoảng 1,6 - 1,7 tỷ USD/năm. Song, cá tra cũng chính là đối tượng chịu nhiều rào cản nhất trong số sản phẩm thủy sản xuất trên thế giới.
Nhiều rào cản thương mại
Từ năm 2003, Ủy ban Thương mại Mỹ đã ra phán quyết áp thuế chống bán phá giá lên sản phẩm cá tra Việt Nam, đến nay vẫn còn thực hiện. Thời gian gần đây, trước áp lực của Hội người nuôi cá nheo, chính quyền Mỹ một lần nữa dựng rào cản với cá tra Việt Nam bằng việc thiết lập chương trình giám sát đối với các loài cá thuộc bộ Siluriformes, trong đó có cá tra của Việt Nam, và chuyển sự giám sát từ Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) sang USDA.
Như vậy, các quy định về thanh tra cá tra sẽ tăng thêm và Việt Nam phải cung cấp các tài liệu để chứng minh hệ thống kiểm tra trong nước tương đương với Mỹ. Là một trong những thị trường nhập khẩu quan trọng nhất đối với cá tra, nên việc đáp ứng các yêu cầu mới của Mỹ là điều cần thiết.
Các yêu cầu này liên quan đến toàn bộ chuỗi cung ứng từ cá giống, trại sản xuất giống, trại nuôi, nhà máy chế biến đến các chương trình về chất lượng nước và dư lượng hóa chất.
Ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, hiện tại cá tra xuất khẩu sang Mỹ được kiểm soát bởi FDA. Nhưng kể từ 1/9, Ban Quản lý thực phẩm nông nghiệp an toàn và dịch vụ kiểm soát (FSIS) thuộc USDA sẽ kiểm tra tất cả các quy trình tạo ra sản phẩm cá tra, từ khâu con giống đến sản phẩm cuối cùng.
Để được tiếp tục xuất khẩu cá tra sang Mỹ, Việt Nam phải đưa ra một hệ thống những tiêu chuẩn được phía Mỹ xem xét là tương đương với phía Mỹ và căn cứ trên đó, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ làm theo.
Việt Nam có 45 nhà máy đủ điều kiện xuất khẩu vào Mỹ theo chương trình thanh tra cá da trơn, nhưng hiện chỉ có những doanh nghiệp có lợi thế về thuế chống bán phá giá thấp vẫn tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu cá tra sang Mỹ.
Theo thống kê sơ bộ của Hải quan Việt Nam, giá trị xuất khẩu cá tra 4 tháng đầu năm 2017 đạt 507,071 triệu USD. Trong đó, 3 thị trường lớn gồm: Trung Quốc đạt 101,396 triệu USD, tăng 56,2% so với cùng kỳ 2016; Mỹ đạt 84,532 triệu USD, giảm 25% so với cùng kỳ; Liên minh châu Âu (EU) đạt 65,170 triệu USD, giảm 23,8% so với cùng kỳ 2016.
Cạnh tranh không lành mạnh tại EU
Dù được khẳng định là một trong những ngành thủy sản được kiểm soát chặt chẽ nhất trên thế giới, Việt Nam sẵn sàng hợp tác toàn diện hơn để tiếp tục duy trì sản lượng cá tra xuất khẩu sang Mỹ.
Tuy nhiên, điều này lại xảy ra vào thời điểm cá tra tiếp tục bị cạnh tranh quyết liệt ở châu Âu (EU). Trong vài tháng gần đây, bộ phim tài liệu bôi xấu cá tra Việt Nam đã được phát sóng ở Tây Ban Nha...
Theo ông Mag. Karim Ben Romdhane, Nhà phân tích thủy sản và Chương trình phát triển cá WWF Áo, tại thị trường EU không chỉ cá tra Việt Nam, mà có nhiều sản phẩm cá thịt trắng đến từ các nước trên thế giới, khiến cá tra bị cạnh tranh gay gắt và liên tục bị bôi xấu.
Truyền thông bôi xấu chỉ xảy ra ở một số nước như Tây Ban Nha, có thể do cạnh tranh không lành mạnh của một số doanh nghiệp, hoặc có thể do Tây Ban Nha muốn bán một số sản phẩm của đất nước họ.
“Để cá tra tiêu thụ tốt tại thị trường EU, WWF Áo đã tổ chức những chuyến đi thăm thực địa tại những nhà nhập khẩu, giúp họ hiểu biết về nghề nuôi cá tra ở Việt Nam. Suốt 3 năm qua, chúng tôi luôn có mặt tại triển lãm toàn cầu về hải sản, và trưng bày tất cả thông tin về cá tra Việt Nam đến các nhà báo, blogger và đại diện nghề cá ở EU, nhằm giúp nhà nhập khẩu có thêm thông tin và có quyết định trong việc chọn lựa sản phẩm cá tra được cấp chứng chỉ này”, ông Mag. Karim Ben Romdhane chia sẻ.
Hiện hầu hết các công ty xuất khẩu cá tra đều phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm (ATTP) quốc tế. Trên thực tế, hệ thống quản lý chất lượng và quản lý ản toàn thực phẩm của họ không khác gì so với các đối tác EU và Mỹ. Điều này được xác nhận bằng nghiên cứu khoa học của một nhóm nghiên cứu từ Đại học Wageningen được công bố trên tạp chí “Reviews in Aquaculture” năm 2016.
(vasep.com.vn) Tháng 10/2024, XK tôm Việt Nam đạt 394 triệu USD, tăng 24%. Lũy kế 10 tháng đầu năm nay, XK tôm mang về 3,2 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái. XK sang tất cả các các thị trường tiêu thụ chính đều ghi nhận tăng trưởng 2 con số trong tháng 10 năm nay.
Trong 30 năm, cá tra Việt Nam đã có mặt ở 150 thị trường cùng nhiều loại cá thịt trắng khác nhờ vào nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra Việt Nam.
(vasep.com.vn) Xuất khẩu thủy sản nuôi trồng của Brazil đã đạt đến mức cao mới trong quý 3 năm 2024, với khối lượng xuất khẩu tăng 158% và giá trị tăng 174% so với cùng kỳ năm trước, đạt 4.031 tấn với giá trị 18,5 triệu USD.
(vasep.com.vn) Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Campuchia (MAFF) xác nhận rằng Cục Thủy sản (FA) và lực lượng đặc nhiệm đang tăng cường các biện pháp giải quyết tình trạng đánh bắt bất hợp pháp trên toàn quốc trong mùa cấm đánh bắt để bảo tồn nguồn lợi cá.
(vasep.com.vn) Một báo cáo mới từ Pew Charitable Trusts cho rằng cần có phương pháp tiếp cận đa loài trong quản lý nguồn cá để giải quyết tình trạng suy giảm nguồn cá ở Bắc Đại Tây Dương.
(vasep.com.vn) Nhập khẩu cá rô phi của Hoa Kỳ tiếp tục giảm trong tháng 9, với mức giảm đáng kể về khối lượng và giá, chủ yếu là đối với phi lê tươi.
(vasep.com.vn) Thông báo của Phái đoàn EU tại Senegal nêu rõ mối lo này xuất phát từ thiếu sót trong hệ thống giám sát đối với cả tàu cá trong nước và quốc tế hoạt động từ cảng Dakar.
(vasep.com.vn) Tổ chức Pew Charitable Trusts gần đây đã xuất bản một bài báo nêu bật phạm vi quốc tế của Trung tâm giám sát, kiểm soát và giám sát Khu bảo tồn biển Cocos của Costa Rica (MCCA). Trung tâm này, nơi bảo vệ Di sản thế giới của UNESCO, đi đầu trong cuộc chiến chống đánh bắt bất hợp pháp tại một trong những khu bảo tồn biển quan trọng nhất thế giới.
(vasep.com.vn) Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, XK cá ngừ của Việt Nam trong tháng 10 đạt gần 93 triệu USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2023. Tính luỹ kế 10 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch XK đạt hơn 821 triệu USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2023.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn