Bùi Sỹ Lợi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội: Làm thêm giờ và tăng tuổi hưu là còn tranh cãi nhất

Tiêu điểm 15:33 25/10/2019
Bộ Luật Lao động được sửa đổi có lý do rất quan trọng là đáp ứng các tiêu chuẩn, các cam kết lao động trong các công ước đã ký hay sắp ký của Tổ chức Lao động Quốc tế cũng như các hiệp ước quốc tế.

Dự thảo đến nay còn 17 chương, 220 điều, hiện nay còn 7 nội dung còn ý kiến khác nhau, trong đó có tập trung chính vào 2 nội dung làm thêm giờ và tăng tuổi nghỉ hưu.

Thứ nhất là làm thêm giờ. Làm thêm giờ là yêu cầu tất yếu và cũng là nguyện vọng chính đáng của người lao động. Hiện nay có hai phương án về làm thêm giờ, thứ nhất là không tăng giờ làm, giữ nguyên như hiện nay; hai là tăng giờ làm thêm ở một số ngành nghề.

Thực chất tôi và nhiều người khác làm cả thứ 7, Chủ nhật nhưng không được tính vào giờ làm thêm. Điều 25 của Hiến pháp quy định, người lao động có quyền được làm việc, tại sao lại cấm quyền được làm thêm của họ.

Tuy nhiên, mở rộng giờ làm thêm chưa được hiểu đúng. Làm gì có chuyện tăng thêm 100 giờ cho tất cả các ngành nghề, tất cả doanh nghiệp! Thực chất là chỉ 5,6 ngành như dệt may, da giày, thủy sản, điện tử…. Thông tin không được rõ ràng nên tạo cách hiểu không đúng trong nhân dân, tạo áp lực dư luận xã hội.

Quan điểm của tôi là quy định 100 giờ làm thêm cho 5, 6 ngành đó rất quan trọng. Một đất nước có năng suất lao động chưa cao, tiền lương tăng cao hơn mức tăng năng suất lao động, và lại làm việc ít giờ thì không thể phát triển được.

Vấn đề thứ hai là tăng tuổi nghỉ hưu. Về cơ bản khu vực hành chính không tăng tuổi hưu, áp dụng nam 62, nữ 60 theo lộ trình nam 8 năm, nữ 15 năm. Tuổi hưu ở khu vực lao động nặng nhọc, nguy hiểm, suy giảm năng lực thì giảm 5 năm, thậm chí ở những lĩnh vực đặc biệt như ngành than thì tuổi hưu có thể giảm tiếp 5 năm nữa.

Về vấn đề này, chúng ta không nâng không được. Đã đến lúc Việt Nam bắt đầu bước vào thời kỳ già hóa dân số và thiếu lao động. Năm 2018, chỉ còn 400.000 lao động tăng thêm, trước đây là 2,1 triệu người.

Quan điểm là phải đi trước đón đầu tình trạng già hóa dân số. Luật ghi rõ chỉ tăng tuổi nghỉ hưu cho những nghề nghiệp bình thường và không giữ vị trí lãnh đạo quá 2 nhiệm kỳ. Làm lãnh đaọ là có lợi ích nên người ta thích ở lại, chứ khi không được làm lãnh đạo thì ít người muốn ở lại làm. Chỉ có 350.000 công chức và một số viên chức ở một số ngành thôi chịu tác động.

Những ngành độc hại, nguy hiểm thì không tăng tuổi nghỉ hưu và vẫn như quy định hiện nay. Vấn đề là do truyền thông nói không rõ nên người ta cứ tưởng là tăng tuổi nghỉ hưu cho tất cả các đối tượng.

Sửa đổi Luật là cần thiết và đến nay, về cơ bản dự thảo không có điều nào trái với công ước quốc tế đã ký và cả 2 công ước 87 và 105 chưa ký của ILO.

Luật là luật nhưng theo tôi, xã hội chúng ta cần phấn đấu sao cho chủ và thợ gắn bó với nhau. Tôi vẫn nói, công đoàn phải học hỏi Nhật Bản và Hàn Quốc, là khi doanh nghiệp phá sản thì người lao động thậm chí bán nhà để góp cho ông chủ vực dậy doanh nghiệp.

Không có chủ sử dụng lao động thì không có người lao động, nhưng không có người lao động doanh nghiệp cũng không có. Điều quan trọng nhất là phải cân bằng lợi ích của hai bên.

Cả người dân và xã hôi ghi nhận, các doanh nhân, kể cả người Việt Nam và người nước ngoài, luôn coi người lao động như người thân ruột thịt của mình và chăm lo cho người lao động ở mức cao nhất. Tất nhiên, có một vài doanh nghiệp có lợi dụng người lao động.

Từ khi Luật Bảo hiểm xã hội có hiệu lực từ 2016 đến nay, ước tính có 2,7 triệu người lao động thôi việc một lần để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần, trong đó 55% là nữ. Trong số lao động nữ đó, 94% về một lần khi làm việc được từ 1-10 năm, bao gồm 84% làm dưới 1 năm.

Điều đó có nghĩa, người lao động đóng bảo hiểm 1 năm rồi làm đơn chấm dứt hợp đồng lao động, hưởng thêm 2 tháng lương trợ cấp 1 lần từ cơ quan bảo hiểm xã hội. Pháp luật quy định làm từ 1 năm trở lên mà nghỉ 1 lần thì được hưởng thêm 2 tháng lương (thất nghiệp), thế là người lao động bỏ doanh nghiệp để chuyển sang doanh nghiệp khác mà vẫn được thêm thêm 2 tháng lương (từ bảo hiểm xã hội).

Đó là trục lợi cá nhân. Tổ chức Công đoàn lẽ ra phải “giáo dục” cho người lao động vấn đề này, thay vì cứ kêu ca bất bình đẳng. Chúng ta thấy người lao động như vậy có tốt không? Công đoàn phải hiểu việc này; công đoàn là tổ chức chính trị xã hội quan trọng của đất nước tại sao lại để thế này?!

(Theo Lan Anh - Tuần Việt Nam)

TIN MỚI CẬP NHẬT

Kibun Foods (Nhật Bản) sáp nhập công ty con, tăng cường hoạt động trong nước

 |  08:44 27/11/2024

(vasep.com.vn) Kibun Foods, nhà sản xuất các sản phẩm từ surimi lớn nhất thế giới tính theo doanh thu, công bố rằng họ sẽ sáp nhập hai công ty con vào hoạt động cốt lõi của mình như một phần của chiến lược rộng lớn hơn nhằm hợp lý hóa hoạt động kinh doanh trong nước.

Giá cá tuyết H&G tăng kỷ lục, nhà NK Trung Quốc lo lắng

 |  08:42 27/11/2024

(vasep.com.vn) Giá cá tuyết cod Đại Tây Dương và cá tuyết chấm đen (haddock) đông lạnh bỏ đầu và ruột (H&G) liên tục ở mức cao đang khiến người mua và các nhà chế biến Trung Quốc lo lắng.

Cơ hội mới giữa những thách thức của xuất khẩu cá tra Việt Nam

 |  08:40 27/11/2024

(vasep.com.vn) Mặc dù ngành cá tra chiếm thị phần lớn nhất thế giới về kim ngạch XK và đứng trước các cơ hội thâm nhập thị trường mới, tuy nhiên vẫn tồn tại những thách thức làm giảm tốc độ bứt phá của toàn ngành.

Phụ phẩm ngành tôm có thể mang về cả tỷ USD

 |  08:37 27/11/2024

Tận dụng phụ phẩm trong ngành tôm mở ra cơ hội giúp doanh nghiệp thu về hàng tỷ USD.

Xuất khẩu cá tra ở ĐBSCL: Triển vọng và thách thức

 |  08:34 27/11/2024

Bà Tô Thị Tường Lan, Phó tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) dự báo kim ngạch xuất khẩu cá tra năm 2024 có thể đạt mục tiêu 2 tỉ USD, song ngành này vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức trong năm tới.

Những vấn đề quan tâm xoay quanh con tôm

 |  14:12 26/11/2024

Tình hình này, tôm nguyên liệu sẽ còn thiếu hụt đến hết quý 1 năm sau. Trong khoảng thời gian này, các DN chế biến đứng trước thách thức lớn, bởi phải mua tôm nguyên liệu giá cao nhưng giá tôm thành phẩm tiêu thụ phải cạnh tranh gay gắt với tôm giá rẻ hơn từ nhiều nước, dẫn đến giảm sụt hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Các nhà chế biến tôm Ấn Độ chuyển hướng sang thị trường Trung Quốc

 |  08:48 26/11/2024

(vasep.com.vn) Các nhà chế biến tôm Ấn Độ đang đầu tư vào các cơ sở mới và nâng cấp công nghệ bất chấp áp lực từ sự cạnh tranh của Ecuador và nhu cầu yếu ở các thị trường truyền thống.

NOAA công bố Kế hoạch hành động nhằm tăng cường Chương trình SIMP

 |  08:44 26/11/2024

(vasep.com.vn) Sau khi thu thập phản hồi từ hơn 7.000 bên liên quan, Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) đã xây dựng một kế hoạch hành động tập trung vào việc chống lại hoạt động đánh bắt bất hợp pháp và tăng cường khả năng truy xuất nguồn gốc hải sản.

Công văn của Cục Thủy sản về cấp SC/CC: Không yêu cầu DN phải nộp thêm các hồ sơ không có trong quy định hiện hành

 |  16:57 25/11/2024

(vasep.com.vn) Ngày 25/11/2024, Cục Thuỷ sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đã có Công văn 2437/TS-KTTS về việc tổ chức thực hiện cấp giấy SC, giấy CC.

Nghị quyết 128/NQ-CP: Xử lý các "điểm nghẽn"về pháp luật để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh

 |  16:53 25/11/2024

(vasep.com.vn) Ngày 12/11/2024, Chính phủ ban hành Nghị quyết 218/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC