Cà Mau: Thả 6 triệu con giống tái tạo thủy sản xuống vùng rạn nhân tạo

Sản xuất 09:02 19/05/2023 Thu Hằng
Nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản trên vùng biển địa phương, thời gian qua tỉnh Cà Mau đã có nhiều hoạt động tái tạo nguồn lợi thủy sản như thả con giống, tạo chỗ trú ngụ để hàng trăm loại hải sản sinh sống.

Ngày 15/5, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) kết hợp nguồn xã hội hoá đã thả gần 6 triệu con giống xuống biển tại vùng rạn nhân tạo thuộc xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau.

Việc thả con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản là hoạt động thường niên của ngành nông nghiệp, nhằm đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao ý thức người dân trong việc bảo vệ, khai thác nguồn lợi thủy sản, tránh tình trạng đánh bắt tận diệt dẫn đến cạn kiệt nguồn thủy sản ven biển. Đồng thời, từng bước tái tạo nguồn thủy sản có nguy cơ bị đe dọa, tuyệt chủng.

Thả con giống, tạo chỗ trú ngụ nhân tạo cho tôm cá là hoạt động thường xuyên của Cà Mau trong nỗ lực tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Đợt thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản lần này Cà Mau chọn các con giống có chất lượng, khỏe mạnh và có điều kiện sống phù hợp với vùng biển như: tôm sú, cá hồng mỹ, cua, cá chẻm, cá mú, cá hồng bạc…

Chỉ tính riêng từ đầu năm 2023 đến nay, Cà Mau đã thả nhiều đợt giống tôm cá xuống sông và khu vực biển để tái tạo nguồn lợi thủy hải sản. Tổng kinh phí thực hiện cho chương trình thả giống và tái tạo nguồn lợi thủy hải sản lên đến hơn 900 triệu đồng.  Cùng với hoạt động thả tôm giống về môi trường thiên nhiên, ngành nông nghiệp Cà Mau cũng tổ chức tuyên truyền, kêu gọi người dân bảo vệ môi trường.

Cùng với các hoạt động thả giống về môi trường tự nhiên, các ngành chức năng cũng đã thả 900 khối rạn bê tông xuống biển trong phạm vi chu vi hơn 5,6km ngoài khơi thuộc vùng biển Cà Mau nhằm tạo ra nơi trú ẩn cho gần 100 loài tôm cá. Ớ các khu vực này, các ghe tàu đánh bắt thủy sản không thể tiếp cận nên đã khiến hệ sinh thái biển tự nhiên nơi đây phát triển, tạo điều kiện cho nhiều nguồn lợi thủy sản được tái tạo và duy trì phát triển.

Trong nỗ lực gỡ thẻ vàng IUU, tỉnh Cà Mau đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, các xã triển khai thực hiện các biện pháp siết chặt công tác quản lý nhà nước nhằm ngăn chặn có hiệu quả việc sử dụng các ngư cụ khai thác, xung điện bắt một cách huỷ diệt làm ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản.

Song song với hoạt động thả giống về môi trường thiên nhiên, ngành nông nghiệp Cà Mau còn đẩy mạnh tuyên truyền, kêu gọi người dân bảo vệ hệ sinh thái, phát triển nghề khai thác thủy sản hiệu quả và bền vững.

Ông Nguyễn Hữu Trọng, một người dân ở xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau cho biết: “Là một ngư dân, giữ rạn tái tạo nguồn lợi thủy sản là trách nhiệm của mỗi ngư dân. Phải có trách nhiệm gìn giữ, bảo tồn không đánh bắt gần rạn nhân tạo để có nguồn thủy sản lâu dài cho ngư dân”

Ông Châu Công Bằng, Phó giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau cho biết: “Việc thả hàng triệu con giống về vùng biển tự nhiên là hoạt động thường xuyên của ngành NN&PTNT nhiều năm qua nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản lâu dài trên vùng biển Cà Mau. Sắp tới, tỉnh sẽ còn tiếp tục duy trì và phát triển thêm từ nhiều nguồn xã hội hóa.”

Theo Kinh tế Đô Thị

tha 6 trieu con giong tai tao thuy san xuong vung ran nhan tao

TIN MỚI CẬP NHẬT

Nghị định 37/2024 và Nghị định 38/2024 sắp có hiệu lực - nhiều nội dung doanh nghiệp cần quan tâm

 |  16:30 17/05/2024

(vasep.com.vn) Ngày 13/5/2024, Hiệp hội VASEP đã gửi công văn số công văn số 54/CV-VASEP tới Bộ trưởng Bộ NN & PTNT Lê Minh Hoan, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến và các đơn vị liên quan thuộc Bộ để báo cáo, kiến nghị một số bất cập tại Nghị định số 37/2024/NĐ-CP và Nghị định số 38/2024/NĐ-CP của Chính phủ – là 2 Nghị định quan trọng, được Hiệp hội và cộng đồng DN đặc biệt quan tâm.

Nga muốn thúc đẩy xuất khẩu thủy sản sang châu Á

 |  09:28 17/05/2024

(vasep.com.vn) Nga muốn mở rộng địa bàn xuất khẩu và tích cực bán hải sản sang các nước ở Đông Âu, Châu Phi, Đông Nam Á và Nam Mỹ.  Hiệp hội ngư dân Nga (VARPE) yêu cầu Rosselkhoznadzor đẩy nhanh công việc phát triển xuất khẩu thủy hải sản của Nga sang các thị trường Ấn Độ, Chile, Peru, Malaysia, Argentina, Việt Nam, Brazil, Indonesia, Ả Rập Saudi và Oman.

Hàn Quốc giảm nhập khẩu cá minh thái trong tháng 4/2024

 |  08:44 17/05/2024

(vasep.com.vn) Theo số liệu tính đến tháng 4/2024, tổng lượng nhập khẩu sản phẩm thủy sản của Hàn Quốc đạt 318.1955 tấn, giảm 13,9% so với cùng kỳ năm ngoái (370.237 tấn). Giá trị nhập khẩu tính đến tháng 4 năm 2024 là 1.318,04 triệu USD, bằng giá trị nhập khẩu cùng kỳ năm 2023. So với con số 1.731,08 triệu USD, giá trị nhập khẩu đã giảm 23,9%.

Đạm từ nấm giúp tôm nuôi tăng trưởng nhanh hơn

 |  08:40 17/05/2024

(vasep.com.vn) Một nghiên cứu được thực hiện bởi công ty khởi nghiệp công nghệ sinh học Enifer của Phần Lan, phối hợp với AquaBioTech Group, tiết lộ rằng tôm được nuôi bằng protein từ nấm có tốc độ tăng trưởng nhanh và sức khỏe được cải thiện.

Nhu cầu cá tra của Brazil tăng vọt

 |  08:37 17/05/2024

(vasep.com.vn) Nhập khẩu thủy sản nuôi trồng của Brazil tăng 27% về khối lượng và 13% về giá trị lên 46.441 tấn trị giá 288,5 triệu USD trong quý I/2024. Cá tra là loài NK nhiều thứ 2 của Brazil với khối lượng và giá trị tăng vọt trong QI/2024, theo đó tổng lượng nhập khẩu đạt 14.935 tấn, trị giá 41,2 triệu USD, tăng lần lượt 83% và 61% so với Q/2023.

Ecuador xâm nhập vào thị trường châu Á sau khi FTA với Trung Quốc có hiệu lực

 |  08:44 16/05/2024

(vasep.com.vn) Ngày 1/5, Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) giữa Ecuador và Trung Quốc đã có hiệu lực.

Brazil: Xuất khẩu phi lê cá rô phi tăng mạnh

 |  08:41 16/05/2024

(vasep.com.vn) Trong quý I/2024, xuất khẩu thủy sản của Brazil đạt 2.085 tấn, trị giá 8,73 triệu USD, tăng 20% về khối lượng và 48% về giá trị so với cùng kỳ. Trong đó, giá của mặt hàng fillet cá rô phi Brazil tăng đáng kể trong những tháng gần đây đã đẩy doanh thu xuất khẩu thủy sản nước này tăng mạnh trong quý I/2024.

Tại sao tôm Việt Nam lại thất thế cạnh tranh hơn tôm Ecuador

 |  08:30 16/05/2024

Trên thị trường thế giới, ngành công nghiệp tôm đang trải qua một cuộc cạnh tranh đầy khốc liệt, và trong số đó, tôm Việt Nam đang phải đối mặt với một thách thức mới từ đối thủ mạnh mẽ: tôm Ecuador. Trong những năm gần đây, tôm Ecuador đã nổi lên như một hiện tượng, thu hút sự chú ý của các nhà nhập khẩu và người tiêu dùng trên toàn cầu.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC